Saturday 29 September 2012

Cải cách ở Trung Quốc và Đổi mới ở Việt Nam - China’s Reform vs. Vietnam’s Doi Moi

(The article below was written in September 2009. Please scroll down for the English translation.)

Vào dịp 60 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa (1949-2009), báo chí Trung Quốc đã có những bài viết về thành tựu phát triển đất nước, trong đó nhắc tới sự thành công của mô hình kinh tế kiểu Trung Quốc.

Chưa có một định nghĩa cuối cùng, nhưng các học giả Trung Hoa cũng như phương Tây đã bàn nhiều về mô hình phát triển Trung Quốc. Những từ thường được dùng để mô tả nó là: cải cách, mở cửa, thử nghiệm, chuyển đổi từ bên trong, tiến bộ từng bước, Nhà nước định hướng mạnh, tăng trưởng kinh tế, và ổn định chính trị.

Sự so sánh để tìm những tương đồng và khác biệt giữa mô hình Trung Quốc và Việt Nam không phải vấn đề bây giờ mới được nhắc tới. Ít nhất thì các nhà khoa học của cả hai nước đã từng tiến hành nhiều hội thảo và thực hiện các công trình nghiên cứu so sánh công cuộc cải cách ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam.

Trung Quốc bắt đầu cải cách từ năm 1978, còn Việt Nam từ năm 1986. So với phần còn lại của thế giới cũng tiến hành chuyển đổi (Liên Xô, các nước Đông Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin), hai nước chia sẻ nhiều điểm chung hơn, chẳng hạn cả hai đều kiên trì con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Điều này khác xa Đông Âu và Liên Xô - là nơi mà, theo chuyên gia lịch sử kinh tế Đặng Phong [1], “đảng Cộng sản chỉ dẫn dắt quá trình chuyển đổi chưa được một nửa con đường, sau đó thì những khủng hoảng chính trị đã làm cho đảng Cộng sản ở các nước đó không còn là người điều hành cuộc chuyển đổi nữa”.

Bên cạnh đó, nội dung đổi mới ở Việt Nam và cải cách ở Trung Quốc còn giống nhau ở một số điểm lớn, như: đa dạng hóa cơ cấu sở hữu (chuyển sang kinh tế nhiều thành phần); mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh sản xuất hướng về xuất khẩu, v.v.

Chính sự tương đồng đó, cùng với việc Việt Nam tiến hành đổi mới sau Trung Quốc 8 năm, đã làm nảy sinh nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sao chép mô hình phát triển của Trung Quốc. Gần đây, khi nhìn lại sự thành công của mô hình này, tờ Nhân Dân Nhật Báo số ra ngày 18 tháng 9 năm 2009 có bài viết nhận định Việt Nam là trường hợp “sao chép toàn diện và thành công nhất mô hình Trung Quốc”.

Sự thực thì có tương đồng gì giữa mô hình Trung Quốc và phát triển kiểu Việt Nam?

Cùng một thứ thuốc trị bệnh…

Nói cho đúng thì trong những năm đầu của công cuộc chuyển đổi, Việt Nam và Trung Quốc không ai sao chép ai, mà cả hai đều thực hiện những “phương thuốc” nhỡn tiền phải dùng để chữa trị “căn bệnh” chung. Căn bệnh đó, với các triệu chứng như tập trung bao cấp, sở hữu toàn dân và tập thể, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng…, xuất phát từ việc sao chép mô hình của Liên Xô.

Ông Đặng Phong có một so sánh hài hước: “Tóm lại là cả hai đều ăn ổi xanh, ăn ổi xanh thì đều táo bón, tức là đời sống khó khăn, kinh tế đi xuống, bế tắc, khủng hoảng. Cả hai táo bón thì đều cùng phải uống thuốc”.

