Friday 21 June 2013

Tự do báo chí kiểu Việt Nam (kỳ 2)

Như đã nói trong bài trước, “hơn ai hết, Đảng – mà đại diện ở đây là bộ máy tuyên giáo và an ninh – ý thức được sức mạnh của sự bí mật. Công khai, minh bạch là tự làm mất mặt mình, tự giết mình”. Chính vì vậy, để bảo vệ chế độ, điều tối quan trọng là phải bảo đảm… bí mật, từ bí mật công tác đến an ninh quốc gia. Để làm được điều đó, nguyên tắc căn bản chỉ là “làm tốt công tác tư tưởng” và quản lý báo chí thật chặt chẽ, sát sao.  

Nhưng đến khi Internet và nhất là mạng xã hội xuất hiện, thì nhiệm vụ trở nên khó khăn hơn. Từ đây, bộ máy tuyên giáo và an ninh vừa phải quản lý báo chí chính thống, vừa phải kiểm soát truyền thông “phi chính thống”, tức thế giới mạng. 

Duy trì chế độ thẻ nhà báo

Một phương thức tinh vi để kiểm soát báo chí dưới mỹ từ “quản lý” là sử dụng chế độ thẻ nhà báo. Sáng kiến này được áp dụng đã từ lâu, tới năm 2007 thì được luật hoá trong một thông tin gọi là Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT hướng dẫn cấp, đổi và thu hồi thẻ nhà báo, Bộ Văn hóa - Thông tin, ngày 20/3/2007. Theo đó, người được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

a) Tốt nghiệp đại học; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang công tác tại cơ quan báo chí miền núi hoặc chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

b) Có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí đề nghị cấp Thẻ từ ba năm trở lên, tính đến thời điểm xét cấp thẻ;

c) Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan báo chí phân công;

d) Không vi phạm quy định về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp báo chí; không bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm xét cấp thẻ;

e) Ðược cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, Sở Văn hóa - Thông tin (đối với báo chí các tỉnh, thành phố) và Hội Nhà báo cùng cấp thống nhất đề nghị cấp thẻ nhà báo.

Các điều kiện trên (trừ khoản a) đều khó thực hiện trong thực tế. Xét bản chất, nghề báo là nghề có tính lưu động cao, các phóng viên “nhảy việc” gần như liên tục, khó mà có người “công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn (…) từ ba năm trở lên”. Cho nên khoản b là khó đáp ứng. Các khoản còn lại thì đương nhiên chỉ nhằm khuyến khích các phóng viên biết chấp hành, chịu khó tuân theo chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước; không có chỗ cho những phóng viên sáng tạo, nhiệt huyết, có tinh thần phản biện và luôn luôn sẵn sàng “xé rào”, chống lại định hướng của Đảng. (Xin lưu ý, đạo đức nghề nghiệp báo chí, theo quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, đưa ra tại Đại hội VIII Hội Nhà báo là: “Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.)

Riêng khoản e, “Được cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, Sở Văn hóa - Thông tin (đối với báo chí các tỉnh, thành phố) và Hội Nhà báo cùng cấp thống nhất đề nghị cấp thẻ nhà báo còn cho thấy sự nhập nhằng giữa khu vực nhà nước và khu vực xã hội dân sự. Báo chí về bản chất là một khái niệm thuộc về xã hội, và cơ quan báo chí không phải là cơ quan thực thi công vụ. Nhà nước không thể đứng ra cấp thẻ nhà báo để định danh cho người tiến hành hoạt động nghề nghiệp này; nói cách khác, Nhà nước không được lấn sân, chiếm lấy một lĩnh vực không phải của mình. Nhưng Nhà nước lại cứ giành lấy quyền ấy, thậm chí còn cẩn thận quy định rõ trong luật, rằng báo chí có nhiệm vụ “tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí…”.

Chính điều này dẫn đến việc nhiều nhà báo buộc phải “chấp nhận sự định hướng của một lực lượng mà năng lực truyền thông hẳn nhiên là thua xa họ” (trích “Giọt nước mắt của lề phải”).

“Nhà báo tự do” = phản động

Nhiều người thường nói rằng thẻ nhà báo chỉ là một cái thẻ, không quan trọng. Nhưng trên thực tế, nó rất quan trọng, vì trong luật pháp cũng như trong nhận thức của xã hội, nhà báo phải là người “đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo” (Điều 14 Luật Báo chí). 

