Wednesday 27 August 2014

Lại chuyện chụp ảnh công an

Đứng cùng với mình trong ảnh là một anh cảnh sát ở thành New York. Nói theo ngôn ngữ của công an ta, anh được trên phân công nhiệm vụ trực chiến ở khu vực tượng Con Trâu (Charging Bull) gần Phố Uôn (Wall Street). Địa bàn này rất phức tạp, vì nằm gần trung tâm tài chính lớn của tư bản Mỹ, trong khu Manhattan vốn là nơi hết sức mất trật tự trị an.


Tuy nhiên, có lẽ do đời sống đô thị ở đây yên bình quá cho nên công việc trên thực tế của anh cảnh sát ấy – như mình thấy – là chỉ đường cho khách bộ hành và tạo dáng, chụp ảnh với khách du lịch.

Hôm đó mình chỉ đứng ở đấy có 5 phút mà đã có tới 2-3 người hỏi đường và cả chục du khách (chủ yếu là nữ) xô vào xin chụp ảnh cùng, làm anh bận tíu tít. Nhưng anh vẫn chỉ đường tận tình, giữ nụ cười thật cine và “cảm ơn, chúc một ngày tốt lành” cho tất cả mọi người. Có du khách (trông mặt thì châu Á đấy nhưng chắc chắn không phải đến từ Việt Nam hay Trung Quốc) còn hỏi: Tôi có thể chụp một mình anh thôi được không?”. Anh cảnh sát hớn hở: “Certainly. Why not?” (Tất nhiên rồi, tại sao lại không chứ?). Rõ cái thằng thích chụp ảnh!

Nhưng mà nhìn anh, lại nghĩ chuyện quê nhà. Ở Việt Nam ta, bác nào mà đang đi đường, tự nhiên lại đi tới xin chụp ảnh cùng mấy đồng chí công an giao thông nhỉ, không biết điều gì sẽ xảy ra? Nếu lại còn táo gan hơn, xin ghi hình một mình đồng chí ấy thôi, thì không chừng tan luôn cả cái máy ấy chứ, híc híc.

* * *

Lại nhớ chuyện luật sư phản động, Việt kiều Mỹ Vi K. Tran kể: Cách đây mấy năm nàng về thăm quê hương Việt Nam, cũng thấy có anh công an giao thông trẻ đang đứng đủng đỉnh ở một ngã tư vắng. Tưởng anh rảnh rỗi và hiếu khách, lại quen thói “xì tin dâu”, nữ luật sư lon ton chạy lại gần xin chụp ảnh cùng bạn của dân.

Anh công an giương mắt lên, nhìn thẳng vào mặt Vi K. Trần. Ánh mắt gườm gườm và đầy tinh thần cảnh giác cách mạng ấy như thay lời muốn nói: “Bố con dở hơi!”.

Rồi anh quay đít đi tạt qua chỗ khác.

Vi K. Trần cụt hứng, đành tự chụp hình mình với cái gáy, lưng và mông của anh công an nọ. (ảnh dưới)


Bài học rút ra là: “Đừng có đem quan niệm của nước ngoài áp đặt vào Việt Nam”. Thấy cảnh sát Mỹ thân thiện mà tưởng công an Việt Nam cũng thế hả, đừng hòng nhá, đây rất là kiên định cách mạng nhá.

* * *

Nhân đây xin nói thêm: Nhiều bạn dư luận viên hoặc có tư duy của dư luận viên hay đưa chuyện cảnh sát Mỹ hành hung dân thường (đặc biệt là người da đen, người thuộc các sắc dân thiểu số) ra để nói, đại ý: “Đấy, rân trủ đâu rồi, không qua đấy mà đấu tranh? Ở Mỹ mà lơ tơ mơ thì cảnh sát nó cũng đánh cho hỏng người đấy các con giời ạ”.

Lập luận này của các bạn hết sức nực cười, vì vài lẽ: Thứ nhất là, chuyện cảnh sát lạm quyền thì đúng là ở đâu trên thế giới này cũng có, vì bản chất của những cái nghề có gắn hai từ “công vụ” vào là như thế. Mỹ chẳng phải hình mẫu hoàn hảo để toàn thế giới phải noi theo, nên tại sao các bạn cứ lôi Mỹ ra làm gì nhỉ? 

Chính vì bản chất của nghề là dễ lạm dụng quyền lực, nên lại càng phải có cơ chế giám sát độc lập, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc, triệt để các trường hợp cảnh sát bạo quyền. 

Điều quan trọng là, cho dù ở bất kỳ đâu, thấy cái xấu, cái ác, thì cũng phải lên tiếng phản đối nó, đấu tranh để thay đổi nó, chứ không được lý sự cùn “Mỹ cũng thế”. Nhà có rác, các bạn không chịu quét dọn, lại quai mồm ra bảo nhà thằng hàng xóm cũng bẩn chả kém; ấy là tư duy dư luận viên, não trạng dư luận viên đó các bạn.

Thứ hai là, tất cả các vụ cảnh sát lạm quyền ở Mỹ đều được điều tra độc lập và bị đưa ra xét xử, trừng phạt thích đáng bởi tòa án (đương nhiên là độc lập). Cảnh sát Mỹ mà vớ vẩn, dân kiện cho thì vỡ mặt. Và trên thực tế là trong các vụ dân kiện cảnh sát từ trước tới nay, cảnh sát Mỹ thua rất nhiều, te tua vì thua kiện, đã thế còn bị báo chí-truyền thông cho lên thớt mà “băm” tơi tả. Nào, các bạn thích so sánh với Mỹ thì so sánh luôn đi.

Quay trở lại chuyện Việt Nam, thì ta thử xem có vụ nào công an đánh dân, giết dân, mà bị xử thích đáng không? Hay là toàn thấy dân tự tử trong đồn, tự đập mặt vào giày và dùi cui của công an, còn báo chí thì cứ phải vừa đưa tin vừa ngóng chừng xem ý Ban Tuyên giáo thế nào…

Ảnh: Ian Timberlake/ AFP (2011)


Thursday 21 August 2014

“When autumn comes, that one sad place is Vietnam, my dear!”


  • Translated by Trần Quỳnh Vi

First day of autumn. The lifeless sunshine. One empty soul.

Two years ago around this same time, the feeling was similar. Under the bright sunshine and one blue sky, yet all that I could feel was my weariness and a sense of ultimate emptiness. Only then, I came to truly understand the state of mind of the poet who wrote: “I kept walking, unable to see the town or any of its homes. Before my very own eyes, only raindrops kept falling on the color of the red flag.”

I have never experienced such feeling in this utmost distinctiveness: My very own hometown, right at this moment has ceased from being my own.

My native hometown, the place where I have memorized every old, broken bricked and peeled off wall, every street corner busied with small shops, every French styled window, every deep green shadow made by the Khaya wood trees each winter that would fully awake once spring came … The town where my “Tây An Nam” [1] friends and I have become so attached to and where we have treasured it so much that we would not want to destroy even just one of its leaves or one of its road bricks because we have always felt that Hanoi and Vietnam have become such fragile bodies that continuously being crushed.