Thế rồi, trong quá trình chữa bệnh, cả hai cùng có các phản ứng giống nhau. Ví dụ như nạn vỡ bong bóng tín dụng. Ở Việt Nam giai đoạn đầu đổi mới có tình trạng bể hụi, vỡ quỹ tín dụng. Ở Trung Quốc những năm 1992-1993 cũng xảy ra việc hàng loạt ngân hàng phá sản.

Sau này, hai nước lại tiếp tục chứng kiến bong bóng chứng khoán, méo mó trên thị trường bất động sản, sự phình to và hoạt động không hiệu quả của khối quốc doanh… Về mặt xã hội, cả hai đều phải đương đầu với các vấn đề gay gắt như tham nhũng tràn lan, bất bình đẳng xã hội mở rộng, bần cùng hóa ở một bộ phận dân cư nông thôn miền núi. [2]

Như vậy, có thể thấy là hai “bệnh nhân” mắc bệnh giống nhau, dùng thuốc giống nhau và cùng trải qua các phản ứng tương tự. Tuy nhiên, do mức độ bệnh và thời gian phát bệnh khác nhau nên liều dùng và thời điểm dùng thuốc của hai “bệnh nhân” lại khác nhau.

Mỗi người dùng một khác…

Nói về mức độ của căn bệnh, thì Trung Quốc “bị” nặng hơn Việt Nam, do nền sản xuất bị tàn phá nghiêm trọng trong thời kỳ Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân và Đại cách mạng Văn hóa. Cạnh đó, ở Trung Quốc kỷ cương rất chặt, Nhà nước quản lý tập trung cao độ, thị trường tự do bị xóa sổ. Trong khi ở Việt Nam, nông dân vẫn còn được 5% đất để kinh doanh sản phẩm phụ, và chợ đen vẫn tồn tại với sức sống rất mãnh liệt, dai dẳng.

Trung Quốc cũng bị đẩy vào tình thế phải cải cách sớm hơn Việt Nam, do không có được “bầu sữa viện trợ” kéo dài như Việt Nam.

“Bệnh” nặng hơn và thời gian “phát bệnh” diễn ra trước nên Trung Quốc dùng “thuốc cải cách” trước và có những khác biệt so với Việt Nam. Ngoài ra, thời kỳ 1978-1986 cũng là khoảng thời gian dài quan hệ hai nước căng thẳng nên sự sao chép, học tập về mô hình cải cách là không thể có.

Sự khác biệt lớn nhất được nhà nghiên cứu Đặng Phong đúc kết trong một câu: “Ta phá rào từ dưới lên, còn Trung Quốc phá rào từ trên xuống”. Trung Quốc đã đi theo con đường từ lý luận tới thực tiễn, từ chỉ đạo của Trung ương tới hành động của địa phương. Sau khi đã có những đột phá về lý luận nhằm giải quyết các bế tắc, Trung Quốc mới cho thực hành. Trong khi đó, Đổi Mới của Việt Nam lại bắt đầu từ những vụ “phá rào” ở cơ sở, sau đó được Trung ương chấp nhận và cuối cùng trở thành chính sách. Ví dụ, chính sách khoán bắt đầu từ những hiện tượng tự phát và làm chui của nông dân, mà lãnh đạo địa phương hoặc đồng ý cho làm và “bao che” trước Trung ương, hoặc lờ đi. Có thể kể tới các vụ phá rào “ngoạn mục” như khoán chui ở Hải Phòng, xóa tem phiếu ở Long An, cơ chế mua cao bán cao ở An Giang, mua lương thực với giá thị trường để bán “cứu đói” cho Thành phố Hồ Chí Minh…

Ông Đặng Phong nhận xét: “Thật ra người Việt Nam đã “phá rào” suốt từ… thời chống Mỹ. Đặc tính của dân mình là vậy, linh hoạt, có khả năng xoay xở cao và rất khó đi vào kỷ cương. Ở Trung Quốc, Nhà nước nghiên cứu bài bản rồi mới quyết định dỡ bỏ hàng rào cũ, lập hàng rào mới. Còn ở Việt Nam ta là dân chúng, địa phương chủ động dỡ bỏ quách hàng rào, chẳng theo lý thuyết nào cả”.