Người chưa/không được cấp thẻ thì không được công nhận là nhà báo. Từ đây dẫn đến việc họ đương nhiên bị gạt ra khỏi bất kỳ sự kiện nào mà ban tổ chức, cơ quan an ninh, chính quyền… không muốn bị báo chí biết. Ở rất nhiều hội thảo, hội nghị, sự kiện chính trị - xã hội, ban tổ chức luôn đặt điều kiện “phải có thẻ nhà báo” mới gửi giấy mời. Bằng cách này, ban tổ chức đã loại ra ngoài đông đảo phóng viên, là những người hoạt động báo chí y hệt như nhà báo nhưng không được cấp thẻ.

Công an, an ninh, hơn ai hết, là những người được quán triệt chặt chẽ rằng phải có thẻ do Nhà nước cấp mới được gọi là nhà báo, điều này đồng nghĩa với việc tất cả những người đang hoạt động báo chí mà không có thẻ thì đều là “phóng viên tự do”, “tự xưng/ mạo nhận”, và đều có thể bị ngăn chặn triệt để, không được phép tiếp cận thông tin. Ngày 30/10/2012, khi phóng viên Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Huyền Trang, bị công an đưa về đồn thẩm vấn, cô nói cô là phóng viên. Nhân viên công an liền quát: “Ai công nhận chúng mày là nhà báo hả? Thẻ tác nghiệp của chúng mày đâu? Một lũ ăn không ngồi rồi, rồi rủ nhau phản động hả?”.

Riêng trong hai năm 2011 và 2012, trên cả nước đã xảy ra hàng chục vụ phóng viên bị đánh. Thủ phạm là lưu manh côn đồ, bảo vệ, vệ sĩ, công an, và cả dân thường. Nhưng trong tư duy của chính quyền, nạn nhân nếu chưa có thẻ thì không phải là nhà báo, do vậy sự việc không nghiêm trọng tương đương với “hành hung nhà báo.”

Với blogger, tình hình còn tệ hại hơn: Họ không những không được pháp luật bảo vệ mà ngược lại, còn bị xử lý. Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và tất cả các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do đều “không phải là nhà báo”, nên bị cơ quan công an, an ninh xua đuổi, đàn áp thẳng tay khi họ có mặt tại các điểm nóng để đưa tin, dù chỉ là lên blog của họ. 

Một mặt, Đảng và Nhà nước xiết chặt việc “nắm tư tưởng”, “định hướng” báo chí chính thống. Mặt khác, Đảng và Nhà nước nhất định không công nhận blogger là nhà báo. 

Làng báo chính thống và blog chính trị ở Việt Nam đều biết đến Trương Duy Nhất, người từng bỏ nghề báo để trở thành blogger, chủ trang mạng “Một góc nhìn khác”. Sau khi ông Nhất bị bắt ngày 26/5/2013, nhà báo Đức Hiển (Facebooker Bố Cu Hưng) bình luận trên Facebook cá nhân rằng “vấn đề của một nhà báo là phải có thông tin. Khi thiếu khả năng hoặc cơ hội tiếp cận thông tin thì góc nhìn nếu khác là chửi đổng mà nếu giống là a dua…”.

Cộng đồng FB và blog chính trị rộ lên một đợt chỉ trích nhà báo Đức Hiển. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ của chính quyền thì ông Đức Hiển nói đúng. Khả năng và cơ hội tiếp cận thông tin chính là cái khác biệt giữa nhà báo và blogger, giữa nhà báo chính thống và nhà báo tự do. Blogger không thể nào có mặt ở các sự kiện chính trị-xã hội quan trọng do Nhà nước tổ chức, không thể nào tham dự hội thảo, hội nghị quốc gia, quốc tế, không thể nào tiếp cận quan chức cấp cao của Đảng và Nhà nước. Và chính quyền ý thức được rằng phải khoét sâu vào điểm yếu ấy của blogger thì mới giữ nền báo chí công dân ở thế yếu hơn báo chí cách mạng được. Song song với đó là việc tạo cuộc chiến vô hình “lề phải – lề trái” để ngăn chặn mọi sự hợp tác, bắt tay nhau giữa nhà báo quốc doanh và nhà dân báo.

Đừng để bị “phản động lợi dụng

Để tạm kết thúc hai bài viết sơ lược về tự do báo chí kiểu Việt Nam (chuyện dài kỳ), xin sử dụng một đoạn hội thoại – thẩm vấn điển hình cho tư duy của chính quyền về báo chí và hoạt động của nhà báo trong chế độ xã hội chủ nghĩa:

AN: Anh Y. ạ, hiện chúng tôi đang làm rõ động cơ, mục đích đằng sau một số bài viết trên blog của anh.

Blogger: Tôi phản đối việc bắt giữ tuỳ tiện. Như tôi đã nói, các bài viết của tôi chỉ có mục đích xây dựng, đóng góp cho Đảng một ý kiến phản biện ôn hoà.

