Sunday 30 March 2014

ASEAN vô tích sự

''Ông Lê Lương Minh, người đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký ASEAN từ năm ngoái, chẳng làm được gì hơn là gây thất vọng, bởi vì từ rất nhiều góc độ, ông đã bộc lộ rõ những bất cập của ASEAN hiện nay... Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar ít có quan chức nào có khả năng tham gia đầy đủ vào các cuộc hội nghị tổ chức bằng tiếng Anh. Nước khá nhất trong số này, Việt Nam, dùng tiền ngân sách để đào tạo ra một thế hệ các nhà ngoại giao như ông Minh'' (trích bài viết trên một tờ báo trong khu vực).

Căn cứ vào quy mô dân số, ASEAN là một khu vực lớn và có khả năng gây ảnh hưởng trên thế giới. Chẳng hạn, Indonesia với 237 triệu người, đang đứng thứ tư thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Philippines khoảng 100 triệu, Việt Nam 92 triệu, cũng là hạng cao (12 và 14). Nhìn tổng thể, hơn 600 triệu dân ASEAN chiếm 8,8% dân số toàn cầu. Tỷ lệ này không cao, nhưng so với các khu vực khác là đáng kể. (Để bạn so sánh: Trung Quốc, với 1,3 tỷ người, chiếm khoảng 20-25% dân số cả hành tinh).

Nếu ASEAN ''nhất thể hóa'' để trở thành một nền kinh tế thì đó sẽ là nền kinh tế lớn thứ 8.

Phần lớn các nước ASEAN nằm trong hoặc tiếp giáp với Biển Đông, một khu vực có tầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị, địa chiến lược. Ví dụ, mỗi năm, một phần ba lượng dầu thô và hơn một nửa lượng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được vận chuyển qua nơi đây.

Dù vậy, khối ASEAN chưa bao giờ thể hiện được vai trò, sức mạnh nào đáng kể trong các vấn đề quốc tế, thậm chí kể cả vấn đề của chính khu vực. Dưới đây là bài viết của Maria A. Ressa, nhà báo, nhà phân tích người Philippines, nhận xét về Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh và sự yếu kém về lãnh đạo của tổ chức này. Bài viết được thực hiện tại Canberra, đăng ngày 24/3/2014 trên trang mạng Rappler.com (Philippines).

Lượng dầu thô chuyên chở qua Biển Đông mỗi năm.
Nguồn: U.S. Energy Information Administration

Lượng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) vận chuyển qua Biển Đông mỗi năm. 
Nguồn: U.S. Energy Administration 

ASEAN: LÃNH ĐẠO KÉM?

- Maria A. Ressa - 

Thủ đô Canberra của Úc. Một hội trường kín người – những cử tọa ham hiểu biết, dịu dàng một cách đáng ngạc nhiên, ở Đại học Quốc gia Australia. Họ đang tìm một lý do để có thể thấy phấn khởi về Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), một tổ chức 10 thành viên với dân số hơn 630 triệu, là đối tác thương mại lớn thứ hai của Úc.

Tuy nhiên, nhà ngoại giao chuyên nghiệp của Việt Nam, ông Lê Lương Minh, người đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký ASEAN từ năm ngoái, chẳng làm được gì hơn là gây thất vọng, bởi vì từ rất nhiều góc độ, ông đã bộc lộ rõ những bất cập của ASEAN hiện nay.

Tổng Thư ký ASEAN mở đầu bằng một bài diễn văn hầu như không làm người đọc thấy hứng thú. Ông tập trung nói về 6 cột trụ của ASEAN kể từ khi Hiệp hội được thành lập (năm 1967) và dự án đầy tham vọng của nó – tạo ra một liên kết kinh tế khu vực, gọi là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), dự kiến hình thành trước thời điểm tháng 12/2015.

Có ai đó hỏi ông Minh về căng thẳng giữa Úc và Indonesia – nước thành viên lớn nhất ASEAN – về vấn đề người tị nạn và về vụ Úc bị cáo buộc nghe lén điện thoại của Indonesia, theo như tài liệu rò rỉ từ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).

''Tôi hy vọng các vấn đề song phương này có thể được giải quyết một cách thân ái'' – ông Lê Lương Minh cho biết. ''Chúng tôi chưa thấy mối quan hệ song phương đó có ảnh hưởng tiêu cực nào đối với quan hệ đối tác ASEAN-Australia''.

Về vấn đề gây tranh cãi nhất của ASEAN, là xung đột giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia ASEAN trên Biển Đông, ông Minh nói: ''ASEAN giữ quan điểm cho rằng việc này cần được giải quyết, nhưng chỉ có thể được giải quyết, và chỉ nên được giải quyết, giữa các bên có liên quan''.

(Bài phát biểu của) Ông Minh an toàn, chán ngắt và quan liêu. Những người trong cuộc nói rằng đó là chuyện may rủi, khi mà chiếc ghế lãnh đạo luân phiên của ASEAN chuyển từ một chính trị gia như cựu Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surin Pitsuwan – người có khả năng thu hút sự quan tâm của bên ngoài – sang một công chức sắp xếp ngôi nhà ASEAN cho trật tự như ông Minh – nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam. Từ năm 2004 đến năm 2011, ông Minh là Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.

Thật không may, ông lại cũng là nhà lãnh đạo ít có khả năng làm lợi cho ASEAN nhất.

Thời năng động

Thế mà bây giờ lại đang là một thời kỳ thú vị và năng động, khi một ASEAN tự do, nhất thể hóa có thể làm đầu tư gia tăng đáng kể. Cũng có cơ hội để cho ASEAN thể hiện năng lực lãnh đạo vốn rất cần thiết vào cái thời quyền lực địa chính trị đang thay đổi như thế này.

ASEAN đang ở thời điểm bước ngoặt. Nó được hình thành vào giai đoạn Mỹ đang thống trị toàn cầu, nhưng nay thời thế đã khác, với quyền lực kinh tế chuyển về Trung Quốc. Thay vì giữ một vai trò dẫn đạo, ASEAN có nguy cơ trở thành chiến trường cho một cuộc chiến tranh ủy nhiệm. (1)

Các quốc gia như Philippines, Malaysia và Indonesia đều không chuẩn bị tinh thần cho xung đột trực diện với Trung Quốc, thậm chí không sẵn sàng cả cho việc đàm phán với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Nhiều nước ASEAN quay qua Mỹ để tìm sự hỗ trợ về quốc phòng. Cùng lúc đó, các nước nghèo hơn ở ASEAN như Campuchia, Lào và Myanmar, đều đã trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc đến mức các nhà phân tích gọi họ là các ''nhà nước khách hàng của Bắc Kinh''.

Điều đó mở ra một cơ hội cho Úc – đối tác đàm phán đầu tiên của ASEAN.

''ASEAN có một vị trí đặc thù trong ngoại giao của Australia, và đó là một vị thế tích cực'' – Thượng nghị sĩ Brett Mason, Quốc vụ khanh phụ trách ngoại giao Australia, nói. Ông thừa nhận, cấu trúc quyền lực của thế giới toàn cầu hóa đang thay đổi, và Australia đang chuyển hướng chú ý sang châu Á. ''Là một diễn đàn, ASEAN lẽ ra đã có thể được tận dụng một cách sáng tạo hơn và đầy đủ hơn. Nhưng tôi không nghĩ là nó (đến mức) chẳng có hiệu quả gì''.

Tôi đã viết về ASEAN từ năm 1987. Vào cuối những năm 1990, tôi đã có mặt khi Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar được gia nhập hiệp hội này, tạo ra một tổ chức ba thứ bậc, bởi vì mấy quốc gia đó tụt hậu rất xa so với các thành viên ban đầu của ASEAN gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, và hai quốc gia còn thịnh vượng hơn thế nữa, là Brunei và Singapore. 