Đổi mới, vì thế, mang phong cách rất Việt Nam.

Có hay không sự sao chép?

Đổi mới ở Việt Nam không phải là sự sao chép mô hình cải cách của Trung Quốc. Tuy nhiên, vào những năm về sau trong công cuộc chuyển đổi, có những quyết sách kinh tế – xã hội của Việt Nam được tiến hành sau và mang nhiều nét tương tự như Trung Quốc. Chẳng hạn như chính sách trao quyền xuất nhập khẩu trực tiếp cho khối doanh nghiệp tư nhân, thành lập thị trường chứng khoán, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước… đều được tiến hành ở Việt Nam sau Trung Quốc vài năm. Việt Nam và Trung Quốc cũng là hai nền kinh tế duy trì vai trò chủ đạo, định hướng phát triển của Nhà nước. Cả hai quốc gia đều thực hiện sở hữu Nhà nước về đất đai, chế độ quản lý chặt chẽ của Nhà nước về tỷ giá hối đoái.

Không thể khẳng định có sự sao chép với chủ ý hay không, nhưng điều chắc chắn là, như trên đã nói, có những phương thuốc chung để hai nước trị các căn bệnh chung. Thêm vào đó, việc một nền kinh tế đi sau tham khảo, học tập hoặc chịu ảnh hưởng từ mô hình của nền kinh tế đi trước là chuyện thường gặp trên thế giới.

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Đức Thành, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR), giải thích điều này bằng một ví dụ thú vị: “Trong khoa học về chiến lược, có khái niệm gọi là “hiệu ứng con ngỗng con”. Khi con ngỗng ra đời mà bị cách ly với mẹ, nó có thể tưởng nhà bác học chăm nuôi nó chính là mẹ, và nó sẽ đi theo nhà bác học đó như thể đó là ngỗng mẹ vậy. [3] 

Hiện tượng tương tự xảy ra trong kinh doanh và xây dựng chiến lược phát triển: Các nền kinh tế nhỏ, chậm phát triển, đi sau, rất dễ bị ảnh hưởng, thậm chí sao chép một cách có chủ ý từ nền kinh tế có quy mô lớn hơn, gần gũi mình và đi trước mình, vì nghĩ rằng như thế là tốt, là ưu việt. Việt Nam hiện đại chịu ảnh hưởng nhiều từ Pháp, ví dụ như luật dân sự của Việt Nam áp dụng nhiều điều của Pháp. Trong kiến trúc, chúng ta cũng có xu hướng cho rằng kiến trúc Pháp là đẹp, là sang trọng, tóm lại là ưu việt. Trung Quốc ở gần và có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về thể chế, dễ học, nên Việt Nam có tiếp thu mô hình Trung Quốc cũng không lạ”.

Một học giả gốc Hoa ở Mỹ, Li Tan, cũng từng khái quát hóa mô hình phát triển của tất cả các nền kinh tế đi sau, bao gồm cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, thành sự phát triển dưới định hướng của nhà nước. Li Tan viết: “Mô hình phát triển dựa vào nhà nước sẽ tiếp tục có sức hấp dẫn đối với các nền kinh tế phát triển sau… vì nó cho phép các nước nghèo phát triển nhanh hơn để thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế”.

“Chiến lược đuổi kịp”

“Copy, sao chép không bao giờ là tiêu cực, trừ trường hợp copy một cách mù quáng, nông cạn” – Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành khẳng định. Còn nhà nghiên cứu Đặng Phong nhận xét: “Tôi nghĩ Trung Quốc có những đặc điểm, những chính sách mà nếu Việt Nam học tập được thì tốt quá! Ví dụ như trong chiến lược phát triển, cả hai nước cùng hướng về xuất khẩu, nhưng Trung Quốc đi xa hơn Việt Nam ở chỗ họ lấy nguyên liệu của toàn thế giới để sản xuất hàng hóa bán cho thế giới. Còn Việt Nam ta xúc nguyên liệu của mình đi bán để mua hàng hóa bên ngoài về tiêu xài”.