AN: Không ai cấm anh phản biện, đóng góp ý kiến xây dựng Đảng. Nhưng anh có thể chọn những cách khác, hiệu quả hơn.

Blogger: Tôi không đồng ý. Thế nào là hiệu quả hơn? Tôi là blogger, tôi nói lên ý kiến của mình qua công cụ blog của tôi thì sao? 

AN (cười độ lượng): Đấy, anh lại thế rồi. Tôi đã nói rồi, không ai cấm anh phản biện, đóng góp ý kiến xây dựng cả. Nhưng mình là trí thức, là người có ăn có học, nói gì thì nói, phải có cơ sở anh ạ, phải có lý có lẽ, có thông tin, thuyết phục, chứ không phải thích gì nói nấy. Cứ thích thì nói nấy thì anh thành ra mấy cái đứa blogger phản động trên mạng à? 

 Blogger: Tôi là nhà báo. Tôi có cách tiếp cận và xử lý thông tin của tôi.

AN (nhấn mạnh): Anh không phải nhà báo. Anh làm gì có thẻ tác nghiệp, hả? Nhà báo tự do à? Điếu Cày à?

Blogger: Nhà báo thì sao mà không là nhà báo thì sao? Không lẽ chỉ nhà báo mới được viết? Mà luật nào cấm blogger được viết? Hiến pháp của chúng ta cũng đã quy định…

AN (ngắt lời): Khổ. Anh lại cực đoan rồi, anh Y. Tôi đã nói rất rõ là nói gì thì nói, viết gì thì viết, phải có thông tin xác thực, lập luận thuyết phục trên cơ sở xây dựng anh ạ. Anh xưng anh là nhà báo thì lại càng phải thế, phải có trách nhiệm với những gì mình viết chứ. Anh xem lại các bài viết của mình mà xem, toàn là những bài hết sức cực đoan, phiến diện vì thiếu thông tin.

Blogger: Thế anh nói “có những cách hiệu quả hơn để đóng góp ý kiến” là những cách gì?

AN: Nếu thực sự anh có tinh thần xây dựng, muốn đóng góp ý kiến xây dựng Đảng thì anh sẽ tìm ra cách. Thiếu gì cách. Ví dụ – đây là tôi lấy ví dụ thôi nhé – anh có thể gửi thư riêng đến các đồng chí lãnh đạo cao cấp. Chứ ai lại đi đưa lên blog công cộng như thế cho mấy đứa trên mạng nó đọc, rồi nó lợi dụng, nó bàn ra tán vào này nọ. Mình thấy nó hưởng ứng mình, mình tưởng thế là hay, chứ thực ra bọn nó chỉ lợi dụng mình thôi. Anh xem đấy, đến lúc anh bị bắt thì đứa nào giúp anh? Từ giờ phút này là chỉ có anh mới cứu được anh thôi, anh Y…


A police state: Police standing outside the trial of legal activist Cu Huy Ha Vu, April 2011. 
(source unknown)


The Vietnamese Style of Media Freedom (part 2)



A police state: Police standing outside the trial of legal activist Cu Huy Ha Vu, April 2011. 
(source unknown)

As written in the first part, “more than anyone else, the Communist Party – herein represented by the propagandists and public security machinery – is aware of the power of secrecy. Transparency only means self-defamation and suicide.” Therefore it is crucial to ensure secrecy in a variety of areas, ranging from work secret to national security. This can be done via the implementation of a basic principle, that is “to do good in propaganda of the communist ideology” and to keep the press under tight surveillance.

With the advent of the Internet and especially social media networks, however, the task becomes more difficult. Given such context, the propaganda and public security machinery must deal with controlling official media and, at the same time, suppressing the unofficial one, ie. the Internet media.

Press cards

A subtle measure taken by the Party to control the media in the name of “media management” is to maintain the so-called “press card” (not press badges which are issued to journalists covering a specific event). A Vietnamese press card is granted by the Ministry of Information and Communication to a reporter only when he/she meets a set of requirements imposed by a circular titled 07/2007/TT-BVHTT, including “not to be rebuked in the previous 12 months” and “to be recommended by the media agency, the line ministry, the Department of Culture and Information and the Association of the Press.” All the requirements are hard to meet, especially for reporters who tend to criticize the Party.

In particular, the requirement that the reporter must be “recommended by the media agency, the line ministry, the Department of Culture and Information and the Association of the Press” manifests the vague boundary between the state sector and civil society. The press per se is part of the realm of civil society, and the media agency is not an agency performing official duties. 