Such emotion, perhaps, cannot be called patriotism as we only dare to consider it an attachment. We have become so accustomed to its beauty, loveliness, and purity to love even the cluttered and unkempt space of our native land. The more we look at it, witness it, and experience it, the more we come to love it…

Such a town has now ceased from being my own. It has become the private realm of uneducated persons with red bands wrapped around their arms and the whistles readily to sound off on their puffing mouths; of the secret agents and police officers in uniforms or plain clothes, overly confident; of those “who’s who” that we all knew of, with their shameless faces and their increasingly fattened up bellies.

In such a realm, those people have an absolute right to act according to how they feel like. They can put tens of those banners which state “Crowd Gathering is Strictly Prohibited” in the back of their cars, tour around the city, and when and if they feel like it, they can just drop off those banners at the city’s garden, park, lake, or at the base of the Ly Thai To statute. They can grab one’s shirt, lift one up by the shoulders, or pull away the arms of those unarmed youths to drag them onto their buses to be improperly taken to the police station, and yet their mouths unctuously announced: “We are inviting you to come along, we are not arresting anyone”. Dear Lord, would any of us ever invite another person in such manner?

Under the broad, wide and fully insured helmet named “homeland security,” they can listen to telephone conversations, entrap emails, and entrap chat messages of any individual or organization whom they have concerns with. Those activities would have to be authorized by a court of law or a prosecution office in other countries. However, in this private realm which belongs to those people, sometimes all that they need is the fact that they are members of a specific profession.

And there are many more things that they could have done to you if they feel like it. At this time, it seems like the fight against the country’s inflation, and the improvement of public welfare are the only issues that are not on their to-do list, or perhaps, they have no potential to do anything about those issues.

That one town, as of now, has ceased from being our own.

* * *

This alienated feeling has come and gone from time to time. The first time it happened when I was really young, around five-year-old. Back then, my parents often took me to visit my grandparents at their home – which was an attic in the historic downtown, tiny and insanely hot with a round window in an exquisitely beautiful, antique blue color, which really had nothing to do with the blotching wallpaper in a room that could not be any smaller. It was a window from the time of the French colonization.

Back then, I did not know that very window belonged to a sizeable French styled villa. When “peace” was reestablished in Hanoi, that villa was divided into many smaller sections, and my grandparents were assigned to the attic. The rest of the villa was designated to the newly occupying officials who were members of the “take-over” forces.

I remembered that I enthusiastically went to get usable water for my grandparents. I went down to the water pump, filled up the container, then waddled up the stairs. When I came to the common courtyard that had an area of about three square meters, in front of a tightly shut room, I heedlessly put down the container. The water in the uncovered container teetered, tottered, and poured onto the ground. The door swung open, and a man dashed out. As he looked at the water on the ground, his face became wrinkly, and he shrieked loudly: “Damn this girl, this girl...

The five-year-old girl was terrified and stood there motionlessly, her face turned blue (maybe). Fortunately, her grandfather appeared just in time, said his apology to the neighbor, and took her back to their home. Afterward, the girl was told by the adults that the neighbor was a police officer named M., who was very strict. And because it was her who caused the water to pour onto the ground of the common courtyard right in front of that man’s front door, she therefore was rightly deserved to be scolded. Since that day, a little girl became frightful, and she often wondered how could such kind people like her grandparents live together with the awfully mean police officer who was like a monster to her? She was just being a typical child. Children often think that the world is full of kind people who would coddle them just like their grandparents and parents; good people most definitely have to live together with good people.

The little girl had no idea that such villa no longer belonged to her grandparents since the day the Capitol was liberated.

* * *

I have since grown up, and my grandparents have passed away for a long time now. Their old villa has become more alienated to me. Occasionally, I found myself thinking of my grandfather (like at this very moment), and I still remembered the image of me sitting on his lap – he was a history and math teacher at the Hang Ken school – listening to him whispered dearly in my ears: “Tell me, my granddaughter, how many kings did the Later Le Dynasty have?” And I would happily exclaim: “I already know, ‘During the reigns of King Thai To and King Thai Tong; picking up a child, holding up a child, walking with a child, and carrying a child,' as the beginning always had to start with King Thai To… “That’s correct; my granddaughter is so great. Well then, how many kings did the Nguyen Dynasty have?” “Well, there was Gia Long, Minh Mang, Thieu Tri…”

My dear grandfather, during your lifetime, had you ever contemplated that your granddaughter would grow up to be a member of the “social discontent,” “the resistance”, and had been accused of “subversion of the state’s national security”? Could you ever imagine that a friend of mine, a young man who loves and studies Vietnamese history very well, is being detained somewhere “over there” because he participates in a rally to protest against … China’s aggression, my beloved grandfather?

My brother wrote this poem:

… When will our past come to be our present 
For me once again become that little boy, sitting on my grandfather’s lap?

But I don’t know how to write poems. My wish is that my grandparents are still with me… I would ask them many questions about our country’s history and about Vietnam in the twentieth century of yore: during the French colonization, the anxious yesteryears before the general uprising, the 1945 Fall Revolution, the temporary occupancy, the silent resistance of the people residing within the inner city, the coming of the communist military to the capitol, the signing of the treaty dividing our country into two separate states, the migration from the North to the South, the sound of a mother’s crying call for her child, those nights in Kham Thien where fire consumed and turned the sky red, the celebrated victory, and then the time of those meals with semolina grains, mixed rice, broken rice, and those food coupons…

And then, I will ask him: My dear grandfather, when one faces the question, to be or not to be patriotic and attached to our beloved homeland, shall he be?

Written in Hanoi, one empty afternoon on August 21, 2011

[1] A slang term used by the young people of Hanoi, Vietnam to describe Vietnamese people who do not think, act, or behave like a typical Vietnamese, but more like foreigners or people who belong to another realm.

A young girl cried as she was watching police and "civil order defenders" 
cracked down on protesters in Hanoi on August 21, 2011. Photo by Đoàn Bảo Châu

A clip by Đoàn Bảo Châu telling "the story of a Vietnamese German girl 
protesting in Hanoi on August 21, 2011". 
English subtitles by Trí Tuệ.

Tuesday 19 August 2014

Đảng CSVN giỏi hay không giỏi?

Nhân chuyện chú Ba cháu vừa chỉ thị cho toàn ngành CAND phải ngăn chặn việc hình thành các tổ chức phản động, cháu chợt có mấy ý nghĩ thế này, xin kính thưa cùng các cụ:

Bên Tuyên giáo lâu nay vẫn tôn vinh Đảng ta tài tình, sáng suốt, mềm dẻo, khéo léo, linh hoạt, v.v. Ngoài ngành tuyên giáo thì cũng có nhiều người nói cộng sản rất giỏi, thể hiện ít nhất là trong việc Đảng duy trì được quyền lực độc tôn tới hơn 80 năm qua, tiêu diệt mọi thành phần đối kháng; cá nhân, tổ chức, đảng phái nào loe ngoe chống phá cũng đều bị đập tan hết. Thậm chí có người còn sợ là Đảng giỏi quá, không có ai thay được, “bây giờ mà cộng sản sập là cũng chết dở chứ không đùa đâu”.

Nhiều người khác thì lại bảo cộng sản nói chung là lũ ngợm, học luật ở bưng, học kinh tế ở Bun (tức là Bulgaria), thậm chí chả học hành gì, chui từ rừng rú ra, kéo cả nước xuống hố, v.v.

Từ hai luồng quan điểm trái ngược nhau này, đưa đến một cuộc tranh luận ngấm ngầm và kéo dài về năng lực của Đảng.