Nhiều người cũng đánh giá cao quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền Trung Quốc, sự nghiêm minh của pháp luật, kỷ cương trật tự, hoặc cơ chế sử dụng nhân sự. Ông Đặng Phong nói: “Phải thừa nhận rằng Trung Quốc đào tạo, sàng lọc và tuyển dụng cán bộ ngày càng tốt hơn. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của họ thật sự rất cao”.

Một nhà kinh tế khác cũng nói về một số chính sách của Trung Quốc mà Việt Nam nên xem xét tham khảo. Ví dụ chủ trương cho các công ty quốc doanh thuê chuyên gia nước ngoài làm quản lý, trả lương rất hậu hĩnh. Hoặc chủ trương trao quyền tự chủ cho hệ thống trường đại học, khuyến khích việc đầu tư của tư nhân ra nước ngoài…

Cho đến nay, có thể nói Trung Quốc thực sự đã đi theo một mô hình kinh tế thể hiện rất rõ quyết tâm của Nhà nước: tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với sự tương đồng về thể chế chính trị, hoàn cảnh xã hội, nếu Việt Nam có thể áp dụng điều gì từ Trung Quốc, như sự nghiêm minh của hệ thống pháp luật hay cơ chế sử dụng nhân sự cấp cao hiệu quả, thì đó chẳng phải là điều tốt hay sao?

[1] Đặng Phong (1939-2010): Chuyên gia lịch sử kinh tế, tác giả cuốn "Tư duy kinh tế Việt Nam - Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989"

[2]  Tư liệu trong cuốn “Nghiên cứu so sánh Đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc” - công trình hợp tác giữa Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (Việt Nam) và Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây (Trung Quốc), Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Tầng và Giáo sư Lưu Hàm Nhạc chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2002.

[3]  Tác giả của thí nghiệm về “hiệu ứng con ngỗng con” là nhà tâm lý học động vật hàng đầu Konrad Lorenz, Nobel về Y học năm 1973.

* * *

English translation

China’s Reform vs. Vietnam’s Doi Moi

In 2009, on the 60th anniversary of the founding of the People’s Republic of China, the country’s state media launched a campaign of glorifying the nation’s development, of which the success of Chinese economic model was an integral part.

To date, a final definition of the Chinese economic model has not yet been reached. But Chinese scholars and their Western counterparts have discussed a great deal, with the most frequently used terms on talking about the topic including reform, open policy, trial, inner shift, gradual progress, heavy state control, economic growth, and political stability.

It’s not a phenomenon when someone suggests making a comparision to address the similarities and disparities between the model of China and that of Vietnam. At least scholars from both nations have conducted a substantial number of seminars and research projects to compare between China’s reform and Vietnam’s Doi Moi.

China embarked on economic reform in 1978, while Vietnam began the course in 1986. Compared to the rest of the transitional economies in the USSR, Eastern Europe, Asia, Africa and Latin America, Vietnam and China shared more common characteristics. For example, both insist on the course of “building socialism” under the ruling Communist party. This is totally different from Eastearn Europe and the Soviet Union, where communist party took the lead, but left when political crises broke out halfway, hindering them from being the steerer of the transition process.

In addition to that, Vietnam’s Doi Moi and China’s reform are also alike in some major points: diversifying ownerships with a move to multi-sector economy, opening to foreign investments, boosting export-oriented production, etc.

This alikeness and the fact that Vietnam lagged eight years behind China in launching the reform have sparked the opinions that Vietnam has been making a copy of the Chinese archetype. When looking back on the success of the Chinese model, the People’s Daily newspaper on September 18th 2009 wrote that “Vietnam is the country whose replication of Chinese model is the most complete and successful.”