Accordingly, the government is not entitled to grant press cards to identify those who work in media area; in other words, it cannot make invention in an area beyond its jurisdiction. However, the government in reality keeps exercising this authority, even prescribes that “The media operating within the Socialist Republic of Vietnam is the essential means of providing public information in relation to social life; is the mouth piece of Party organizations, State bodies and social organizations, and a forum for the people” (Article 1 on role and function of the media, Vietnam’s Law on Media, 1999) and the media must “disseminate, publicize and contribute to the establishment and protection of the strategies and policies of the Party, the laws of the State, and the achievements of the country and the world in accordance with the guiding principles and aims of media organizations; to contribute to political stability” (Article 6 on the responsibilities and rights of the media).

As a result, a great many journalists are subject to the direction of the machinery of government whose capacity of communication is decidedly inferior to theirs.

“Free journalist” = reactionary element

Some may say press card itself is no more than a card, thus it is of not much significance. However, press cards are very important. A journalist is someone “who is granted a press card” in law as well as in social perception. Those without press cards are not recognized as journalists. Consequently, they will evidently be barred from any event that the organizers, the police, and the authorities, dislike the press to attend. “Press card bearing” is often referred to as one condition for journalists who want to attend state-organized, high level meetings. With this requirement, the organizers succeed in blocking hundreds of reporters and, of course, bloggers.

More than anyone else, the police insist that only those granted with press cards are recognized as journalists and that those without press cards are just “self-proclaimed” reporters or freelance writers who must not be given access to “authorized information”. On October 30th 2012, Catholic blogger Huyền Trang was detained and interrogated for nearly one day in a Ho Chi Minh City police station. When she told the police that she worked as a reporter for Redemptorist News, an online Catholic news service, they shouted at her, “Who recognized you? Where is your press card? You all are a band of reactionary parasites!” 

In 2011 and 2012 alone, dozens of journalists reported being harassed or even assaulted by the police, ruffians and even civilians. However, their denunciations and complaints simply went ignored because they were not “journalists performing duties” in the eyes of the authorities.

Being unrecognized may cause much more trouble to bloggers because they do not receive protection. Dieu Cay and Ta Phong Tan, the two members of the Free Journalist Club, were severely persecuted when they came to hot spots to report for their personal blog. Both were given harsh sentences in the end: 12 years of imprisonment for Dieu Cay and 10 years for Ta Phong Tan.

On the one hand, the Party and the state tightly control official media. On the other hand, they keep denying the existence of “citizen journalists”.

Both the mainstream media and the blogosphere heard of Truong Duy Nhat, who quit his journalistic career to become a blogger. He is now the owner of the blog “A Different Viewpoint”. Following his arrest on May 26, 2013, journalist Duc Hien (aka. Bo Cu Hung) commented on his FB page, “the thing is that a journalist must be able to access information. If he or she lacks the ability or opportunity to access information, his or her different viewpoint will be either insults, or libels, or talking along the same line as someone else…

Ironically while political bloggers harshly criticized Hien, he was right from the viewpoint of the authorities. The ability and opportunity to access information remain a huge difference between a journalist and a blogger, or a state-recognized journalist and an independent (free) one. There is no way for a blogger to attend major social or political state-organized events and gatherings, international and national conferences, or to interview high ranking officials of the Party and the government.  

The authorities are fully aware that they must employ this disadvantage of the bloggers to keep them in the disadvantageous position to the press. At the same time, they deliberately create an invisible war between “right side” and “left side” media to curb any form of cooperation between state-owned and citizen journalists.

---

Note: Le Doan Hop, in his office tenure, said in an interview given to the Sai Gon Giai Phong on August 3, 2007, “You the press are absolutely free if you keep to the right side of the road, and we are making efforts to keep you, comrades, on the right side.” Possibly from that time on, Hop’s concepts of “right side” and “left side” in media gave rise to a famous metaphor, “right side press” to mean state-owned newspapers as opposed to “left side press” to mean “reactionary”, out-of-state-control blogs.


Previous part

Monday 17 June 2013

Tự do báo chí kiểu Việt Nam (kỳ 1)

Theo Báo cáo công tác báo chí năm 2012, do Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn trình bày tại Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2013, “tính đến tháng 2/2013, số lượng cơ quan báo in trên cả nước là 812 với 1084 ấn phẩm. Trong đó, có 197 tờ báo in (84 báo Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể, 113 báo địa phương). Trong lĩnh vực thông tin điện tử, 336 mạng xã hội, 1174 trang thông tin điện tử tổng hợp. Cả nước hiện có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 02 đài quốc gia là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, 01 đài của ngành (Đài Truyền hình KTS VTC); 64 đài phát thanh và truyền hình địa phương với 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình (99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh) Về đội ngũ cán bộ báo chí, cả nước hiện có gần 17000 người làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ, 19000 Hội viên Hội nhà báo Việt Nam, sinh hoạt tại các chi hội, liên chi hội...”.