Cá nhân nhà cháu thấy, một cách ngắn gọn thì có thể nói rằng: Phàm cái gì liên quan đến phạm trù “xây” thì Đảng yếu kém, còn cái gì liên quan đến phạm trù “phá” thì Đảng rất là giỏi.

* * *

Nhà cháu xin lấy vài cái ví dụ (hơi thô sơ một tí) thế này: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây cầu thì khó chứ phá cầu rất dễ. Làm quy hoạch kiến trúc tổng thể cho thật văn minh, tạo ra những công trình xứng tầm khu vực và thế giới thì khó, chứ giải tỏa mặt bằng, cưỡng chế đất đai, rất dễ.

Trong chính sách kinh tế, Đảng phát triển kinh tế sao mà khó khăn, loay ha loay hoay, chứ cải tạo tư sản, vơ vét tài nguyên, dùng cơ sở hạ tầng như phá, thì nhanh ghê lắm. Ở cái nền kinh tế theo định hướng XHCN của Đảng, các doanh nghiệp xây dựng uy tín, tạo ra những thương hiệu nổi tiếng thì trật cà trật vuột, chứ phá hoại, làm hỏng, làm mất thương hiệu và uy tín, thì là chuyện bình thường, rất thường.

Trong đời sống chính trị cũng vậy. Đảng xây dựng lòng tin, tình yêu nước, trách nhiệm cộng đồng trong dân chúng thì khó khăn, có thể nói thẳng ra là không làm được; chứ Đảng phá hoại lòng tin, tình yêu nước, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của dân hết sức thành thục.

Thế cho nên chẳng lạ, khi dưới sự lãnh đạo của Đảng, xã hội dân sự không ngóc đầu lên được, mà các phong trào đối kháng, chống cộng, thì thất bại liểng xiểng suốt hàng chục năm nay. Bởi vì Đảng không xây mà chỉ chủ trương phá, mà lại phá quá giỏi. Cái gì có chữ “phá”, Đảng làm đều giỏi cả: phá tư sản, phá kinh tế, phá rừng, phá núi, phá đường, phá đình phá chùa, phá làng phá xóm, phá thương hiệu, phá uy tín, đương nhiên là cả “phá án” luôn, trong đó có phần “phá phản động”.

* * *

Thưa các cụ,

Nhà cháu trộm nghĩ: Thật ra có năng lực phá hoại cũng rất tốt. Nói chung cũng phải có phá thì mới có xây chớ. Như trong triết học Ấn Độ, có thần Brahma sáng tạo thì cũng phải có thần Shiva hủy diệt mới được.

Vấn đề chỉ là năng lực phá hoại đó nên được đặt vào đâu? Công cuộc lãnh đạo, xây dựng đất nước mà lại giao cho một đảng chỉ có tài phá thì thôi xong dân Việt rồi…

Nói đến đây nhà cháu lại nhớ tới lời Lech Walesa, nhà hoạt động công đoàn, tổng thống Ba Lan sau cải cách: “Người cộng sản là những tổ sư về phá hoại. Họ có thể biến cái hồ cá thành tô súp cá dễ như chơi. Cái mà chúng tôi phải đối đầu hôm nay là biến tô súp cá đó thành cái hồ cá lại…”.

Nhân tiện, cũng xin nhắc lại để các cụ nhớ: Ấy là về chuyện chủ quyền đối với Hoàng Sa-Trường Sa. Các bằng chứng về chủ quyền của nước ta ở Hoàng Sa-Trường Sa, trong cổ sử, đều vững chắc cả. Chỉ từ khi đời ta có Đảng, mới sinh ra công hàm này, tuyên bố nọ, sách giáo khoa kia, bản đồ ấy... để đến bây giờ bọn dân chúng ta phải đau đầu lo dọn dẹp, lo đấu tranh giành lại chủ quyền, mệt ơi là mệt! Như thế đúng ra phải gọi là dân làm, Đảng phá mà.


Bài liên quan: Chuyện chú Ba

Saturday 16 August 2014

Seeking Justice for My Mother!

  • Translated by Hoàng Triết & Trần Quỳnh Vi


I caught the first glimpse of him just after he stepped out of the car, a tall guy with a small camera dangling around his neck. He shyly mumbled “hello, sis.” A few hours later, I was looking at him running around in the midst of the colorful and lively atmosphere at Universal Studio, under the bright sun of August in Los Angeles. At the sight of almost everything, he excitedly squealed “wow, it’s so pretty, very beautiful!” and then ran up-close to pose and take pictures. He then looked at the pictures, checking them out with a big smile on his face. In those moments, looking at him, it’s hard for anyone to imagine he was also bearing a huge amount of weight on his shoulders: his father has passed away; his mother is in jail, and she is one of the most-prominent prisoners of conscience in Vietnam right now. He has traveled from South to North Vietnam, then all the way to America, in hope that he will find justice for his mother. He is Tran Bui Trung, a.k.a. Bo Trung, the son of Mrs. Bui Thi Minh Hang.

In literature and cinemas, the image of kids who are searching for their parents in time of war and chaos has always touched people deeply. There was Rémi of the 19th century, wandering around with a circus in An Orphan’s Tale written by Hector Malot. And then there was an orphan named Mario, who gave up his spot for his friend, Julietta, and died in a shipwreck incident as narrated in Coure (Heart) written by Edmondo De Amices. Vietnamese audiences from generations before should remember the movie series Devochka Ishchet Otsa (Girl Seeks Father) directed by the well-known Russian director, Lev Golub in 1959.

Compare to those fictional characters, the difference in the story of Bo Trung is that his mother, Bui Thi Minh Hang, is not without a trace. Mrs. Bui Hang was arrested on 2/11/14 and has been accused of “disrupting public order." She is currently being held in An Binh, Dong Thap awaiting trial.  Her trial is set for 8/26/14. However, in contrast to An Orphan’s Tale, Coure, and Devochka  Ishchet Otsa, Bo Trung’s story is recent, more realistic, and much more intense.  It is being played out in Vietnam as we speak with many details we cannot even imagine. Why such stories continued to happen in our countries, in this time and day?

Mother won’t be home tonight

Before Mrs. Bui’s arrest, Bo Trung lived with his mother in Vung Tau. Their lives were not very stable back then: Trung’s childhood was often disrupted when he had to move continuously. There were times that he lived with his father, and there were times that he lived with his mother. He moved through seven different provinces in his twelve years of school. However, the most-insecure period of his life did not happen until after 2011 when his mom became one of the most-prominent figure in those anti-China protests that broke out in Vietnam. In Nov. 2011, Mrs. Bui Hang was arrested by security police and was taken into “re-education” facility Thanh Ha in Vinh Phuc province under the order of Hanoi mayor Nguyen The Thao. According to that order, Mrs. Bui Hang shall be held for two years. However, she was released after four months. Mrs. Bui Hang returned to Vung Tau after her release, and since then, she was considered as an unruly citizen. Every action the local authorities used on her appeared to be directed and had taken a darker path with defaming phone texts, Facebook messages, and phone calls from strangers. There were nights in which someone threw rotten fish paste mixed with mobile oil, dead rats, and trash onto her front yard.

With a strong and firm personality, Mrs. Bui Hang bluntly retaliated with strong words. Her position is clear: With thugs, you do not need to be modest and peaceful. As a result, as Bo Trung recalled, “My mom kept yelling back at them, and I kept cleaning up the yard. Rotten fish paste was bad enough; it was horrible when mixed with used engine oil.” He recalled the story, smiling. “I was not mad at my mom, and I did not ask my mom to stop the tension with them so we could live peacefully. I just told her that I supported whatever she does because she is my mom. That’s all.”