So, what actually are the similarities between Chinese model and the Vietnam-typed development?

Same antidote

To tell the truth, in the beginning years of the transition process, Vietnam and China did not copy anything from each other. Rather, they both resorted to the same cure for the same disease. That disease, whose symptoms included bureaucracy and subsidization, collective ownership, priority given to heavy industrial areas, etc., derived from the imitation of the Soviet model.

Dang Phong [1], a Hanoi-based economic historian, gave a derisive comparison, “In brief, both of them (China and Vietnam) ate unripe guavas and went costive. I mean, both were confronted with hard lives, economic downturn, deadlock, crises. Both suffered from constipation, thus had to find cure.”

Then during the cure, they both demonstrated similar reactions; one of which was the collapse of the credit bubble: in the embryonic period of Doi Moi, Vietnam saw the fall of “hụi”, or “tontine” funds. China experienced the same situation between 1992 and 1993 when series of credit funds went bankrupt.

The two countries would later on see the stock market bubble, the distortion of property market, the expansion and malfunction of state-owned entrepreneurs, etc. When it came to social aspect of the reform, both countries had to face torturous problems including epidemic corruption, widening social gap, impoverishment in parts of rural and mountainous areas. [2]

Therefore, it is pertinent to conclude that the two “patients” were infected with the same disease, treated with the same cure and experienced the same subsequent reactions. However, the dosage and the length of cure were different as the two patients differed in the disease’s seriousness and incubation time.

Different reactions

As per how serious the disease was, indeed China suffered from a disease more malign than Vietnam. This came as a result of the severe destruction of production during the period of the Great Leap and the People’s Community, and the great Cultural Revolution. Apart from that, China was also a highly controlled country where the government held their visible hand tightly, and free market was obliterated. Meanwhile, Vietnamese farmers could retain 5 percent of the land to do their own farming, and black market still functioned tenaciously.

China, lacking the long-standing foreign “feeding” that Vietnam enjoyed, was also compelled to actuate the reform much earlier than Vietnam did. 

The disease was more serious, the incubation time was longer, and China therefore had to take the “cure of reform” before Vietnam did, with much difference from Vietnam. In addition, between 1978 and 1986 there was a long time of tension between the two countries, which made the replication of model seem untenable.

The biggest difference was encapsulated by Dang Phong within one sentence, “Vietnam did its fence-breaking movement from bottom upwards, while China broke the fence from top down.” China took a path from theory to practice, from the central government’s policies to local activities. They only put into practice what had previously proved to be breakthroughs in theory. Meanwhile, Vietnam started its Doi Moi with cases of “fence-breaking” at local levels, which were approved by central authority and would later become policies in realities. For example, the household contract policy originated from peasants’ spontaneous and illegal activities that either received consensus and protection from local authorities or were ignored by them. There were, to name some, spectacular cases of fence-breaking like “underground household contract” in Hai Phong, the abolishment of the stamp system in Long An, the application of high prices in An Giang, the mechanism of purchasing food at market prices to save Ho Chi Minh City from famine, etc.

“In fact, the Vietnamese people had the habit of fence-breaking since wartime. Such are their distinguished national characteristics: they are flexible, skillful at managing their own way of living, and find it extremely hard to go under discipline,” said Dang Phong. “In China, the government reached the decision of breaking the old fences and building new ones following in-depth research. In Vietnam, it’s the people, not the government, who took initiative in fence-breaking without reliance on any theory.”

Doi Moi, therefore, has a highly Vietnamese style.

Did Vietnam make any replication?

Although Vietnam’s Doi Moi is not a replica of Chinese’s reform model, in the later years of the transition period, there were socio-economic policies adopted in Vietnam long after China, bearing similar traits to those of China. For example, the policy of allowing direct export for private entrepreneurs, the establishment of stock market, or the decision of equitization of state-owned enterprises, etc. were all conducted in Vietnam years after they were adopted in China. Vietnam and China are also economies where the state takes the “guiding” role. Both adopt state ownership of land, and maintain tight state control of exchange rates.