Như nhiều người châu Á khác, tôi đã từng hy vọng đối thoại xây dựng sẽ là một cách khác để thúc đẩy cải cách, và nó hiệu quả hơn cách đối đầu của phương Tây. Nhưng nhiều thập kỷ trôi qua, đối thoại xây dựng vẫn cứ là cái lý lẽ biện hộ cho sự yếu kém của ASEAN.

Cải cách ở Myanmar – trọng tâm của đối thoại xây dựng – đã được thúc đẩy nhờ những nỗ lực từ bên trong chứ hầu như chẳng có sự giúp đỡ nào từ ASEAN. 

Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 – bắt đầu từ Thái Lan rồi lan sang Indonesia – các nước đã tìm đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chứ không phải ASEAN. 

Cũng năm đó, khi khói bụi do cháy rừng ở Indonesia tràn ngập các đô thị Malaysia và Singapore, ASEAN lại chứng tỏ là họ không có khả năng hợp tác cùng nhau để ngăn chặn sự cố xảy ra gần như thường niên đó, và sự cố ấy cho đến nay vẫn là nỗi ám ảnh đối với khu vực. 

Năm 1999, ASEAN bị chỉ trích vì đã không buộc được Indonesia phải chịu trách nhiệm về chính sách tàn phá Đông Timor. Khi đó, vai trò lãnh đạo rơi vào tay Australia, họ đã làm nhiệm vụ dẫn đầu INTERFET, lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ngoài Liên Hợp Quốc. 

Cuối những năm 2000, dưới sức ép từ một số nước thành viên, ASEAN xây dựng một cơ chế nhân quyền (2). Cơ quan này đã gần như hoàn toàn im lặng trước tình hình vi phạm nhân quyền ngay trong ASEAN, chẳng hạn như tại Việt Nam hay tình cảnh người thiểu số Rohingyas ở Myanmar.

Nguồn ảnh: Sống Mới (songmoi.vn)

Rạn nứt về vấn đề Trung Quốc

Mối quan hệ với Trung Quốc càng cho thấy rõ ràng những rạn nứt bên trong ASEAN. Tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 7/2012 tại Campuchia, mâu thuẫn nổ ra công khai. Lần đầu tiên trong lịch sử, các vị bộ trưởng ngoại giao không thống nhất được với nhau về một tuyên bố chung. Quan chức Philippines rời hội nghị. Các nước ASEAN khác chỉ trích chủ nhà Campuchia chống lại lợi ích ASEAN mà bênh vực Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia. Hai tháng sau, Campuchia tuyên bố nhận thêm viện trợ 500 triệu USD từ Trung Quốc.

Quốc gia lớn nhất kiêm thành viên sáng lập ASEAN là Indonesia cố gắng dùng ngoại giao con thoi để vận động cho một thỏa thuận chấp nhận được. Trong khi đó, ASEAN một lần nữa thể hiện sự yếu kém về năng lực lãnh đạo.

Tuy thế, giới chức Australia có vẻ vẫn lạc quan.

Ngày 19/3, Ngoại trưởng Úc tiếp Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh nhân dịp kỷ niệm quan hệ đối tác 40 năm, mối quan hệ mà theo bà, hiện đang đặt ưu tiên vào thương mại, đầu tư, an ninh khu vực, giáo dục.

''Bang giao giữa các chính phủ trên phương diện kinh tế, tài chính thật sự thân thiết hơn nhiều so với cách đây một thập kỷ'' – một quan chức ngoại giao cấp cao nói với tôi. ''10 năm qua, việc xây dựng quan hệ ở cấp độ thấp hơn chính trị, thấp hơn mức quan hệ chính thức cao cấp, đã giúp cho mối bang giao của chúng ta chín chắn hơn bất kỳ lúc nào trước đây''.

Vấn đề nằm ở hai lĩnh vực: Thứ nhất, ASEAN ra quyết định trên cơ sở đồng thuận, là điều rất khó đạt được trong thế giới biến đổi quá nhanh ngày nay và trong một tổ chức có chênh lệch rất lớn về phát triển, từ Singapore tới Lào; thứ hai, khoảng cách đó dẫn đến những khác biệt về kinh nghiệm và phong cách lãnh đạo.

Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar ít có quan chức nào có khả năng tham gia đầy đủ vào các cuộc hội nghị tổ chức bằng tiếng Anh. Nước khá nhất trong số này, Việt Nam, dùng tiền ngân sách để đào tạo ra một thế hệ các nhà ngoại giao như ông Minh.

Đồng thuận không đủ

Dù vậy, các kỹ năng cần thiết để đạt được sự đồng thuân cũng không đủ để tạo niềm tin theo cách của ASEAN, và các quan chức lãnh đạo cấp cao của ASEAN – trừ một số rất ít ngoại lệ – đều không có được sự thu hút hay vị thế để tổ chức những cuộc họp cần thiết với nguyên thủ các quốc gia khác.

Để xúc tiến có hiệu quả một nghị trình đầy tham vọng là thiết lập thị trường chung, ASEAN phải đi nhanh hơn, và lãnh đạo của nó phải nắm vai trò dẫn đầu – không chỉ trong ASEAN mà còn giữa các đối tác đối thoại và giới đầu tư tiềm năng.

''Mặc dù có rất nhiều lời chỉ trích về ASEAN, xét trên phương diện năng lực lãnh đạo, nhưng ASEAN là tất cả những gì chúng ta phải hợp tác cùng'' – Tiến sĩ Sally Wood, Đại học Deakin – nhận định. ''Tôi không biết liệu ASEAN có bao giờ thật sự nghĩ rằng họ có thể đạt được mức độ tập trung hóa đó. Có quá nhiều lợi ích quốc gia mâu thuẫn trong khu vực, cho nên cực kỳ khó để ASEAN có chung một tiếng nói''.

Tổng Thư ký Lê Lương Minh đang cố gắng hoàn thành một đơn đặt hàng khó khăn, và những người trong cuộc cho rằng với kinh nghiệm của mình, ông Minh đang góp phần xây dựng tổ chức từ trong hậu trường. Tại Đại học Quốc gia Australia, ông Minh phát biểu, ông lạc quan nhận thấy hội nhập kinh tế ASEAN – hứa hẹn tạo ra một thị trường chung và một khu vực có tính cạnh tranh cao – sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch vào tháng 12/2015.

''ASEAN đã thực hiện khoảng 80% các giải pháp'' – ông nói với cử tọa ở Đại học Quốc gia Australia.

Không phải ai cũng tán thành.

''Chúng ta phải thực tế. Tôi không thể nghĩ điều đó sẽ diễn ra'' – Giáo sư Andrew Walker, quyền Hiệu trưởng Đại học Châu Á Thái Bình Dương, trực thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho biết.

''Ít có khả năng AEC 2015 sẽ thành hiện thực'' – TS. Wood nói thêm. ''Có lẽ điều đó không quan trọng, mà quan trọng là ASEAN đang phấn đấu thực hiện mục tiêu ấy''.

---------------


(1) Nguyên văn: low-intensity proxy battlefield, nghĩa là chiến trường cho một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với cường độ thấp, quy mô nhỏ hơn chiến tranh thông thường.

(2) Năm 2008, Hiến chương ASEAN có hiệu lực. Điều 14 Hiến chương xác định ASEAN sẽ thành lập một cơ quan nhân quyền. Năm 2009, ASEAN thành lập Ủy ban Liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR).

The failure of ASEAN leadership?


CANBERRA, Australia – It was a packed auditorium – a surprisingly gentle and curious audience at the Australian National University (ANU) looking for reasons to be excited about the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), a 10-member grouping of more than 630 million people that represents Australia’s 2nd largest trading partner.