Eventually, Mrs. Bui Hang asked Trung, “Should we work together, son? For example, when I go meet with farmers who are struggling to get their land back, you follow me to videotape and take pictures, write a blog, and convey information to others?” There were more than a few instances when she asked Bo Trung to join her. However, Trung refused, not because he was afraid, but because he was still a kid and did not take human rights activism seriously. He did not see it as a job and a career that requires commitment. 

Born in 1991, Trung is no longer a child, yet he is not any more mature than the others of his peers. He was a smart student and had good grades.  There was a year when he was chosen to be vice-captain of the class. However, he enjoyed messing around a little too much and did not commit fully to schoolwork. He quit Economic College. “Disarranged” was the word he chose to describe himself in a casual and teenage way. “Ay, I’m much disarranged. I get up late, smoke… My room is like a rental place, full of smoke.”

All those “disarranged” and “teen-like” characters seemed to come to an end on the day his mom got arrested, 2/11/14, two weeks after the Lunar New Year.

Mrs. Bui Hang has somehow foreseen that day would come (although she was not sure when). Thus, she was well-prepared for it. She even signed a contract with a defense lawyer. When they lived together in Vung Tau, she often left the house all day and all night; therefore, Bo Trung was not concerned when Mrs. Bui Hang did not come home on that day. However, he quickly realized afterward that his innocent days had ended.

Surrounded

It has been said that the child who was born during the time of war would mature twice as fast as the average child. As for me, I do believe that kids who were born in poor families, in families in which the parents are dissidents, or in time of war would become mature, at a minimum, two or three times faster than the average kids. Bo Trung seemed to age a decade in the days that followed his mother’s arrest. News of his mother’s arrest spread all over Facebook and social networks; however, details about where she was held and about her health conditions were kept in the dark. The police never notified him of anything. That gave him the feeling that they were busy planning on how to find a plausible reason to accuse her with some crimes. It is similar to the attitude the government had during Mr. Cu Huy Ha Vu's arrest. Just within a day, the reason behind the arrest changed continuously from administrative citation to prostitute solicitation, to even drug charges and then finally stopped at “propaganda against the state” under Article 88 of the Penal Code (!).

Just imagined that a young adult whose father has deceased and his mother suddenly got arrested for reasons everybody believed to be politically related. What should that kid do? Who should he trust? Who should he listen to and who could he depend on among dozens and hundreds of people around him, both online and in real life with all opinions and comments ranging from sympathetic to directive, to threats, to defamation, to insults and humiliation? While notably, there are people with self-righteous mentality, with beliefs of the good people who sincerely want to advise him for his own good and the sake of his mother, there are others who are the opportunists, the hoodlums, or simply those who are trying to use him, etc..

There were people who could no longer be considered as immature because they were of the age of Bo Trung’s father. They did not hesitate to “give it one last kick after a person fell down." One such person has taken a snapshot of Bo Trung’s Facebook wall and wrote a status on his wall with the comment “… how unfortunate for Bui Hang, her friends and her kids are not so sharp…” A jungle of comments consists of commands and criticisms surrounded Bo Trung from all sides for the last six months. That is without mention the army of “opinion shapers” who frequently humiliate Bo Trung with the nastiest comments and words they can think of. There are no other things more enjoyable than spitting out profanities at those who you already label “traitors” without any consequences since the law and police are on your side. These “opinion shapers” knew this well.

At age 23, without a job, without a degree, without social connections, and without what is called “political experience," Bo Trung is like a leaf floating on a stream. His primary concern is a place to live. Like other poor young single men in the city, he struggles with daily meals. He used the rest of the day to go online to look for info and connect with others, in hope that he would find people who can help him free his mom. Every cloud has a silver lining, among unfortunate circumstances comes good gestures. There are many unnamed people anonymously and secretly sent money to Trung to support him and his sister, as well as support Mrs. Bui Hang in custody.

Who are they? We cannot know. We should not know anyway since “accepting monetary support for activist work” in Vietnam is still a crime in the mind of the authorities. Security police love to instill that thought in people’s mind as an effort to destroy the civil society that is on the verge of growing in the country.

“I’m going to fight”

Bo Trung is smart enough to understand that his mother’s arrest is a result of her human rights works; that is what the government dreads the most. His mother is innocent. Even if she is guilty as accused, “disrupting public order” is not a crime that warrant a jail sentence of multiple months. This concept seems to be common legal knowledge in many places around the globe. Unfortunately, it’s just not the law controlled by police in Vietnam.

Bo Trung quickly realizes that he is the son of a prisoner of conscience and that he must act in accord with that fact, to be worthy of being Mrs. Bui Hang’s son. From a youngster who just wants to play, he becomes a mature, young man with humility. He speaks politely to everyone.

From the information he gathered online, Bo Trung started to think about going abroad and campaign internationally for freedom for the prisoners of conscience in Vietnam, including his mother. The fact that a 9x youngster stepping out of his country for the first time, mumbling basic English phrases such as “thank you, I will try” shows his huge effort to rise to the occasion. That is without mentioning the fact that Bo Trung has to elude large groups of security police who closely monitor him day and night, in order to escape from Vietnam. This aspect alone is intense enough so that one day it can be made into a movie.

I think that movie title would be “Adventure for Justice” or simply “My Mother is Innocent.”

But, Vietnam has yet to change.  The stories we heard today from Bo Trung, from Nguyen Tri Dung (Dieu Cay Nguyen Van Hai’s son), or from friends and relatives of Anh Ba Sam are all stories with details that need to be kept secret.  The books and the movies will have to wait.

We must continue to fight for that day to come in Vietnam. As for me, I hope one day I will see Bo Trung running around near the edge of a pool full of reflecting sun rays, taking pictures under the huge King Kong statue, wrapping his hand around the “Egyptian mummy," taking a walk in Jurassic Park and frequently whistling:  “When will Vietnam be like this?”

I hope we can once again go out on a day like that, in a beautiful wonderland like that… in Vietnam.


Saturday 9 August 2014

Đi tìm công lý cho mẹ

ENGLISH

Khi tôi gặp em lần đầu tiên là lúc em vừa bước ra khỏi xe, người cao lêu nghêu, trên cổ lòng thòng cái máy ảnh bé tí, rụt rè câu “chào chị”. Vài tiếng sau, tôi đã thấy em tung tăng trong khuôn viên đầy màu sắc và âm thanh của Universal Studio trong một ngày tháng 8 nắng chói chang ở Los Angeles. Trông thấy cái gì em cũng reo “đẹp thế, đẹp quá”, rồi lao đến tạo dáng, chụp ảnh, rồi xem lại ảnh, ngắm nghía và thích thú. Những lúc đó, nhìn em, chắc chẳng ai nghĩ trên vai em là cả một gánh nặng: Cha em đã mất, mẹ em đang ngồi tù và là một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay, còn em đã đi từ Nam ra Bắc, và rồi sang cả trời Tây, để hy vọng đòi công lý cho mẹ. Em là Bo Trung, tức Trần Bùi Trung, con trai của Bùi Thị Minh Hằng.