It would be irrelevant to say with much confidence of whether there has been a deliberate imitation, but what can be widely accepted is that the two countries have cured the same disease with the same antidote as mentioned above. After all, it is an usual thing for a backward economy to learn from or to be influenced by the model adopted by the more developed economies.

“In the area of strategy studies, there is a concept referred to as “the geese effect”. When the young geese were isolated from their mother, they may mistake the scientist for their mother, and would learn the identity of the scientist as if he were their real mother,” said Nguyen Duc Thanh, Ph.D. in economics at the Vietnam Economic and Policy Research. [3]

“The same phenomenon has been seen in the area of business and development strategies. Small, low-developed economies that lag behind get very easily influenced by, even deliberately imitate from economies of bigger scale, closer to them and preceding them, because they believe such is optimal. Present-day Vietnam is influenced strongly by France. For example, the civil code of Vietnam borrows from France to a good extent. In the sector of architecture, the Vietnamese tend to think that French-styled architecture is splendid, luxurious, and in sum, should be an optimal choice,” Thanh explained.

“As China is situated close to Vietnam and share many common characteristics with Vietnam in terms of political regime, it is easy for Vietnam to learn from China, and it is understandable that Vietnam replicates the Chinese model,” said Thanh.

An American-Chinese author, Li Tan, once made a generalization of the development models of all latecomers, including China and Vietnam, concluding that it was a state-led development. He wrote in his book, The Paradox of Catching up, that the state-led development model appeals to backward economies because it allows them to grow faster out of economic stagnancy.

The “Catching up Strategy”

“Replication is never a bad thing except when it is a servile, shallow-hearted imitation,” said Nguyen Duc Thanh.

From his point of view, Dang Phong said, “I think China has many traits, many policies which it would be laudable if Vietnam can learn from. In strategy for growth, for example, both China and Vietnam are export-oriented, but China has gone further than Vietnam in that they import the world’s materials to produce, then sell goods back to the world. Vietnam, on the contrary, sells their natural resources just to buy consumer goods to indulge themselves.”

Many people highly appreciate Chinese government’s resolution in fighting corruption, the strictness of their laws and regulations, and their human resource management policy. “Admittedly, China’s system of training and recruiting cadres is growing better and better. The quality of their management personnels is truly high,” said Dang Phong.

Another economist also mentioned some Chinese policies that he thought Vietnam should copy. He gave the examples of letting state-owned enterprises to hire foreign experts with attractive payment policy, granting autonomy to universities, encouraging investments by local companies abroad.

So far, it can be said that China has really adopted an economic model that clearly shows the government’s high resolution which focuses on economic growth, political stability, and sticks to the line of socialism.

Given the similarities in political system and social conditions, isn’t it good if Vietnam could adopt something “exported” from China, such as the strictness of laws and regulations, or the effectiveness in human resource policies?


[1] Dang Phong (1939-2010): a Vietnamese researcher on economic history, author of "Vietnamese Economic Thinking - The Splendid Road from 1975 to 1989."

[2]“Comparison between economic innovation in Vietnam and reforms in China”, National Politics Publishing House, 2002.

[3] Konrad Lorenz, a leading Austrian zoologist who shared the 1973 Nobel Prize in Physiology with Nikolaas Tinbergen and Karl von Frisch, is the author of the “young geese” experiment.