Nghe quen quen? Đó là bởi vì mẫu câu này về căn bản vẫn được giữ nguyên qua các năm, chỉ có con số thay đổi chút đỉnh. Ví dụ như năm 2012: 

Truyền thông đại chúng nói chung, báo chí nói riêng hiện nay ở nước ta chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, về số lượng, về loại hình như ngày nay. Tính đến tháng 3/2012 nước ta có 786 cơ quan báo chí in (184 báo in, trên 592 tạp chí) với 1016 ấn phẩm trong đó báo có 194 cơ quan gồm 81 báo Trung ương, 113 báo địa phương; tạp chí có 592 cơ quan (475 tạp chí Trung ương và 117 tạp chí địa phương; 1 hãng thông tấn quốc gia; 2 đài phát thanh, truyền hình quốc gia; 1 đài truyền hình ngành; 64 đài phát thanh, truyền hình thành phố, 47 đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp, 9 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp. Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 61 báo, tạp chí điện tử, 191 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp...”.

Và thống kê của năm 2011:

Tính đến tháng 3/2011, trên lĩnh vực báo in, cả nước có 745 cơ quan báo chí với 1003 ấn phẩm. Ở lĩnh vực phát thanh và truyền hình, có 67 đài phát thanh, truyền hình gồm 3 đài phát thanh, truyền hình ở trung ương (VOV, VTV, VTC), và 64 đài phát thanh-truyền hình ở các địa phương với 200 kênh sản xuất trong nước và 67 kênh nước ngoài. Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 46 báo điện tử và tạp chí điện tử, 287 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng nghìn trang tin điện tử có nội dung thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các đoàn thể, hội, hiệp hội và các doanh nghiệp. Cũng tính đến tháng 3/2001, cả nước có gần 17.000 người đã được cấp thẻ nhà báo và trên 5.000 người đang hoạt động báo chí nhưng chưa có thẻ, trong đó nhiều phóng viên, biên tập viên có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ khá”.

Đây là những thông tin thường được Đảng và Nhà nước Việt Nam, thông qua báo chí chính thống và mạng lưới dư luận viên, đưa ra mỗi khi cần dẫn bằng chứng cho tự do báo chí ở Việt Nam.  Điều này có lẽ xuất phát từ một đặc điểm tâm lý chung của những người cộng sản là rất thích con số, thích sự “lượng hoá” để làm bằng chứng, kiểu như GDP mỗi năm tăng trưởng 7%, hay thu nhập đầu người ở Việt Nam tính trung bình là xyz USD/năm kể từ năm abc, hoặc lượng hoá một cách thô thiển nữa thì thành kiểu “ba phe, bốn mâu thuẫn”, “thanh niên ba sẵn sàng”, “phụ nữ ba đảm đang”…

Có vấn đề là Đảng và Nhà nước lại chỉ sử dụng con số cơ quan báo chí và số lượng nhà báo hoạt động như là bằng chứng rõ nhất và duy nhất cho tự do báo chí ở Việt Nam, còn các cơ quan và con người đó hoạt động như thế nào thì lại không nói đến. 

Công khai chỉ đạo trong bí mật

Hàng tuần tại Hà Nội và TP.HCM, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành uỷ, cùng đại diện Bộ Thông tin - Truyền thông và cơ quan an ninh, đều tổ chức một cuộc họp với tất cả tổng biên tập các tờ báo quan trọng (mức độ quan trọng là do Ban Tuyên giáo đánh giá). Ở các tỉnh, thành khác, cơ quan tuyên giáo địa phương cũng có hoạt động tương tự vào thời gian tuỳ họ ấn định.

Cuộc họp này được gọi một cách tế nhị là “giao ban báo chí hàng tuần”, còn thực chất nó là một buổi “định hướng thông tin tuyên truyền”, trong đó, đại diện Ban Tuyên giáo sẽ nhận xét các báo tuần qua làm gì tốt (thì biểu dương), làm gì chưa tốt hoặc sai phạm (thì xử phạt); tuần tới thì sẽ tập trung làm gì và chú ý đừng làm gì. Người được mời dự họp là các tổng biên tập hoặc đại diện có thẩm quyền của các báo, và tất nhiên, 100% phải là đảng viên.