Yet, Vietnamese career diplomat Le Luong Minh, who took over the leadership of ASEAN last year, couldn’t help but disappoint them because in many ways he represents much of what’s wrong with ASEAN today.

ASEAN Secretary-General Minh opened with a speech that did little to excite the audience. He focused on ASEAN’s 6 pillars when it was formed in 1967 and its most ambitious project since then – creating one regional economic grouping, the ASEAN Economic Community (AEC) slated to come together by December 2015.

Someone asked about tensions between Australia and Indonesia, ASEAN’s largest member, over asylum seekers and recent wiretapping charges from NSA classified documents.

“I hope these bilateral issues can be resolved amicably,” said ASEAN’s leader. “We have not seen any negative impact of that bilateral relationship on the ASEAN-Australian partnership.”

On ASEAN’s most contentious issue – the conflict between China and many ASEAN member countries in the South China Sea, Minh said, “ASEAN is of the view that it needs to be resolved, but it can only be resolved, and it should only be resolved, between the parties concerned.”

Minh was safe, uninspiring and bureaucratic. ASEAN insiders say it’s the luck of the draw, and that the rotating head of ASEAN moves from a politician like former Thai Foreign Minister Surin Pitsuwan, who can inspire outside interest, to a bureaucrat who can set the ASEAN house in order like Minh, who was Vietnam's Deputy Minister for Foreign Affairs. From 2004-2011, Minh was Vietnam’s Permanent Representative to the United Nations.

Unfortunately, he's also ASEAN's least likely salesman.

Dynamic time

Yet, it’s an exciting and dynamic time when a single, liberalized ASEAN could boost investments significantly. There’s also an opportunity for ASEAN to provide much needed leadership at a time of shifting geo-political power.

ASEAN is at a crossroads. Created at a time of global dominance by the United States, times have changed – with economic power shifting to China. Instead of taking leadership, ASEAN is in danger of becoming a low-intensity proxy battlefield.

Nations like the Philippines, Malaysia and Indonesia are unprepared for open conflict with China or even for negotiating with China over the South China Sea. Many ASEAN nations turn to the United States for defense support. At the same time, ASEAN’s poorer nations, Cambodia, Laos and Myanmar, have become so dependent on China that analysts call them “client states of Beijing.”

This leaves an opening for Australia, ASEAN’s 1st dialogue partner.

“ASEAN does have an identity in Australian diplomacy, and it’s a positive one,” said Senator Brett Mason, the Parliament Secretary to the Minister for Foreign Affairs, who acknowledged the changing global power structures and Australia’s shifting focus to Asia. “It’s a forum that could be used more creatively and more fully, but I don’t think it’s ineffective.”

I’ve been reporting on ASEAN since 1987. I was there in the late 1990s when Cambodia, Laos, Vietnam and Myanmar were admitted in the grouping, creating a three-tiered system because these economies lagged far behind original members Indonesia, Thailand, Malaysia, the Philippines and even more affluent Brunei and Singapore.

Like many Asians, I hoped constructive engagement would be a different way to push reforms, more effective than the confrontational push from the West, but decades later, constructive engagement remains an excuse – a failure of leadership. Reforms in Myanmar, the main focus of constructive engagement, were fueled by an internal process – with little help from ASEAN.

During the financial crisis of 1997, which started in Thailand and spread to Indonesia, the nations turned, not to ASEAN, but to the International Monetary Fund (IMF). When smog and haze from forest fires in Indonesia that same year engulfed cities in Malaysia and Singapore, ASEAN proved incapable of working together to prevent this near-annual event that continues to plague the region today.

In 1999, ASEAN was criticized for failing to hold Indonesia accountable for what was effectively a scorched earth policy in East Timor. Leadership then came from Australia, which led INTERFET, an international non-UN peacekeeping force.

In the late 2000s under pressure from some members, ASEAN formed a human rights body that’s stayed largely silent on ongoing human rights violations within ASEAN, like in Vietnam or the Rohingyas in Myanmar.

Fissures over China

Dealing with China clearly shows the fissures inside ASEAN. At the July 2012 meeting in Cambodia, conflict erupted openly. For the first time ever, the foreign ministers failed to agree on a joint statement – with Filipino officials storming out of the meeting. Other ASEAN states accused host Cambodia of working against ASEAN interests by protecting China, Cambodia’s largest trading partner. Two months later, Cambodia announced $500 million in new assistance from China.

While largest nation and founding member Indonesia tried to use shuttle diplomacy for a satisfactory agreement, ASEAN again fell short of leadership.

Still, Australian officials seem optimistic.

On March 19, Australian Foreign Minister Julie Bishop hosted ASEAN’s Secretary-General Minh for the 40th anniversary of a partnership that she says, now prioritizes trade, investment, regional security and education.

ASEAN Sec Gen Le Luong Minh with Australian Foreign Minister Julie Bishop. Photo by Maria Ressa
“The extent of government contact – economic, financial – really is at a much higher level now than a decade before that,” a senior foreign affairs official told me. “Building ties just below the political level, senior level official contact, over the last decade has given our relationship a lot more ballast than ever before.”

The problem lies in two areas: ASEAN makes decisions based on consensus, unwieldy in today’s fast-moving world and in an organization that spans a wealth gap from Singapore to Laos; and that wealth gap leads to differences in leadership experience and style.

Cambodia, Laos, Vietnam and Myanmar tend to have fewer officials capable of participating fully in meetings held in English. The most progressive of these nations, Vietnam, used government money to train a new generation of foreign service diplomats like Minh.

Consensus not enough

Still, the skills needed for consensus-building are not enough to inspire faith in the ASEAN way, and senior officials who have led ASEAN, with few exceptions, have not had the charisma or status to demand necessary meetings with heads of states.

To effectively push forward an ambitious ASEAN agenda of one market, ASEAN must move faster, and its leader must lead – not just within ASEAN but among its dialogue partners and potential investors.

“While there’s so much criticism about ASEAN in terms of leadership, ASEAN is all we have to work with,” said Deakin University’s Dr. Sally Wood. “I don’t know if they ever really expected that they would reach this level of centrality. There are so many contending national interests in the region. So that makes it very challenging for ASEAN to be able to speak with one voice.”

ASEAN Sec-Gen Minh is trying to fill a tall order, and insiders say his experience is helping build the organization behind the scenes. At ANU, he said he’s optimistic that the economic integration of ASEAN, which promises a single market and a highly competitive region, will happen as scheduled in December 2015.

“ASEAN has implemented about 80% of all the measures,” he told the audience at ANU.

Not all agree.

“We’ve got to be realistic. I cannot see that this is going to happen,” said Professor Andrew Walker, Acting Dean of ANU College of Asia and the Pacific. 

“It looks unlikely that AEC 2015 will be met,” added Wood. “Perhaps it doesn’t matter that it won’t be realized in 2015, but that ASEAN is working on it.”

Tuesday 25 March 2014

Cách mạng 2.0

ENGLISH

Tại sao, Việt Nam?

Vào đầu tháng 1/2011, vài ngày trước cuộc cách mạng mùa xuân Ả-rập chấn động Ai Cập (25/1/2011), một nhà văn người Thụy Điển từng có thời gian sinh sống ở Việt Nam và quan tâm đến tình hình Việt Nam hỏi tôi: ''Vì sao các blogger Việt Nam ''ít nói'' vậy? Tôi theo dõi và thấy rằng ở Việt Nam chính quyền hà khắc, đàn áp nghiêm trọng ngang với Iraq, Iran, Myanmar… mà dường như thế giới không hề biết điều đó. Họ chỉ biết có Myanmar là nước độc tài quân sự và Việt Nam thì luôn là một mẫu mực về phát triển kinh tế năng động ở Đông Nam Á. Họ chỉ biết đến các blogger Iran, Iraq, và tờ báo đối lập Irrawaddy nổi tiếng của Myanmar. Họ không hề biết Nhà nước Việt Nam độc tài đến mức nào và người dân Việt Nam khổ ra sao. Tại sao vậy? Phải chăng vì các blogger Việt Nam chỉ viết cho nhau đọc?''.