Trong văn học cũng như trong điện ảnh, mô-típ những đứa trẻ đi tìm cha/mẹ trong thời loạn, thời chiến luôn làm người ta xúc động. Từ thế kỷ 19 đã có Rémi lang thang cùng gánh hát rong trong “Không gia đình” của Hector Malot, rồi em bé mồ côi Mario, chấp nhận nhường chỗ của mình cho cô bạn Julietta để chết trong một vụ đắm tàu, được thuật lại trong “Những tấm lòng cao cả” (tác giả Edmondo De Amicis). Khán giả Việt Nam các thế hệ trước hẳn có người vẫn còn nhớ bộ phim “Em bé tìm cha” (đạo diễn Lev Golub) nổi tiếng của điện ảnh Liên Xô năm 1959, v.v.

So với những nhân vật tưởng tượng đó, câu chuyện của Bo Trung có điểm khác là mẹ em, bà Bùi Thị Minh Hằng, không phải là bị biến mất không tung tích. Bà bị bắt vào ngày 11/2/2014, bị truy tố với tội danh “gây rối trật tự công cộng” và hiện đang bị giam (ở trại An Bình, Đồng Tháp) chờ xét xử; phiên tòa dự kiến tổ chức ngày 26/8/2014. Nhưng so với “Không gia đình”, “Những tấm lòng cao cả”, “Em bé tìm cha”, chuyện của Bo Trung mới hơn nhiều, sống động hơn nhiều, khốc liệt hơn nhiều. Nó đang diễn ra ngay tại Việt Nam, với nhiều tình tiết có thật mà chúng ta không thể hình dung nổi: Vì sao đến tận bây giờ, những chuyện như thế vẫn còn xảy ra ở đất nước của chúng ta?

Đêm nay mẹ không về

Trước ngày bà Hằng bị bắt, hai mẹ con bà sống ở Vũng Tàu. Cuộc sống có lẽ cũng không mấy ổn định: Tuổi thơ của Bo Trung luôn xáo động bởi sự di chuyển liên tục, khi thì ở với mẹ, khi thì ở với bố. 12 năm học, em chuyển qua 7 tỉnh thành khác nhau. Tuy nhiên, giai đoạn bất an nhất hẳn phải là từ sau năm 2011 khi mẹ em trở thành một gương mặt nổi bật trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam. Tháng 11/2011, bà Bùi Thị Minh Hằng bị công an bắt, đưa vào “cơ sở giáo dục” Thanh Hà (Vĩnh Phúc) theo lệnh của Chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. Căn cứ vào lệnh đó của ông tỉnh trưởng thì bà Hằng phải bị giam tới hai năm, tuy nhiên, tháng 4 năm sau, bà đã được “tha” sớm. Bà trở lại Vũng Tàu và kể từ đó, các biện pháp mà chính quyền áp dụng đối với bà – một công dân ngang bướng – đã có sự điều chỉnh theo hướng… bẩn thỉu hơn: Có những kẻ lạ mặt thường xuyên nhắn tin điện thoại hoặc gửi thư trên FB chửi rủa, lăng mạ bà, lời lẽ cực kỳ thô tục. Đêm đêm, chúng ném mắm tôm trộn dầu nhớt, chuột chết, rác rưởi… vào sân nhà bà.

Với bản tính dữ dội, quyết liệt của mình, bà Hằng thẳng cánh chửi lại và cũng chẳng tiếc lời rủa xả chúng. Quan điểm của bà rất rõ ràng: Với bọn mất dạy, không việc gì phải nhẹ nhàng, ôn hòa. Kết quả là, theo lời Bo Trung: “Mẹ em thì cứ chửi, còn em thì cứ nai lưng ra quét dọn sân. Mắm tôm đã kinh rồi, mắm tôm pha nhớt còn kinh nữa. Hôi khủng khiếp. Mẹ em chửi còn em đi dọn chứ ai”. Em nói và cười hi hi. Em không giận mẹ, cũng không đòi mẹ phải thôi đi, chấm dứt đối đầu với chính quyền cho gia đình được yên ổn. “Em chỉ nói với mẹ là, mẹ làm gì con cũng ủng hộ hết, vì mẹ là mẹ của con. Thế thôi”.

“Thế mày hoạt động cùng mẹ nhé? Ví dụ mẹ đi gặp gỡ, giúp đỡ bà con dân oan đấu tranh đòi đất, thì con đi chụp ảnh, quay phim, viết bài, đưa tin?” – không ít lần bà Hằng rủ con trai. Tuy nhiên, Trung đều từ chối tham gia sâu hơn, không hẳn vì sợ mà vì tính em còn ham vui, không coi đấu tranh nhân quyền như một công việc, một sự nghiệp, đòi hỏi sự nghiêm túc và nhất là tinh thần dấn thân. Sinh năm 1991, Trung không phải là con nít mới lớn, nhưng cũng chẳng già dặn gì hơn đại đa số thanh niên cùng trang lứa ở Việt Nam. Thông minh và học khá, có năm làm lớp phó học tập, nhưng em nghịch trổ trời và cũng không thiết tha gì với việc học, nên bỏ ngang ĐH Kinh tế Quốc dân. “Bầy hầy”, đấy là từ em mô tả về bản thân, một cách rất dân dã và “xì tin”, như cách giới trẻ dùng từ: “Ối giời, em bầy hầy lắm. Ăn ở bừa bộn, dậy muộn, hút thuốc… Phòng em như cái quán trọ ấy, mù mịt khói là khói”.

Mọi sự “bầy hầy”, “xì tin” dường như đã kết thúc vào cái ngày mẹ em bị bắt, 11/2/2014, hai tuần sau Tết Nguyên đán.

Bà Bùi Hằng biết trước sẽ có ngày này (chỉ không biết đích xác là khi nào), nên đã chuẩn bị kỹ, kể cả việc ký hợp đồng từ trước với luật sư bảo vệ. Khi hai mẹ con sống cùng nhau ở Vũng Tàu, bà cũng nhiều lần đi suốt ngày đêm, nên bữa ấy khi mẹ không về, Bo Trung cũng không quá hoảng sợ. Nhưng rất nhanh chóng, em hiểu ra rằng: Thời kỳ thơ ngây phải chấm dứt rồi.

Giữa muôn trùng vây

Người ta nói, những đứa trẻ sinh ra trong chiến tranh phải lớn nhanh gấp đôi trẻ con thời bình. Riêng tôi thì nghĩ: Những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình nghèo khó và/hoặc gia đình của những người bất đồng chính kiến, trong thời loạn, phải lớn nhanh gấp đôi, gấp ba trẻ con thường. Những ngày sau đó, suy nghĩ của Bo Trung già đi hàng chục tuổi. Tin tức về vụ bắt mẹ em đã lan khắp mạng xã hội FB, nhưng thông tin cụ thể là mẹ đang ở đâu, ai bắt, vì sao bị bắt, sức khỏe mẹ ra sao, thì tuyệt nhiên không có. Công an không thông báo gì, cứ như thể họ đang ráo riết bàn tính xem nên khép tội gì cho hợp lý vậy. Cũng giống như hồi TS. luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt: Chỉ trong một ngày, lý do bắt thay đổi liên tục: từ vi phạm hành chính, đến mua bán dâm, thậm chí có lúc là buôn bán ma túy, cuối cùng mới dừng lại ở tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 BLHS (!).