Tuesday 25 September 2012

Báo cáo của CPJ: Tự do báo chí ở Việt Nam đi xuống


Trích báo cáo của CPJ, phần nói về blogger Điếu Cày

Khi công an Việt Nam bắt giữ blogger Nguyễn Văn Hải lần đầu tiên vào năm 2008, họ nói với gia đình ông rằng làm như thế là để bảo vệ chính ông khỏi các mật vụ Trung Quốc đang giận dữ vì những bài viết của ông. Hải, nổi tiếng với tên gọi trên blog là Điếu Cày (loại tẩu của nông dân), đã viết bài về các cuộc biểu tình ở Việt Nam chống Trung Quốc – sự kiện rất hiếm khi xảy ra và bị kiểm duyệt chặt chẽ trên báo chí chính thống của nhà nước – và viết cả những bình luận chỉ trích yêu sách của Trung Quốc đối với chủ quyền các quần đảo đang tranh chấp với Việt Nam.

“Họ bảo nếu họ không bắt ba tôi đúng lúc, thì sẽ làm Trung Quốc nổi giận và Trung Quốc sẽ gây chiến, đến khi ấy chúng tôi còn mất chủ quyền nhiều hơn” – con trai ông Hải – anh Nguyễn Trí Dũng – nói trong một cuộc phỏng vấn mới đây với CPJ. “Điều họ nói rõ ràng là không đúng”.

Bốn năm sau, dù đang phải thụ án 30 tháng tù giam về một tội được chế ra là trốn thuế, nhưng ông Hải vẫn tiếp tục phải mòn mỏi trong tù vì chính quyền đã đưa ra một tội mới – chống phá nhà nước – tròng vào ông và hai blogger khác; những người đã cùng nhau lập nên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, một website đăng tải những bài viết phê phán quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Ông Hải và hai đồng bị cáo, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, đều đang đợi ngày ra tòa, phiên tòa có thể mang lại án 20 năm tù mỗi người. Mẹ của bà Tần, bà Đặng Thị Kim Liêng, đã tự thiêu hồi tháng 7 trong một nỗ lực bi thảm nhằm phản đối các hành động của chính quyền trong vụ án này.

Về phần mình, Dũng cũng bị chính quyền quấy rối nặng nề và dai dẳng trong suốt thời gian anh vận động cho bố được trả tự do. Dũng nói, các nhân viên công an đã hỏi hàng xóm và bạn bè của anh ở trường đại học xem có bao giờ họ nghe thấy anh nói cái gì chống nhà nước không. Anh kể, khi không nhân chứng tiềm năng nào chịu ra mặt, công an bèn ngăn cản anh thi kỳ cuối, khiến cho anh không nhận được bằng tốt nghiệp.

Ngoài ra, mọi hoạt động và giao tiếp của Dũng đều bị giám sát chặt chẽ. Trong cuộc gặp của anh với CPI ngày 26-6, một người có vẻ là nhân viên an ninh, mặc thường phục, đã bước vào căn phòng khuất nẻo ở cái quán café trong ngõ hẻm, nơi cuộc phỏng vấn diễn ra, và nghe lỏm suốt cả buổi. “Chuyện này vẫn xảy ra với chúng tôi – chúng tôi không bao giờ biết được liệu một người tình cờ gặp nào đó có phải là nhân viên công lực hay không” – Dũng viết trong một email sau này, khi buổi phỏng vấn hôm trước đã bị hủy giữa chừng. “Chúng tôi là tù nhân của chính nhà nước mình… Họ tìm cách tiêu diệt tất cả những người đấu tranh cho quyền lợi hoặc nói lên tiếng nói của mình”. (…)

* * *

English source:

When Vietnamese police first detained blogger Nguyen Van Hai in 2008, they told his family it was for his own protection from Chinese secret agents angered by his reporting. Hai, widely known by his blog name, Dieu Cay (Peasant’s Pipe), had reported on local protests against China—rare events that were censored in government-controlled mainstream newspapers—and written critical commentaries about China’s claim to island territories contested by Vietnam.

“They said if they did not catch my father in time, it would disappoint China and they would start a war and then we would lose even more territory,” Hai’s son, Nguyen Tri Dung, said in a recent interview with CPJ. “That obviously wasn’t true.”