Khi ấy tôi hơi lúng túng. Chưa bao giờ tôi nghĩ tới thực tế đó. Tôi cũng không biết đến tờ báo Irrawaddy nào của Myanmar (phương Tây hay gọi là Burma) cả; nhưng đúng là tôi cũng có cảm tưởng Myanmar là một nhà nước độc tài hà khắc. Chắc hẳn rất nhiều công dân trên thế giới đều nghĩ như thế về Myanmar, nhưng không mấy ai biết và càng chẳng ai quan tâm đến một nước Việt Nam khác, không gắn với những luận điệu sáo mòn kiểu như ''anh hùng'', ''phát triển năng động'', ''gái đẹp'', ''phở ngon'', ''con người thân thiện'', v.v.

Tôi nói với nhà văn Thụy Điển đó rằng ở Việt Nam cũng có một số blogger chính trị nổi tiếng, nhưng chỉ là nổi tiếng trong cộng đồng của họ mà thôi, tức là cộng đồng những người quan tâm đến chính trị; và giới ấy quá nhỏ bé, có xu hướng co cụm lại với nhau, dân trong nước còn chẳng biết đến họ nữa là bên ngoài.

Nhà văn cho rằng không hẳn như thế: Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì số người quan tâm đến chính trị cũng chiếm tỷ lệ thấp, và càng ở xứ toàn trị thì người ta càng được khuyến khích là nên sống yên phận, mình biết việc mình hơn là quan tâm đến xã hội.

Tôi chuyển sang cách giải thích khác, rằng có thể do đa số các blogger Việt Nam không viết bằng tiếng Anh, mà quan trọng hơn nữa, là không có một tờ báo nào phản ánh tiếng nói của họ ra thế giới cả. Trong khuôn khổ một buổi cafe sáng hôm ấy, không còn cách giải thích nào hợp lý hơn như thế nên chúng tôi tạm chấp nhận lý do đó.

Những nỗ lực của blogger nhằm quốc tế hóa vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Nguồn ảnh: FB Anh Chí, 10/1/2014

''Viết cho đồng bào tôi đọc''

10 ngày sau, vào ngày 25/1/2011, cách mạng mùa xuân bùng nổ ở Ai Cập trong một cuộc biểu tình hơn 50.000 người trên quảng trường Tahrir. Biểu tình kéo dài liên tục. Tới ngày 31/1, phóng viên đài Al Jazeera ước tính số người tham gia đã lên đến ít nhất 250.000. Và phong trào biểu tình hàng chục nghìn người này xuất phát từ những lời kêu gọi trên Facebook.

Dường như được tạo cảm hứng mãnh liệt bởi cuộc cách mạng 2.0 ở xứ Bắc Phi, các blogger Việt Nam bắt đầu tăng cường sử dụng mạng để chia sẻ thông tin, viết bài và kết nối hơn. Ngày 5/6/2011, cuộc biểu tình chống bá quyền Trung Quốc đầu tiên kể từ sau năm 2007, diễn ra tại cả Hà Nội và Sài Gòn, đánh dấu khuynh hướng tập hợp của các blogger chính trị, bắt đầu từ mạng Facebook.

Gần một năm sau, vào tháng 4/2012, các blogger cũng là lực lượng đi tiên phong trong việc đưa tin, đăng ảnh, viết bài – mà họ gọi là ''làm truyền thông'' - về vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang. Từ mùa hè biểu tình 2011 đến chiến dịch làm truyền thông Văn Giang 2012 này, lạc quan mà nói, giới blogger chính trị hay là ''báo lề trái'' ở Việt Nam đã tiến một bước dài. Họ không còn chỉ ngồi chờ ''lề phải'' đăng tin, rồi họ dẫn lại và đay thêm vài câu chua chát. Họ đi xa hơn thế:

- Họ viết bài bình luận, thậm chí tìm kiếm thông tin bổ sung. Dù rằng cách viết còn cảm tính (nói cách khác là ''bản năng'') và để lộ sự thiếu chuyên nghiệp, nhưng họ đã mở rộng bình luận, tức là làm cái mà báo chí lề phải không dám làm và/hoặc không được làm.

- Họ chủ động gặp gỡ và phỏng vấn sâu phía nạn nhân, là những người mà báo chí lề phải không tiếp xúc nhiều – phần vì lý do ''ngại nhạy cảm'', phần vì sợ bài mất tính khách quan.

(Có một phóng viên tự do người Nauy, cô Jessica Ryan, từng nói với tôi rằng cô không hiểu tại sao các nhà báo Việt Nam lại có tư duy như vậy nếu họ làm việc cho báo chí quốc doanh: ''Các nhà báo làm cho những tờ báo của chính quyền rồi, thì họ càng phải đưa tin về phía đối lập với chính quyền, phản biện chính quyền, nói rộng ra là về nhân dân, cho cân bằng. Thế mới là khách quan chứ?'').

Dù đã tiến một bước dài, nhưng công cuộc làm truyền thông của giới blogger Việt Nam vẫn hướng đến độc giả người Việt là chủ yếu; nói cách khác, họ vẫn ''viết cho nhau đọc'', ''tôi viết cho đồng bào tôi đọc''. Mọi bài viết trên báo chí tiếng Anh, nếu có, chỉ là thảng hoặc, nhờ vào sự chú ý tình cờ của một phóng viên nước ngoài nào đó về tình hình Việt Nam, thông qua mối quen biết dây mơ rễ má của phóng viên nọ với cá nhân A, cá nhân B trong cộng đồng blogger chính trị Việt Nam.

Cưỡng chế đất ở Văn Giang sáng 24/4/2012. 
Ảnh do một blogger chụp.

Cộng đồng quốc tế quan tâm – có cần thiết không?

Có ý kiến cho rằng không cần thế giới phải biết đến tình hình Việt Nam, nhất là chuyện chính quyền xâm phạm nhân quyền của người dân. Bởi vì, dù có biết, cộng đồng quốc tế cũng chẳng làm gì. Suy cho cùng, mọi việc ở Việt Nam phải do chính người dân trong nước làm, kể cả công cuộc đấu tranh vì nhân quyền, dân chủ.

Đi đến tận cùng của vấn đề, thì đúng vậy: Mọi việc ở Việt Nam phải do chính người dân trong nước giải quyết.

Nhưng, giữa những cái xấu phải chọn cái ít xấu hơn, giữa những cái tốt phải chọn cái tốt hơn. Sống trong thế giới thời toàn cầu hóa, hội nhập tốt hơn là không hội nhập. Cuộc đấu tranh của những blogger Việt Nam vì quyền tự do sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, khía cạnh quan trọng của chuyện này là, nhiều khi chính quyền Việt Nam, với truyền thống ''khôn nhà dại chợ'', ''bạo dạn xó bếp'', lại có xu hướng e ngại sức ép từ bên ngoài hơn trong nước. Ông Ismail Wolf, Giám đốc Điều hành tổ chức Đại biểu Quốc hội ASEAN vì Nhân quyền (ASEAN Parliamentarians for Human Rights, APHR), nhận xét: ''Cùng một vấn đề nhân quyền, nhưng nếu chính phủ một nước láng giềng trong ASEAN đưa ra thì sẽ dễ được Chính phủ Việt Nam chấp nhận hơn là để người dân trong nước nói''.