Việc tiến hành những cuộc họp như thế thực sự là hành động xoa đầu, răn dạy, kết hợp đe dọa và trấn áp báo chí, và dĩ nhiên là chẳng theo một quy định pháp luật nào: Thật là chối tỉ khi toàn bộ hệ thống báo chí đều bị coi là “lực lượng tuyên truyền” và do một đảng chính trị đứng ra chỉ đạo, định hướng. Có lẽ Đảng cũng tự thấy rõ việc này là khó chấp nhận, là giẫm lên luật pháp và nguyên tắc báo chí, cho nên ở đây có một việc rất buồn cười là: Một mặt họ yêu cầu tất cả “các đồng chí lãnh đạo cơ quan báo chí” phải quán triệt các định hướng của họ đến anh chị em phóng viên ở toà soạn, nhưng mặt khác họ lại cũng yêu cầu các báo phải tuyệt đối giữ kín chuyện Đảng đứng ra chỉ đạo báo chí, tuyệt đối không bàn đến, không để rò rỉ thông tin ra bên ngoài, nhất là cho các thế lực thù địch, rằng “có một cuộc họp như thế” mỗi tuần ở Hà Nội và TP.HCM.

Biên bản ghi chép một cuộc họp giao ban báo chí như thế vào ngày 29/3/2011 đã bị rò rỉ ra lề trái, với một số chỉ đạo nổi bật như: Không đưa tin về việc diễn viên Hồng Ánh tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội; sắp tới sẽ xét xử vụ Cù Huy Hà Vũ, đề nghị khi nhắc về con người này thì không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư; không nhắc đến vụ chìm tàu tại Hạ Long để tránh ảnh hưởng đến du lịch của đất nước; không đưa tin các vấn đề liên quan đến nhà máy điện nguyên tử của Việt Nam, v.v.

Vị lãnh đạo cơ quan báo chí đứng tên trên văn bản (Phó Giám đốc Truyền hình Kỹ thuật số VTC, ông Vũ Quang Huy) và vài nhân viên liên quan được một phen tá hoả vì sợ bị truy cứu trách nhiệm.  Rút kinh nghiệm vụ này, sát trước phiên toà xử ông Cù Huy Hà Vũ, phóng viên nội chính của các tờ báo lớn đều nhận được một văn bản không tiêu đề, không tên người gửi, không cơ quan, không con dấu, chỉ thị rõ các báo đưa tin theo hướng phản ánh tính nghiêm minh của phiên toà và sự xác đáng của bản án, “không mở rộng bình luận”, “không gọi bị cáo là tiến sĩ vì có thể bị cáo lợi dụng”, v.v. 

Tháng 12-2012, tại một cuộc họp giao ban báo chí định kỳ, ông Nguyễn Thế Kỷ, ban Tuyên giáo Trung ương, đã quở trách báo chí đưa tin “không đúng” về sự kiện tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Việt Nam. Theo ông Kỷ, phía Trung Quốc chỉ là “vô tình gây đứt cáp” chứ không có ý cắt cáp, phá hoại “ta”. (Trên thực tế, những người có chuyên môn, chẳng hạn một số kỹ sư ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Petrovietnam, đều khẳng định rằng không có chuyện Trung Quốc vô tình). Điều đáng chú ý là băng ghi âm ghi lại bài khiển trách của ông Kỷ đã bị tuồn lên mạng, sau đó tờ báo hải ngoại bị coi như “đài địch” là BBC Việt Ngữ liên hệ với ông Kỷ đề nghị phỏng vấn – ông bèn nói tránh rằng mình chỉ “trao đổi nghiệp vụ” với các báo mà thôi. Cả ông Kỷ và Ban Tuyên giáo đều không hài lòng trước việc bị lộ “hoạt động định hướng thông tin tuyên truyền”. Nghe nói (cũng chỉ là “nghe nói”) vào buổi họp giao ban tuần tiếp theo, họ tỏ ra rất cảnh giác trước nguy cơ bị ghi âm, có lẽ chỉ còn thiếu nước khám người tất cả các tổng biên tập và đại diện toà báo tham dự họp để kiểm tra xem có gài thiết bị ghi âm hay không.

Chỉ đạo qua điện thoại, tin nhắn

Các báo chú ý: Ngày mai, 1/7, là ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các báo tuyệt đối không đưa tin về biểu tình, về tranh chấp chủ quyền Việt Nam-Trung Quốc”. Tin nhắn này, đề ngày 30/6/2012, chỉ là một trong vô số tin nhắn truyền đạt mệnh lệnh của cơ quan quản lý báo chí đến lãnh đạo (tổng biên tập) các báo. Bên cạnh đó là các cú điện thoại của “trên”, ra các chỉ đạo “miệng”: Không đưa tin về vụ này, không làm đậm vụ kia, hạn chế đề tài nọ v.v. Thật là một cách chỉ đạo tuyệt vời khôn ngoan vì nó hiệu quả mà lại rất kín, không để lại văn bản, con dấu, chữ ký… chẳng có bằng chứng gì cho thấy các báo đã được/bị định hướng. Bọn “thế lực thù địch” có muốn rêu rao các luận điệu bôi nhọ, bêu xấu ta cũng chẳng được – bằng chứng đâu? Tất cả chỉ là vu khống.