Hãy thử tưởng tượng: Một đứa trẻ, bố mất, mẹ bị công an bắt đột ngột vì điều ai cũng thấy rất rõ ràng là một mưu đồ chính trị; đứa trẻ ấy sẽ phải làm gì? Biết tin ai, nghe ai và dựa được vào ai trong số hàng chục, hàng trăm người xung quanh nó, cả trên mạng và ngoài đời, với đủ loại ý kiến: từ thông cảm, sẻ chia, đến huấn thị, răn dạy, xoa đầu; từ dọa dẫm, răn đe, đến lăng mạ, sỉ nhục? Điều đáng nói là, nhiều người trong số họ có cái tâm lý tự cho mình là đúng, mình mới là người tốt và thật lòng khuyên nhủ thằng bé vì muốn điều tốt cho nó và mẹ nó, còn thằng kia/ con kia, lão đó/ con mụ đó đều là loại cơ hội, lưu manh, chỉ lợi dụng chuyện nhà thằng bé mà thôi, v.v.

Có những người có vẻ như tuổi cũng không còn trẻ, thuộc hàng cha chú của Bo Trung, nhưng cũng không ngần ngại làm cái việc mà Trung gọi là “thấy người ta ngã xuống hố thì đạp thêm một cái cho chết hẳn”. Một vị như vậy đã chụp ảnh màn hình Facebook Bo Trung, mang về Facebook mình kèm lời bình: “… Tiếc cho BH, bạn bè và con cái không được sắc bén lắm…”. Một rừng những lời răn dạy, chê trách, đổ ụp vào đầu Bo Trung, bủa vây em bốn phía suốt nửa năm nay. Đó là chưa kể lực lượng dư luận viên thả sức chửi rủa Bo Trung bằng những lời lẽ bẩn thỉu nhất chúng có thể nghĩ ra. Thật là không có gì sung sướng bằng việc chửi bọn phản động thoải mái mà chúng không làm gì được, vì luật pháp và các chú công an sẽ luôn đứng về phía ta – hẳn là các dư luận viên quá biết điều đó.

23 tuổi, không nghề nghiệp, không bằng cấp, không quan hệ xã hội, càng không có cái mà người ta gọi là “kinh nghiệm chính trị”, Bo Trung như chiếc lá chơi vơi giữa dòng nước lũ. Nỗi lo đầu tiên là chuyện ăn ở. Như mọi thanh niên nghèo, độc thân ở thành thị, em vạ vật cơm hàng cháo chợ cho xong bữa, còn lại, lên mạng cả ngày tìm kiếm thông tin và kết nối, hy vọng kiếm được người giúp mình cứu mẹ ra. Trong cái rủi cũng có cái may, giữa muôn ngàn cái ác cũng có điều tốt: Rất nhiều người giấu tên tuổi, giấu mặt, đã bí mật gửi tiền cho em, nuôi em và hỗ trợ bà Bùi Hằng.

Họ là ai thì chúng ta không thể biết được và cũng không nên biết, khi mà ở Việt Nam, việc “nhận tiền để đi hoạt động” vẫn bị an ninh coi là tội lỗi; và đám an ninh vẫn cố gán ý nghĩ ấy vào đầu người dân Việt Nam, trong một nỗ lực nhằm không ngừng phá hoại xã hội dân sự đang nhen nhóm trong nước.

“Em đi đấu tranh”

Bo Trung đủ bản lĩnh để hiểu rằng mẹ em bị bắt đơn giản vì mẹ em đã tham gia hoạt động nhân quyền, và đó là điều mà chính quyền căm ghét. Mẹ em vô tội, mà kể cả có tội như cáo trạng nêu thật, thì “gây rối trật tự công cộng” chỉ có thể bị xử lý cùng lắm bằng hình thức phạt hành chính, không thể nào bị bắt đi tù tới hàng tháng. Luật pháp toàn thế giới là như vậy, chỉ có luật pháp của công an Việt Nam là không thế.

Bo Trung cũng nhanh chóng ý thức được rằng em là con trai của một tù nhân lương tâm, và em phải hành xử sao cho xứng đáng với điều đó, xứng đáng với mẹ em. Từ một thằng bé ham chơi, nghịch trổ trời, em trở thành một thanh niên cư xử chững chạc và khiêm nhường, một điều dạ hai điều thưa “Dạ, con cảm ơn các cô các bác”, “mong mọi người quan tâm giúp đỡ”.

Từ những thông tin thu được trên mạng, Bo Trung bắt đầu nghĩ tới việc phải ra nước ngoài, vận động quốc tế lưu tâm đến tù nhân lương tâm ở Việt Nam, trong đó có trường hợp của mẹ em. Việc một thanh niên 9x lần đầu tiên bước chân ra thế giới, bập bẹ những câu tiếng Anh “thank you, I will try”, cho thấy một nỗ lực vươn lên rất lớn của em. Chưa kể, chỉ riêng những cố gắng của Bo Trung nhằm thoát ra khỏi hàng tiểu đội an ninh kèm chặt suốt ngày đêm để ra khỏi Việt Nam và sang được Mỹ cũng đã là cả một câu chuyện ly kỳ mà sau này, đến lúc nào đó khi Việt Nam đã thay đổi, có thể được dựng thành phim.

Tôi nghĩ tên bộ phim ấy có thể là “Adventure for Justice”, hành trình tìm công lý. Hoặc đơn giản là “My Mother Is Innocent”, mẹ tôi vô tội. 

Nhưng Việt Nam chưa thay đổi, và những chuyện ta nghe kể ngày hôm nay từ Bo Trung, Nguyễn Trí Dũng (con trai Điếu Cày), hay từ bạn bè, người thân của Anh Ba Sàm, v.v. đều vẫn còn rất nhiều chi tiết phải giữ kín, chứ đừng nói là có thể viết thành sách hay đưa lên phim.

Nên chúng ta sẽ phải đấu tranh để Việt Nam sớm tới ngày đó. Riêng tôi, tôi mong sẽ lại có dịp thấy Bo Trung chạy tung tăng bên hồ nước long lanh nắng, chụp ảnh dưới hình nộm con King Kong to đùng, ôm vai “xác ướp Ai Cập”, dạo chơi trong vườn khủng long và xuýt xoa: “Bao giờ Việt Nam mình được như thế này”.

Tôi mong chúng tôi sẽ có dịp đi chơi như thế, trong một xứ sở thần tiên đẹp như thế… ở Việt Nam.


Thursday 7 August 2014

Tranh chấp Biển Đông: Mỹ muốn các bên đưa ra yêu sách rõ ràng

Ngày 4/8/2014, tại thủ đô Washington DC., Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức họp báo trước chuyến công du của Ngoại trưởng John Kerry tới Đông Nam Á và Australia (9-13/8). Thay mặt ông John Kerry, Trợ lý Ngoại trưởng là Daniel R. Russel đã thông tin cho báo chí về nội dung chuyến công du, đồng thời trả lời câu hỏi của các phóng viên.

Dưới đây là lược dịch một số phần có liên quan đến Việt Nam. Các bạn có thể thấy thông tin không có gì mới, nhưng đó là quan điểm chính thức của Chính phủ Mỹ về tranh chấp Biển Đông và các bên liên quan (Việt Nam, Trung Quốc). Có thể thấy rõ nhất là Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền, chỉ khẳng định nhiều lần rằng các bên phải hành xử ôn hòa, riêng Trung Quốc phải kiềm chế còn vì họ là nước lớn. Người dịch gạch dưới các ý quan trọng để giúp bạn đọc dễ thu nhận thông tin hơn.