Chính quyền cộng sản nào cũng không thích sự minh bạch, nhưng lại thích được ''đánh giá cao'', thích giữ hình ảnh đẹp trong mắt dư luận thế giới. Khi được hỏi, Nhà nước Việt Nam có sợ áp lực quốc tế không, một quan chức cao cấp của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền tại Geneva từng nói riêng với một số blogger Việt Nam: ''Tôi không muốn dùng từ ''sợ'', tôi muốn dùng từ ''quan tâm''. Họ có thể không sợ, nhưng họ quan tâm đấy. Nói cho chính xác, Nhà nước Việt Nam quan tâm tới những quốc gia mà ở đó, báo chí có ảnh hưởng. Họ hiểu rằng công luận của các quốc gia đó có thể tác động tới chính sách của chính phủ. Đó là lý do khiến tôi nói với các bạn rằng báo chí quốc tế có vai trò rất quan trọng... Tôi tin là nếu những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam bị đưa lên báo chí quốc tế, chính quyền Việt Nam sẽ rất bối rối''.

Trung Quốc, mặc dù là nước lớn và mang tư tưởng đại Hán, kiêu ngạo hơn Việt Nam nhiều, nhưng cũng có một câu chuyện có thể chứng minh cho việc chính quyền Bắc Kinh e ngại sức ép từ bên ngoài hơn trong nước. Vào tháng 10/1999, một phóng viên tờ Khoa học Công nghệ Hà Nam (cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học Công nghệ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), tên là Zhang Jicheng, sau khi ngồi cùng chuyến tàu với hai người dân làng Wenlou ở tỉnh Hà Nam, nghe thông tin từ họ và tìm hiểu thêm, đã phát hiện ra một sự thật khủng khiếp: Dân làng này bị nhiễm HIV/AIDS qua việc truyền máu tại các trung tâm hiến máu nhân đạo. Có gia đình tứ đại đồng đường với khoảng 50-60 thành viên, gần như tất cả đều nhiễm HIV dương tính.

Sun, 34 tuổi, người Hà Nam, bán máu năm 1999, chết ngày 28/1/2002 vì AIDS. 
Trong ảnh là người cha đang khóc con. Ảnh: AFP.
Nguồn: Karin Haley (anth444kmh.blogspot.com)

Zhang viết bài, nhưng tòa soạn không đăng. Anh gửi bài sang báo khác, tờ Hoa Tây Đô Thị của tỉnh Tứ Xuyên, và đến ngày 18/1/2000 thì bài báo về ''căn bệnh lạ'' ở Hà Nam được đăng tải trên Hoa Tây Đô Thị. Zhang bị đuổi việc (nhưng tòa soạn bí mật giữ lại để anh viết bài, lấy tên khác). Bốn tháng sau, tờ Đại Hà Nhật Báo tiếp bước với một chuyên đề về ''Dịch AIDS ở Hà Nam'', số đầu tiên ra ngày 11/5/2000. Tờ này bị xử lý ngay, tổng biên tập bị cách chức.

Trong vòng mấy năm trời (thực chất phải tính từ năm 1995 khi một vài bác sĩ phát hiện ra mẫu máu nhiễm HIV dương tính, nghĩa là trước cả Zhang Jicheng), mọi nỗ lực lẻ tẻ nhằm đưa sự việc ra ánh sáng đều bị đàn áp. Quả bom tấn đã chỉ thực sự bùng nổ sau khi tờ báo mang tầm quốc tế New York Times vào cuộc ngày 28/10/2000 với bài báo 1.600 từ của Elizabeth Rosenthal: ''Nông thôn Trung Quốc với cái giá quá đắt của nghèo đói: Chết vì AIDS''. Truyền thông quốc tế và báo chí Trung Quốc gần như đổ xô về Hà Nam. Câu chuyện dân nghèo bán máu kiếm sống và nhiễm AIDS bị phơi bày ra thế giới theo một cách mà chính quyền không thể kiểm soát được. Chỉ từ lúc ấy, chính phủ Trung Quốc mới thực sự có những chính sách bảo vệ sức khỏe và tính mạng dân chúng trước nạn lây nhiễm AIDS qua truyền máu.

Còn tiếp

Monday 24 March 2014

Revolution 2.0


Why, Vietnam?

In early 2011, a Western fiction-writer asked me, “Why are Vietnamese bloggers so silent? From what I have witnessed, I found that the Vietnamese government is as repressive as is the government in Iraq, Iran, or Myanmar… but the world appears blind to that. The world only knows about the dictatorial regime in Myanmar, while Vietnam is known as a model of dynamic economic growth. They learn about that from bloggers in Iran and Iraq, and from the leading opposite Burmese magazine Irrawaddy. They know nothing about how repressive the Vietnamese government is and how much its people are suffering. Why? Is it because Vietnamese bloggers just talk to themselves?

Such was an embarrassing question that I had never thought of before. Nor did I know anything about the dissident Irrawaddy in Burma. Nonetheless I heard about Burma as an oppressive authoritarian state. I was not alone in thinking so: Many people in the world must have thought the same about Myanmar, while very few knew there was another Vietnam – the real Vietnam bearing such rhetorical praises as “the economy is dynamic, women are beautiful, foods are good, and people are friendly and hospitable.”

I told the writer that although there were some prominent political bloggers in Vietnam, they were known only within their community, or the community of those concerned about politics. Such community was very small and its members tended to isolate themselves, which was why even the people inside the country knew little about them, not to mention the outside world.

The writer disagreed. He said in every country, those concerned about politics only account for a small proportion. The more authoritarian a government is, the more its people are discouraged from participation; they are told to live “in peace and harmony” and to care of themselves rather than of a wider community.

I gave another answer, that the world's little knowledge of Vietnam may originate from the fact that Vietnamese bloggers did not blog in English and, more importantly, there was not any media to bring their voices to the world. My answer seemed to be most relevant given the limited time frame of just a sidewalk cafe talk, so we both agreed to that explanation.

One of the first efforts to internalize Vietnam's human rights issues. 
Courtesy of Anh Chi's Facebook page.

I write these lines for my fellow citizens”

Ten days later, the Arabian Spring spread to Egypt when over 50,000 people joined a protest rally in Tahrir Square on January 25, 2011. The protests lasted for 18 continuous days. On January 31, Al Jazeera correspondents reported that the demonstrations had grown to at least 250,000 people (1). And these protests stemmed from calls on some activists' Facebook pages.

Profoundly inspired by the North African Revolution 2.0 it seems, Vietnamese political bloggers began to use the Internet to share information and create networks. On June 5, 2011, the first anti-China protests since 2007 took place in both Hanoi and Saigon, marking the bloggers' first efforts to connect offline.

Almost one year later, in April 2012, bloggers became the early pioneers in reporting on the notorious land eviction in Van Giang district, near Hanoi. Thus a great step forward had been taken since the “summer of protests” in 2011 until this media campaign by the alternative media in Vietnam. Now bloggers did not just wait for the mainstream media to report news before they cited those news stories, adding some cynical comments. They went further by:

- writing commentaries and analyses, even finding supplementary facts. Despite the emotional style which may sometimes reveal their non-professionalism, they filled the vacuum left by the mainstream media which in most cases would only report news without producing any in-depth analysis;

- conducting interviews with alleged victims of human rights violations, whom the mainstream media may sometimes feel reluctant to meet, either for fear of “sensitive elements” or because they wanted to keep “neutral”.

Jessica Ryan, an independent journalist from Oslo, told me once that she was surprised by the way the Vietnamese journalists kept neutral, “If they work for state-owned media and want to stay objective, they should write about the people as opposed to the government. Give the people a voice. That, I think, is impartiality and neutrality.