Hơn ai hết, Đảng – mà đại diện ở đây là bộ máy tuyên giáo và an ninh – ý thức được sức mạnh của sự bí mật. Công khai, minh bạch là tự làm mất mặt mình, tự giết mình. Cũng từ đây, nảy sinh nguy cơ mà Đảng rất không thích và luôn đề cao cảnh giác, đó là sự hợp tác, bắt tay nhau giữa “lề phải” và “lề trái”, hành động tuồn thông tin từ các nhà báo “chính thống sang giới blogger để blogger tung lên mạng. 

(Còn nữa)

"Coffee and tea reserved for NA deputies and secretaries. No service to the press and guards."
Ảnh: Lê Anh Dũng (VietNamNet)


Sunday 16 June 2013

The Vietnamese Style of Media Freedom (part 1)



"Coffee and tea reserved for NA deputies and secretaries. No service to the press and guards."
Ảnh: Lê Anh Dũng (VietNamNet)

A report on media activities in 2012, which Deputy Minister of Information and Communication Do Quy Doan delivered at the national conference on the tasks for the press during 2013, clearly stated, “As of March 2013, there are 812 printed media agencies nationwide with 1084 publications. Of these, there are 197 newspapers, including 84 newspapers at national and industrial level, and 113 provincial ones. In the area of electronic media, there are 336 social media networks and 1174 diversed news sites. The whole country has 67 broadcast agencies at national and provincial (local) level; three of these are central (national) agencies, including the Voice of Vietnam, the Vietnam Television, and the Vietnam Digital Television (VTC). The other 64 agencies are local broadcasters providing 172 channels (with 99 television channels and 73 radio ones). In terms of human resources, there are nearly 17,000 professional journalists granted press cards; and the Vietnam Journalists Association has 17,000 members in its network.

The language sounds familiar, doesn’t it? Indeed it remains almost the same through years, with only a slight change in statistical figures.  The press system in 2012, for example, is described as follows:

Mass media in general and the press in particular in present Vietnam has never attained such a growth in terms of the size, the quantity and the form. As of March 2012, our country has 786 printed media agencies, including 184 newspapers and over 592 magazines, with 1016 publications. Of these media agencies, there are 194 newspapers, including 81 national and 113 local newspapers; there are 592 magazines, including 475 national and 117 local ones; 1 national news agency; 2 national broadcast agencies; 1 industrial television agency; 64 provincial broadcast stations; 47 licensed cable broadcasters; 9 providers of cable TV signals. In the area of electronic meda, the entire nation has 61 electronic newspapers and magazines, 191 social media networks, and over 1000 diversified news sites…”

And below is the 2011 statistics:

As of March 2011, in printed media alone, there are 745 media agencies nationwide with 1003 publications. In broadcast, there are 67 broadcast agencies. Three of these are central (national) agencies, including the Voice of Vietnam, the Vietnam Television and the Vietnam Digital Television. The other 64 agencies are local broadcasters. They provide 200 domestic channels and 67 overseas ones. In the area of electronic media, our country has 46 electronic newspapers and magazines, 287 news sites owned by various media agencies and thousands of news sites owned by the diverse agencies of the Party, the Government, unions, associations, organizations, and enterprises. Moreover, as of March 2011, there are nearly 17,000 citizens granted press cards in our country and more than 5,000 people working as reporters without press cards. Many such reporters and editors have a good command of political awareness and professional knowledge.

The above passage, cited from a statement by the Ministry of Communication and Information of Vietnam, is typical of official reports issued by the Vietnamese government which are characterized by an emphasis on numbers and a deliberate neglect of analysis. The information in the passage is also what the Vietnamese authorities are likely to provide via mainstream media and the network of public opinion shapers when they are asked to present evidence supporting the idea that Vietnam has freedom of the press.   

This may be traced back to a common psychological trait of communists, that is, they are very fond of numbers and quantification. For instance, they consider them to be the strongest evidence of the nation’s economic achievements and social progress. They tend to cite the annual growth in gross domestic products or the average income per capita in Hanoi as from year X. as “undeniable evidence” that Vietnam is doing well in development. In the wartime, for the sake of conciseness in propaganda activities, they even quantified and shortened many terms unrelated to numbers such as “three sides, four conflicts” to describe the world’s political situation, “three preparations” to describe three qualities required from youths and “three responsibilities” to mean the same for women.  

One thing to note, however, is that the Vietnamese government has been using the number of media agencies and reporters as the clearest and the only evidence of freedom of the media in Vietnam. They do not go into details of how the media agencies and reporters work. They also ignore an extremely important aspect of the story, that is: The vast majority of the media agencies are owned and dominated by the state in various forms.