* * * 

Daniel R. Russel: … Mục đích của tôi ở đây hôm nay là để giúp các bạn hiểu sơ lược về chương trình của Ngoại trưởng Kerry trong chuyến đi sắp tới, trong đó ông sẽ tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, được gọi thân mật là ARF, cũng như các cuộc họp bổ sung sau đó của ông tại Australia và quần đảo Solomon.

Vâng, xin bắt đầu với một số thông tin chung: Ngoại trưởng Kerry sẽ có mặt ở thủ đô Naypyidaw của Miến Điện vào ngày 9/8, và sẽ tham dự các cuộc họp thường niên của ARF, cũng như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) của các bộ trưởng ngoại giao. (…)

Trong chương trình nghị sự đó, như thường lệ, bên cạnh các vấn đề mà tôi đã đề cập – trọng tâm sẽ rơi vào các lĩnh vực cứu trợ nhân đạo, cứu trợ trong thảm họa, biến đổi khí hậu, trao đổi giáo dục, kinh tế, vân vân – thì tại ARF, cũng sẽ có cơ hội để thảo luận trực tiếp về các xung đột, đặc biệt là căng thẳng trên Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ sẽ có dịp trình bày các mối quan ngại của chúng tôi và tham vấn các nước tham dự hội nghị, bao gồm tất cả các nước có yêu sách chủ quyền. Và tất nhiên, ông sẽ chia sẻ những suy nghĩ của chúng tôi, về các nguyên tắc chủ đạo mà chúng tôi cho là đang xử lý các rắc rối – nguyên tắc tự do hàng hải, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nguyên tắc mậu dịch hợp pháp không bị ngăn trở, nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhưng ông cũng sẽ chia sẻ một số suy nghĩ của chúng tôi về các ưu tiên, trong trung hạn, về sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ và đạt được thỏa thuận giữa các nước liên quan về một Bộ Quy tắc Ứng xử có tính ràng buộc giữa Trung Quốc và ASEAN; và cả một số việc cần làm trong ngắn hạn, trên cơ sở tự nguyện, để có thể nhanh chóng giảm xung đột. (…) Có ai có câu hỏi gì không?

(…)

Hỏi: Tôi là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam. Tôi muốn hỏi về khả năng các vấn đề liên quan đến Biển Đông sẽ được phía Mỹ đưa ra tại ARF, và liệu phía Mỹ có dự định sẽ hợp tác nhiều hơn với các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, nhằm tăng cường an ninh và ổn định cho khu vực hay không? Xin cảm ơn.

Daniel R. Russel: Câu hỏi của bạn là, “Ngoại trưởng Mỹ sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra ARF như thế nào và liệu chúng tôi có kế hoạch hay ý định nào là sẽ tăng cường hợp tác an ninh với các nước trong khu vực Đông Nam Á hay không?”. Như tôi đã nói, trong lập trường của phía Mỹ, có 2-3 yếu tố căn bản mà Ngoại trưởng Kerry chắc chắn sẽ trình bày tại ARF. Đầu tiên là làm rõ những gì chúng tôi coi là nguyên tắc hướng dẫn chủ đạo, phổ quát, áp dụng cho tất cả các nước. Tất nhiên trong trường hợp này, đó là các nguyên tắc thượng tôn pháp luật, bảo vệ tự do hàng hải và hàng không, và chúng tôi kêu gọi các bên tôn trọng nguyên tắc mậu dịch hợp pháp không bị ngăn trở. Chúng tôi cũng khẳng định việc phải sử dụng các biện pháp hòa bình – không phải biện pháp cưỡng bách – để giải quyết tranh chấp chủ quyền. Như vậy, mặc dù tất nhiên là chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực đạt được các thỏa thuận ngoại giao song phương như Philippines và Indonesia đã có, nhưng chúng tôi cũng cho rằng tất cả các nước đều có quyền sử dụng, tận dụng các cơ chế của công pháp quốc tế, bao gồm cả các cơ chế của Tòa án UNCLOS. Đó là quyền, chứ không phải là hành động tấn công. Đó là một hành động chính đáng và ôn hòa.

Điều thứ hai chúng tôi muốn nhấn mạnh là, trước mắt, các bên cần phải hành xử có trách nhiệm. Điều đó xuất phát từ một thực tế là, do Mỹ không phải một nước có yêu sách chủ quyền trong trường hợp này, và do Mỹ cũng không có lợi gì từ việc “nước X” hay “nước Y” cuối cùng sẽ được xác định là có chủ quyền ở “cấu trúc địa lý 1” hay “cấu trúc địa lý 2”, cho nên, chúng tôi có thể và cũng đang xem xét tình hình một cách khách quan. Chúng tôi không thiên vị các yêu sách của Việt Nam hơn các yêu sách của Trung Quốc. Chúng tôi cũng không thiên vị Philippines hơn các nước khác, như Brunei hay Malaysia. Chúng tôi trung lập trong vấn đề chủ quyền.

Tuy nhiên, chúng tôi không trung lập trong vấn đề cung cách hành xử. Điều này có hai ý nghĩa căn bản. Thứ nhất, tất cả các nước liên quan đều có nghĩa vụ phải làm rõ yêu sách của họ - khẳng định yêu sách của họ - theo một cách ôn hòa, phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước LHQ về Luật Biển. Như thế phần nào có nghĩa là các yêu sách chủ quyền phải căn cứ vào các đặc điểm của cấu trúc địa lý. Theo UNCLOS, không thể chỉ khẳng định chủ quyền trên biển. Như người ta vẫn thường nói, “đất thống trị biển”. Các yêu sách chủ quyền đối với lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, đều tùy thuộc vào chủ quyền đối với một cấu trúc địa lý được công nhận. Đây là một điểm rất quan trọng, và chúng tôi tin rằng tất cả các nước có yêu sách chủ quyền, kể cả Việt Nam, đều có thể làm rõ hơn yêu sách của họ.

Khía cạnh thứ hai trong vấn đề cung cách hành xử là, theo nghĩa đen, hành xử là cách các nước ứng xử, tương tác với nhau trong và xung quanh khu vực tranh chấp. Chúng tôi đã phát biểu một cách nhất quán cũng như đã bày tỏ quan ngại trong nhiều trường hợp, khi mà các nước liên quan có những hành động đơn phương mà rõ ràng là làm căng thẳng gia tăng, đe dọa ổn định trong khu vực, hoặc những hành động có vẻ giống như những mưu đồ đơn phương nhằm làm thay đổi hiện trạng, thông qua các biện pháp phi ngoại giao. Nền kinh tế khu vực quá quan trọng và quá mong manh, nên không thể để quốc gia nào sử dụng sức mạnh quân sự hoặc lực lượng bán quân sự, để trả đũa, để đe dọa, hay để cưỡng ép nước khác. (…)

Về phần thứ hai trong câu hỏi của bạn, tôi muốn nói rất ngắn gọn, rằng như tôi đã đề cập trước đây, Mỹ đã bắt đầu một nỗ lực giúp phát triển năng lực của các nước đồng minh và đối tác ở khu vực Đông Nam Á, kể cả Việt Nam. Mục tiêu của chúng tôi khi phát triển năng lực là để giúp cho các nước ở trong khu vực này tự quản lý được vùng biển của mình và có biện pháp phòng chống hữu hiệu thiên tai cũng như các khủng hoảng khác.