Though much progress has been made, alternative media in Vietnam still aims mostly at the Vietnamese audience. In other words, bloggers still “talk to themselves” or “write for their fellow citizens” only. News stories in English, if any, came as a result of the accidental attention by some foreign reporter about Vietnam's human rights situation via his/ her individual contact network.

Soldiers and police were deployed to implement the Van Giang land eviction on April 24, 2012.
Photo by an anonymous blogger.

International attention – is it worth?

Some said it was useless that the world knows what is happening in Vietnam, especially human rights violations in the country, because even if the story is told, the international community will hardly do anything. After all, Vietnam's issues must be resolved by the Vietnamese people who live inside their country. This is also true to the democratization movement in Vietnam.

Yes, it is true, after all, that things in Vietnam must be done by the Vietnamese. The Vietnamese are the owner of their life.

But we need to always look for the best. In the era of globalization, being open to the world is better than closed. The bloggers' struggle for freedom rights will certainly gain better results if it catches the attention of the international community. Most significantly, the Vietnamese government, with its long-established tradition of being “oppressive at home, humble outside”, tends to flinch from outside pressures rather than domestic ones. Ismail Wolf, Executive Director of the ASEAN Parliamentarians for Human Rights, said, “It's easier for a neighboring government to raise the issue of human rights to the Vietnamese government than the Vietnamese people do.” While communist governments dislike transparency and openness, they all like appreciation.

Asked if the Vietnamese government was afraid of international public, a senior official at the UNHRC, who requested to remain anonymous, replied, “I would say “interested”, not “afraid”. They may not be afraid, but they are interested to know what the world thinks about them. They care about governments in countries where there are public opinion influencing media. For this reason, I am confident that international media is very important... Regarding human rights violations in Vietnam, I believe that if such stories get in the international news, the Vietnamese government may feel upset.

China, a big and assertive country as it is, provides an example of how international media can bring pressure to its domestic affairs. In September 1999, Zhang Jicheng, reporter for the Henan Science and Technology Daily, on his train to Zhengzhou, heard two fellow passengers from Wenlou village say their villagers had fallen ill for a strange disease. From his subsequent investigation Zhang found an awesome fact: The people of Wenlou contracted HIV through selling plasma at local blood collection centers. Sources said that in one extended family with fifty or sixty people, nearly everyone was HIV-positive.

Zhang wrote his news report, but his editor declined to publish the article. He then sent his report to Huaxi Dushibao, a newspaper in Sichuan. On January 18, 2000, Huaxi Dushibao ran Zhang's report about the “mystery illness” in Henan. Local propaganda office ordered Zhang to be removed from his position (but his newspaper secretly protected him by just shifting him to another position).

Four months later, on May 11, Dahe Daily ran a ten-page feature entitled “AIDS in Henan”. Less than a year later, its editor was removed from his postion.

The real bombshell only came when Elizabeth Rosenthal's 1600-word story, “In rural China, a steep price of poverty: dying of AIDS” appeared in the New York Times on October 28. Wenlou became world news. This put a great deal of international pressure on China to face its HIV/AIDS problem. (2) The Chinese government later on began developing policies to control HIV and pay compensations to people who contracted HIV from tainted blood transfusions.

Notes

1. 'Protestors Flood Egypt Streets', Al Jazeera News, February 1, 2011/ Wikipedia

2. David Bandurski and Martin Hala, “Investigative Journalism in China: Eight Cases in Chinese Watchdog Journalism”, Hong Kong University Press, 2010, p. 43-44

Thursday 20 March 2014

Giúp bạn hiểu về khủng hoảng Crimea

Tình hình xung đột Nga-Ukraine và cuộc khủng hoảng chính trị ở Crimea đang diễn tiến rất nhanh. Dường như nhiều người Việt Nam đã bắt đầu lo sợ về một kịch bản tương tự giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có nhiều hiểu biết về câu chuyện Nga-Ukraine, chưa nói đến chuyện rút ra ''bài học kinh nghiệm'' và chuẩn bị cho Việt Nam khỏi rơi vào tình cảnh Ukraine lúc này.

Bài viết dưới đây của tác giả Taras Kuzio, đăng trên trang Open Demoncracy ngày 27/2/2014, là nhằm giúp bạn đọc nhanh chóng có được một số kiến thức căn bản về bối cảnh địa chính trị, lịch sử... của Crimea.

Ảnh gốc trong bài: ChrisO chụp qua Wiki

CRIMEA – TỪ SÂN CHƠI THÀNH BÃI CHIẾN TRƯỜNG

Báo chí đã có nhiều phân tích về việc Crimea độc lập. Tuy nhiên, những mối nguy hiểm thật sự lại đang nằm ở điểm khác...

Ngày 27/2/2014, khủng hoảng Crimea leo thang khi những người biểu tình có vũ trang – mà chính quyền Ukraine gọi là ''quân khủng bố'' – kiểm soát quốc hội và chính phủ trong khu vực. Trong những cuộc đụng độ giữa phe ủng hộ Ukraine và phe ly khai thân Nga, có 2 người chết và hơn 30 người bị thương. Nếu chính quyền Ukraine phản ứng thái quá, bằng vũ lực, thì điều này có thể dẫn đến việc Nga can thiệp bằng Hạm đội Biển Đen. Quyền Tổng thống Oleksandr Turchynov cảnh báo: Nếu Hạm đội Biển Đen ra khỏi căn cứ của họ thì đó sẽ bị coi là hành động xâm lược.

Đây có phải là trận đấu một mất một còn? Theo bản Ghi nhớ Budapest 1994, do 5 cường quốc hạt nhân ký, Ukraine đồng ý giải trừ vũ khí hạt nhân, được bảo đảm về an ninh; và nếu chủ quyền Ukraine bị đe dọa, thì họ có thể tham vấn NATO theo Hiến chương NATO-Ukraine1997.

Các phân tích của báo chí về chia rẽ Đông-Tây ở Ukraine đã bỏ quên điểm chính. Người Ukraine chiếm đa số dân số trên toàn quốc, chỉ trừ ở vùng Crimea; và sự chia rẽ giữa sắc dân Nga với sắc dân Ukraine cũng không chắc có thực. Tại sao? Bởi vì không có ranh giới phân định rõ ràng nào giữa hai tộc người; chẳng hạn, hầu hết trẻ em ở Kyiv đi học tại các trường nói tiếng Ukraine, thế nhưng bất kỳ ai đến Kyiv cũng sẽ thấy là người dân ở đây chủ yếu nói tiếng Nga. Tương tự, như các đoạn video trên Youtube đã cho thấy, phong trào Euromaidan có số người tham gia nói tiếng Nga đông ngang người tham gia nói tiếng Ukraine.

(…) Tuy nhiên, có hai vấn đề gây chia rẽ.

Bản sắc Ukraine

Trước hết, sẽ chính xác hơn nếu chia Ukraine căn cứ vào bản sắc thay vì vào tiếng nói. Có hai khu vực ở Ukraine đã tuyên bố là họ mang bản sắc Nga, đó là vùng Crimea và vùng Donetsk (ở phía đông đất nước). Hai nơi này cũng là pháo đài của Đảng Khu vực (PoR) và Đảng Cộng sản Ukraine (KPU). Bản sắc Nga là yếu tố ủng hộ mạnh mẽ việc Ukraine hội nhập vào một Liên minh Hải quan do Nga đứng đầu, và đó là tiền thân của Liên minh Âu-Á. Bản sắc Nga cũng tán đồng chủ nghĩa độc đoán, với việc một phần ba dân số Ukraine ưu tiên ổn định hơn là dân chủ. Những cử tri mang bản sắc Nga đó tạo nên chỗ đứng chủ chốt cho Vladimir Putin ở Nga và Alyaksandr Lukashenka ở Belarus. Nhưng ngay cả ở đây cũng có sự chia rẽ thế hệ: Người Ukraine trẻ ở miền đông đất nước Ukraine ủng hộ khuynh hướng hội nhập vào châu Âu.