Openly giving secret instructions

A standard feature of communist press such as that of Vietnam is the “guiding role” of the Party’s Propaganda Department. Every week, this agency holds a meeting in Hanoi with the editors-in-chief of all major newspapers, in which it provides feedbacks and rebuke the media for what they have done in the previous week. The same meeting is held in Ho Chi Minh City by the local Propaganda Department and things are the same for other provinces and cities across Vietnam. 

These meetings are euphemized by the Party as “weekly discussions with the media.” In essence, they are meetings in which communist officials sermonize media leaders, trying to mould newspapers into the Party’s lines and thereby shaping public opinions. 

The Party must be well aware that this is an unlawful measure which runs counter to all journalism standards of truthfulness, accuracy, objectivity, impartiality and fairness. So on one hand, it orders the editors-in-chief to convey the Party’s editorial directions to journalists at home; on the other hand, it wants the press to keep extremely secret the fact that the Party maintains media control with such weekly meetings.

The minutes of the press guiding meeting  of March 29, 2011 was leaked to the blogosphere with instructions such as “don’t report on movie actress Hong Anh running for national assembly election”, “don’t mention the jurist doctorate of Cu Huy Ha Vu in his trial” (Vu is a prominent legal activist who was subsequently sentenced 7 years in prison for conducting propaganda against the state), “don’t report the vessel sinking in Ha Long so as not to badly influence the nation’s tourism industry”, “don’t cover issues related to atomic energy stations in Vietnam”, etc. The leader of the media agency whose name and signature appeared on the minutes, Vu Quang Huy, and some concerned staffs were deadly anxious about being imputed. 

Just prior to the trial of Cu Huy Ha Vu, journalists covering legal affairs for major newspapers all received a printed notice without sender’s name or title or seal, instructing the media, in reporting the trial, to praise the impartiality of the judges and the just sentence, “not to give commentaries or in-depth analyses”, “not to address the accused as J.D. as the accused can take advantage of his title”, etc. 

In another press guiding meeting last December, Mr. Nguyen The Ky, the Vice Director of the Central Department of Propaganda, rebuked the press for having reported that Chinese vessels cut the seismic cables of a Vietnamese oil exploration ship. He said the Chinese vessels just “unintentionally caused the cables to be broken” rather than “deliberately sabotaged them”. (In fact experts, for eg. some working for Petro Vietnam, insisted that China must not have done anything unintentionally.) Ky’s preach was wired and posted to web, and he suffered from a public outcry online. Vietnamese BBC, an oversea media agency, later had an interview with Ky, where he explained that he only meant to “discuss” this matter with the press. However, he could not mould bloggers into thinking that the Party puts national interest above their comradeship with the Chinese communist party or that the Party leaves the press independent. Both Ky and the Propaganda Department were annoyed with the leakage of “guidance and propaganda information”. Arguably in the next meeting, they were extra vigilant over the risk of being recorded, and went short of searching every attendant for recording devices.

SMS and phone instructions

The press, be noticed that tomorrow, July 1, is the Chinese Communist Party’s Establishment Day. Reporting on anti-China protests and territorial disputes between Vietnam and China is strictly prohibited.” This text message of June 30, 2012, is just one of numerous SMS instructions from media control agencies to leaders of major media agencies. 

In addition to text messages, phone calls and oral instructions have also been used to order the press “not to report this incidence”, “not to highlight that case”, “to restrict covering these topics”, etc. This proves to be a wise technique of controlling the media for its being effective and subtle, leaving no written form, signature or seal. As there’s not any evidence left of the “guidance” imposed upon the press, “hostile forces” simply cannot allege that freedom of the press in Vietnam is restricted – all what they say is slanderous.

More than anyone else, the Communist Party – herein represented by the propagandists and public security machinery – is aware of the power of secrecy. Transparency only means self-defamation and suicide. Thereby arises a risk which the Party keeps hostile to and vigilant against, that is the sympathy between mainstream media and unofficial media, or the leakage of information from the “right side” to the “left side” press (see note), in the words of former Minister of Information and Communication Le Doan Hop.  

(to be continued)


---

Note: Le Doan Hop, in his office tenure, said in an interview given to the Sai Gon Giai Phong on August 3, 2007, “You the press are absolutely free if you keep to the right side of the road, and we are making efforts to keep you, comrades, on the right side.” Possibly from that time on, Hop’s concepts of “right side” and “left side” in media gave rise to a famous metaphor, “right side press” to mean state-owned newspapers as opposed to “left side press” to mean “reactionary”, out-of-state-control blogs.