(...)

Hỏi: Nike Ching, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Thay mặt ban tiếng Trung, Indonesia, Campuchia, và Việt Nam, xin hỏi: Ông có nói đến các biện pháp thực tế mà chúng ta cần để làm giảm căng thẳng trong ngắn hạn, trước khi đạt được một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc trong dài hạn; ông có nói tới các biện pháp xây dựng lòng tin. Ông có thể nói rõ hơn xem có còn cơ chế quản lý khủng hoảng nào lý tưởng hơn mà Mỹ đang tìm kiếm không? Có đường dây nóng mà ông có thể gọi trong trường hợp căng thẳng nổ ra không?

Xin hỏi thêm, cách đây vài ngày khi đến San Francisco, ông có nói: “Không quốc gia nào phải một mình chịu trách nhiệm về tình hình căng thẳng hiện nay”. Nhưng chúng tôi có vài lần được nghe, tại các cuộc họp thường kỳ, rằng Trung Quốc mới là nước có hành động khiêu khích. Ông có thể làm rõ việc này được không? Xin cảm ơn.

Daniel R. Russel: Quá trình trao đổi về các biện pháp thực tiễn nhằm chống khủng hoảng hoặc xử lý khủng hoảng vẫn đã và đang diễn ra. Tôi muốn nói rõ rằng Mỹ không có ý định ra lệnh cho các nước khác phải làm gì. Nhưng chúng tôi cũng muốn góp phần chia sẻ kinh nghiệm và cách ứng xử tốt nhất mà chúng tôi biết. Một thông lệ ứng xử rất tốt, được tán thành rộng rãi, là CUES, Bộ Quy tắc về Đụng độ Bất ngờ trên Biển. Đã đạt được một thỏa thuận giữa một số lớn quốc gia, tại một diễn đàn hàng hải gần đây, tôi nghĩ là ở Thanh Đảo, Trung Quốc. Và nó cho thấy rõ là các quốc gia có thể tự nguyện tham gia vào một bộ công cụ, do Mỹ và các nước khác xây dựng từ trong quá khứ, để từ đó đưa ra các biện pháp có tính thực tiễn và làm giảm, nếu không nói là xóa bỏ, những bất trắc vốn có thể đẩy mọi chuyện đến thành bi kịch trong tình huống căng thẳng.

Về câu hỏi thứ hai của bạn, tôi giữ nguyên phát biểu rằng không một quốc gia nào phải một mình chịu mọi trách nhiệm về căng thẳng trong khu vực. Chúng tôi đã phát biểu rất trực tiếp qua các kênh ngoại giao, đã nói rất công khai, về những hành vi ứng xử mà chúng tôi cho là có thể gây phức tạp thêm tình hình. Chúng tôi làm như vậy để cố gắng khuyến khích các bên kiềm chế.

(…)

Trong dài hạn, vấn đề chủ quyền cần phải được giải quyết, thực vậy. Nhưng nó cần được giải quyết theo một cách phù hợp với các mục tiêu đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Đó là những thách thức dài hạn.

Thách thức trong ngắn hạn là làm giảm căng thẳng và hạn chế những rủi ro có thể dẫn đến khủng hoảng do tính toán nhầm. (…)

Hỏi: Ông đánh giá như thế nào về tình hình hiện nay trên Biển Đông? Việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan dầu có thể giúp giảm căng thẳng chút nào không? Quan hệ Mỹ-Trung từ lâu đã là trọng tâm chú ý trong rất nhiều cuộc họp. Lần này, Mỹ sẽ đối diện với Trung Quốc như thế nào trong vấn đề Biển Đông? Những vấn đề mấu chốt mà Mỹ cần phải đương đầu với Trung Quốc là gì?

Daniel R. Russel: Việc Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển đang tranh chấp ngoài khơi Việt Nam, trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, đã giúp xóa bỏ một thành tố rất, rất nghiêm trọng. Nhưng chắc chắn, nó để lại di chứng là những căng thẳng, phẫn nộ, và mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Việt Nam. (…)

Mỹ có lợi từ quan hệ hữu hảo với Trung Quốc – chúng tôi cho rằng quan hệ Mỹ-Trung cũng như quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng là rất quan trọng. Chúng tôi muốn Trung Quốc và tất cả các nước ở Đông Nam Á, Đông Bắc Á, đều có quan hệ tốt đẹp, bởi vì điều đó sẽ giúp cả khu vực tăng cường hợp tác, phát triển kinh tế trên cơ sở luật pháp, và tất cả chúng ta đều muốn sống ở một khu vực như vậy.

Bạn hỏi liệu Mỹ có “đối đầu” với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông hay không. “Đối đầu” là từ sai. Chúng tôi tham vấn, chúng tôi phối hợp, chúng tôi hợp tác bất cứ khi nào có thể, và chúng tôi thẳng thắn giải quyết các điểm còn khác biệt hoặc bất đồng. Chúng tôi không vội vã giải quyết ngay tình hình. Chúng tôi không ngại phê phán. Chúng tôi không tránh né những vấn đề khó khăn nhưng quan trọng. Tuy nhiên, chính sách của chúng tôi là không đối đầu và cũng không kiềm chế Trung Quốc.

Như thế, bạn có thể thấy khối lượng công việc đáng kể mà Ngoại trưởng Kerry và các quan chức cấp cao và thành viên nội các của Hoa Kỳ đã tiến hành hồi đầu tháng 7 ở Bắc Kinh, tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế. Chúng tôi đã có những cuộc thảo luận rất trực tiếp, ở cấp rất cao, với Trung Quốc để nói về các quan ngại của mình. (…) Ngoại trưởng Kerr đã nói chuyện nhiều với ông Dương Khiết Trì và các quan chức cấp cao khác của Trung Quốc về lợi ích của Mỹ nếu các bất đồng có thể được giải quyết một cách ôn hòa trên cơ sở luật pháp. Ngoại trưởng Kerry cũng làm rõ các hiểu nhầm của Trung Quốc, về việc quan điểm của Mỹ là gì khi chúng tôi nói chúng tôi không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền đối với các cấu trúc địa lý đang bị tranh chấp.

Như tôi đã trình bày ở trên, ông Kerry đã nói rất rõ rằng, không phải là chúng tôi giả mù trước những hành vi ứng xử có thể gây rắc rối – cho dù hành vi đó là của nước nhỏ hay của một nước lớn, hùng mạnh. Chúng tôi tin – mà đây là một điểm các quan chức cấp cao của Mỹ đã làm rõ – rằng Trung Quốc, với tư cách nước lớn và hùng mạnh, có một trách nhiệm đặc biệt là phải tỏ ra kiềm chế. Đó là điều nhất thiết phải đi đôi với sức mạnh quân sự. (…) Lời khuyên thật lòng và tốt nhất của chúng tôi cho Trung Quốc luôn luôn là: phải kiềm chế và cố gắng làm sao để các nước láng giềng cảm thấy thoải mái với cách mà Trung Quốc theo đuổi yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Tất nhiên chúng tôi hoàn toàn công nhận quyền của Trung Quốc và các nước khác, là quyền được vận động thực thi yêu sách chủ quyền của họ. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đề nghị họ làm điều đó một cách ôn hòa và xây dựng, phù hợp với luật pháp quốc tế.