Crimea

Vấn đề gây chia rẽ thứ hai là Crimea, khu vực duy nhất ở Ukraine có dân số là người Nga chiếm đông đảo. Vào năm 1944, người Tatar ở nơi này đã bị Joseph Stalin thanh trừng sắc tộc, viện một cái cớ ngụy tạo là họ ''hợp tác với Quốc xã''. Năm 1954, Khrushchev chuyển Crimea từ RSFSR (Liên bang Các Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết) sang Ukraine trên cơ sở địa lý và ý nghĩa biểu tượng. Giai đoạn 1990-1991, Crimea thành công trong việc nâng địa vị của mình từ oblast (khu vực thuộc Liên Xô) thành một nước cộng hòa tự trị; và chẳng bao lâu sau những người Nga theo chủ nghĩa dân tộc đã bắt đầu kích động chuyện sáp nhập với Nga.

Kể từ cuối thập niên 1980, những người Tatar hồi hương về Ukraine – mà ta có thể hiểu được là họ vừa chống Liên Xô vừa chống Nga – đã ủng hộ việc giữ lại bán đảo trong lãnh thổ Ukraine. Trong những cuộc đụng độ và biểu tình trước cổng Quốc hội Crimea, người Tatar hình thành nên một đám đông những người biểu tình ủng hộ Ukraine.

Kuchma và Yanukovych

Ban đầu, cả Tổng thống Leonid Kuchma (1994-2005) và Viktor Yanukovych (2010-2014) đều được bầu chủ yếu bởi những người Ukraine ở phía đông, nhưng cách tiếp cận của hai vị tổng thống đối với vấn đề Crimea rất khác. Kuchma đánh phá và cô lập những người Nga ly khai; còn Yanukovych kéo họ lại và hình thành liên minh với họ.

Vào giữa thập niên 1990, Kuchma bãi bỏ chức vụ tổng thống Crimea – mới tồn tại được một năm, và cho tới năm 2005, người ly khai ở Crimea vẫn không đóng vai trò gì đáng kể trong chính trị khu vực. Tuy nhiên, đến năm 2006, Đảng Khu vực đã tham gia tranh cử Quốc hội Crimea trong khối ''Ủng hộ Yanukovych!'' với những người Nga dân tộc chủ nghĩa ở Crimea. Konstantin Zatulin, một viên cố vấn giao tế hàng đầu của Putin, đóng vai trò chủ chốt trong những cuộc đàm phán hậu trường.

Tổng thống Yuschchenko

Khi quan hệ của Nga với Ukraine xấu đi dưới thời vị Tổng thống mà Matxcơva gọi là ''nhà quốc gia chủ nghĩa'' Yushchenko [2005-10], FSB [Cơ quan An ninh Nga] và GRU [Cơ quan Tình báo Quân đội Nga] tăng cường sự ủng hộ ngấm ngầm của họ đối với các phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan người Nga ở Odesa,và phe ly khai ở Crimea. Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), vẫn còn là một định chế cồng kềnh và tham nhũng từ thời Xô Viết, được huy động để chống các hoạt động bí mật của tình báo Nga. Hai quan chức cao cấp Nga bị trục xuất khỏi Simferopil và Odesa, còn FSB bị trục xuất khỏi Hạm đội Biển Đen. Những hành động này làm quan hệ Ukraine-Nga xấu đi trầm trọng. Tổng thống Nga Dmitri Medvedev gửi một lá thư ngỏ chỉ trích rất nặng nề Tổng thống Yushchenko, bác bỏ mọi yêu cầu mà Nga muốn vị tổng thống mới của Ukraine phải đáp ứng.

Sevastopol là căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen của Nga. Ảnh: Andrew Butko

Tổng thống Yanukovych với Crimea

Năm 2010, liên minh giữa Yanukovych với phe dân tộc chủ nghĩa người Nga ở Crimea, do Nga làm trung gian, đã phát triển thêm một bước trong các cuộc bầu cử địa phương năm 2010 (dựa trên những gì đã được nhất trí vào năm 2006) và bầu cử quốc hội năm 2012. Điện tín của Mỹ, bị rò rỉ từ Kyiv năm 2009, cho thấy quyết tâm của một tổng thống Yanukovych nhằm đáp ứng các yêu cầu của phía Nga: gia hạn hiệp định về Hạm đội Biển Đen (tháng 4/2010), còn được gọi là Thỏa ước Kharkiv, cho FSB quay lại Hạm đội Biển Đen (tháng 5/2010), chấm dứt ủng hộ việc trở thành thành viên NATO (tháng 7/2010), và chấp nhận một consortium quản lý tất cả hệ thống đường dẫn khí đốt quan trọng của Ukraine (tháng 12/2013), mặc dù luôn luôn tồn tại bất đồng về việc liệu sẽ có chia rẽ tương tự hay không giữa Ukraine và Nga.

Chủ nghĩa ly khai ở Crimea

Trong khủng hoảng chính trị Euromaidan 2013-2014, tất cả những điều trên trở thành mảnh đất màu mỡ cho một cuộc nổi dậy đòi Crimea ly khai, và nối lại sự can thiệp bí mật từ bên ngoài của Nga vào bán đảo. Hậu quả của thay đổi chế độ gần đây ở Kyiv là, sau khi Yanukovych và những người thân cận đã bỏ trốn và bị truy tố hình sự, thì phong trào biểu tình ở Crimea lại trở lại với các yêu cầu từng được nêu hồi nửa đầu thập niên 90, đòi Crimea độc lập và thống nhất với Nga. Chẳng hạn, quốc kỳ Nga đã được cắm ở nhiều cơ quan nhà nước, như Xô Viết Tối cao Crimea.

Lực lượng bán quân sự người Cô-dắc (Cossack) của Nga cũng đã tăng lên vì họ trở về từ vùng đất gây tranh chấp ở Moldova là khu tự trị Trans-Dniester và vùng bắc Cap-caz (Caucasus) ở Nga. Lực lượng bán quân sự này, cùng với các viên chức tình báo và quân sự từ Hạm đội Biển Đen (thường mặc đồ dân sự), càng làm quân số tăng thêm. Các tài liệu rò rỉ, được xuất bản bởi Phó trưởng ban Ủy ban Chống Tham nhũng và Tội ác Có Tổ chức của Quốc hội, cựu Thứ trưởng Nội vụ Hennadiy Moskal, cho thấy rõ ràng các cố vấn Nga đã trợ giúp cho cảnh sát đặc nhiệm Ukraine và SBU trong các cuộc tấn công đầy bạo lực của họ nhằm vào người biểu tình. Do đó, khi đã có quân Nga – từ cả những đơn vị địa phương lẫn các vùng xung đột lân cận – đóng sẵn rồi thì nhu cầu can thiệp quân sự không còn nhiều.

Đảng Khu vực ở Crimea

Vào thởi điểm bầu cử quốc hội ở Crimea năm 2006, Đảng Khu vực đã chia tay với đường lối chống cộng của Kuchma bằng việc lập một liên minh với Đảng Cộng sản Ukraine – đảng này đã trở thành một vệ tinh của Đảng Khu vực.

Sau bầu cử, Đảng Khu vực cùng những người Nga dân tộc chủ nghĩa ở Crimea và các đồng minh cộng sản bắt đầu thổi bùng lên tinh thần chống Mỹ và chống NATO tại bán đảo: họ ngăn cản các cuộc tập trận quân sự, vận động người dân phản đối và thù ghét chính quyền ''Da cam'' mà họ coi là ''phát xít'', theo một cách gọi giống như ngôn ngữ thời Liên Xô cộng sản. Không có gì là lạ khi Yanukovych nhanh chóng ký Thỏa ước Kharkiv ngay khi trúng cử Tổng thống, để khẳng định chỗ đứng của Hạm đội Biển Đen ở Crimea, trong khi vẫn tiếp tục huy động các cử tri cốt cán của mình chống ''bọn phát xít'' đối lập. Trước năm 2006, Đảng Khu vực không có cơ sở nào ở Crimea, nhưng bây giờ thì địa phương nào cũng có mặt họ. Năm 2010, 90% người Crimea bầu cho Yanukovych.

Tuy nhiên, Đảng Khu vực đang ở trong một tình thế khó xử. Một mặt, họ muốn kích động các cử tri ở đơn vị bầu cử của họ, nơi vốn đã bị nhồi nhét đầy những luận điệu chống Mỹ và chống ''phát xít'' (tức phe đối lập) – ở Crimea và Nga, tồn tại một quan điểm rất phổ biến rằng phong trào Euromaidan là do Mỹ tài trợ.

Mặt khác, giờ đây khi mà một nửa số đại biểu quốc hội là người của Đảng Khu vực đã ra đi, xuất hiện một nguy cơ rất gần là đảng sẽ tan rã. Ngoài ra còn một mối nguy từ bên ngoài, là đảng có thể bị giải thể vì một loạt lý do chính đáng: cấu kết với Yanukovych lạm quyền, phá hoại nền dân chủ Ukraine (vào ngày 16/1, một cách bất hợp pháp, Đảng Khu vực và Đảng Cộng sản Ukraine đã ép thông qua những đạo luật phản dân chủ, nhờ một màn trình diễn giơ tay ủng hộ tại Quốc hội), và giết người. Hơn thế nữa, những tên đầu sỏ chính trị và trùm kinh doanh ở Ukraine, vốn hậu thuẫn và ăn tiền từ Đảng Khu vực, cũng cảm thấy bầu không khí chính trị nóng lên, và không muốn bị coi là ủng hộ việc ly khai. Do đó, Đảng Khu vực đang phải tìm cách đánh bóng hình ảnh mình như một đảng yêu nước, lên án Yanukovych và đặt mình vào vị trí đối lập với các nhà lãnh đạo mới, trong khi lại vẫn ủng hộ Ukraine duy trì toàn vẹn lãnh thổ. Ba vị tổng thống đầu tiên của Ukraine đã kịch liệt lên án sự can thiệp của Nga rồi, cho nên việc lặp lại quan điểm này là điều bắt buộc phải làm.

Các lực lượng chính trị khác

Các lực lượng chính trị khác ở Crimea còn yếu. Những đảng chủ trương ôn hòa, hoạt động mạnh dưới thời tổng thống Kuchma, đều đã nhập vào Đảng Khu vực. Phe đối lập dân chủ quốc gia chưa bao giờ có đủ sự ủng hộ, còn người Tatar thì bỏ phiếu bầu cho một loạt đảng khác nhau: đảng Rukh [trung hữu, dân chủ-quốc gia], Phong trào Bình dân Tái thiết Ukraine, Người Ukraine Chúng Ta [liên hiệp với Tổng thống Yushchenko] và Batkivshchina [Quê Hương, đảng của Yuliya Tymoshenko]. Phái Crimea trong Đảng Cộng sản thì luôn luôn có số người Nga theo chủ nghĩa dân tộc nhiều ngang với theo chủ nghĩa Mác-Lenin.

Người Tatar ở Crimea nhận sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Thổ Nhĩ Kỳ, nơi hàng triệu người đã sinh sống từ thế kỷ 19. Họ là những ủng hộ viên mạnh mẽ nhất cho chủ quyền của Ukraine ở Crimea, và trong cuộc khủng hoảng hiện nay, họ đã và đang phản đối phong trào ly khai.

Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan chưa kịp có chỗ đứng trong cộng đồng Tatar ở Crimea, nhưng có thể sẽ lớn mạnh dần như đã từng phát triển ở Chechnya, nếu xung đột bùng nổ.

Leo thang

Khủng hoảng ở Crimea, nếu leo thang, sẽ rất khác với xung đột vũ trang năm 2008 ở Gruzia, vì bốn lý do sau. Thứ nhất, Crimea chưa bao giờ là một nơi xung đột đóng băng như những vùng lãnh thổ tranh chấp khác, và Crimea đã luôn luôn ở dưới sự kiểm soát của Kyiv. Hơn thế nữa, không có các cơ chế pháp lý cho việc ly khai, và tại quốc hội, số phiếu chống ly khai sẽ áp đảo.

(Xin lưu ý bạn đọc: Bài này được đăng ngày 27/2, khi Quốc hội Crimea chưa bỏ phiếu).

Thứ hai, Ukraine có lực lượng an ninh và quân sự đáng kể đóng tại Crimea. Điều này lại một lần nữa khác với những cuộc xung đột đóng băng ở những nơi Nga từng tham gia: Chẳng hạn, Gruzia không có quân đội nào ở Nam Ossetia. Lực lượng an ninh, biên phòng và hải quân Ukraine sẽ tăng cường quốc phòng để bảo vệ chủ quyền, như người ta đã từng chứng kiến việc này vào mùa thu năm 2003 khi các lực lượng đó được huy động trong một cuộc tranh chấp đảo Tuzla (ngoài khơi Crimea) với Nga.

Thứ ba, Crimea có một cộng đồng khá lớn người thiểu số Tatar thân Ukraine – những người này cũng sử dụng chiến thuật ''bán quân sự'', và có thể là sử dụng cả biện pháp khủng bố trong trường hợp có ly khai. Người Tatar được hình thành từ ký ức lịch sử của họ: Hơn một nửa dân số họ đã chết trong cuộc thanh lọc sắc tộc năm 1944 của Liên Xô. Do những người Nga theo chủ nghĩa dân tộc ở Crimea, Đảng Khu vực và Đảng Cộng sản vẫn tiếp tục bênh vực lối biện hộ của Liên Xô cho vụ thanh trừng sắc tộc, rằng đó là vì các nạn nhân ''hợp tác với Quốc xã'', nên quan hệ giữa các đảng rất kém. Trên thực tế, người Tatar phục vụ cho quân đội Liên Xô còn đông hơn là hợp tác với phe Quốc xã; sau khi hồi hương, những người này cũng bị trục xuất nốt.

Cuối cùng, sự hậu thuẫn ngấm ngầm và công khai của Nga (Hạm đội Biển Đen có quân số rất lớn trong khu vực Crimea đến nỗi không thể phân biệt giữa hai bên) cho việc Crimea ly khai khỏi Ukraine có nhiều ý nghĩa đối với quan hệ giữa Nga và châu Âu, Mỹ cùng các tổ chức quốc tế. Một hành động như vậy sẽ bị coi là vi phạm học thuyết mang tính kim chỉ nam về sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước trong quan hệ quốc tế – điều mà Nga từ lâu vẫn theo đuổi trong chính sách ''chống khủng bố'' ở Chechnya và trong việc họ lên án phương Tây ủng hộ Kosovo độc lập khỏi Serbia.

Do đó, mối nguy hiểm đối với Nga khi họ ủng hộ ly khai ở Crimea, không phải là ở chỗ họ có thể không thành công, mà là ở chỗ, nếu Crimea có thể ly khai khỏi Ukraine, thì khi ấy người ta cũng có quyền đặt câu hỏi: Các khu vực khác ở Nga, có khuynh hướng độc lập, cũng có thể làm điều tương tự không?

Nguồnhttp://www.opendemocracy.net/od-russia/taras-kuzio/crimea-%E2%80%93-from-playground-to-battleground

Bài liên quan: Giúp bạn hiểu về xung đột Nga-Ukraine