Four years later, despite having completed a 30-month sentence on trumped-up tax evasion charges, Hai continues to languish in prison as authorities pursue new anti-state charges against him and two other bloggers who jointly created the Free Journalists Club, a website that carried stories critical of Vietnam’s relations with China. Hai and co-defendants Ta Phong Tan and Phan Thanh Hai await trial on counts that could result in up to 20 years’ imprisonment apiece. Tan’s mother, Dang Thi Kim Lieng, set herself on fire in July in a dramatic and fatal protest against the government’s actions in the case.

For his part, Dung has faced intense and persistent government harassment as he has campaigned for his father’s release. Dung said agents have asked his neighbors and university classmates whether they had ever heard him say anything against the state. When no potential witnesses stepped forward, he said, agents blocked him from taking his final examinations, which has kept him from receiving his degree.

Dung’s movements and communications are closely monitored as well. During a June 26 meeting with CPJ, an apparent plainclothes agent entered the secluded private room in a back alley café where the interview was taking place and eavesdropped on the discussions. “This is what happens to us—we never know if a random person is really a government agent or not,” Dung said in a follow-up email after cutting short the meeting. “We are prisoners of our own government. … They try to break down all people who fight for their rights or speak their own opinions.” (…)

Source: CPJ’s special report on Vietnam’s media freedom by Shawn W. Crispin, published September 19, 2012. Available at: http://cpj.org/reports/2012/09/vietnams-press-freedom-shrinks-despite-open-economy.php


* * *

AFP tường thuật phiên tòa xử ba blogger

Sau phiên xử kéo dài chỉ mấy tiếng đồng hồ, blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải, nickname Điếu Cày, bị kết án 12 năm tù, còn Tạ Phong Tần – nguyên là công an, sau trở thành nhà bất đồng chính kiến (mẹ bà Tần vừa tự thiêu để phản đối việc con gái bị giam giữ) – nhận án 10 năm và bị lôi ra khỏi tòa trong tiếng la hét của đương sự.

“Tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, có mục đích chống phá Nhà nước rõ ràng” – chủ tọa phiên tòa Nguyễn Phi Long nói. Ông bảo rằng hai người này đã “gây mất trật tự” tại tòa án và do đó không được phép nói lời cuối cùng. “Cả hai phải bị trừng trị nghiêm khắc”.

Phan Thanh Hải, người duy nhất trong ba người nhận tội, nhận án 4 năm tù sau khi cam kết trước tòa “sẽ không tái phạm và không có liên hệ gì với những thành phần chống đối nhà nước nữa”.

Hồi tháng 7, mẹ của bà Tần đã tự thiêu ngay trước cổng một cơ quan nhà nước ở địa phương, trong một nỗ lực tuyệt vọng phản đối cáo buộc đối với con gái. Bị lôi ra khỏi tòa, bà Tần vừa đi vừa gào thét. Trong suốt phiên tòa, người phụ nữ 43 tuổi này mặc một chiếc áo phông màu đỏ, vẻ mặt bình thản nhưng buồn bã. Sau khi bản án được tuyên, bà khuỵu xuống, thét lên: “Phản đối!”. Bà bị áp giải ra xe đang chờ sẵn bên ngoài, rồi bị đưa đi.

(……) Trong một phát biểu (bị gián đoạn giữa chừng khi đường truyền âm thanh từ tòa án ra phòng ngoài dành cho các nhà ngoại giao và báo giới bị cắt), ông Nguyễn Văn Hải nói ông chưa bao giờ chống phá nhà nước.

“Tôi chỉ thấy thất vọng/ bất mãn/ bức xúc (frustrated) vì sự bất công, tham nhũng, độc tài không đại diện cho cả nhà nước, mà cho một số cá nhân”.

“Theo luật Việt Nam, công dân có quyền tự do ngôn luận. Điều đó phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam là bên tham gia ký” – ông tuyên bố, trước khi tín hiệu âm thanh bị cắt.

Nhưng thẩm phán Long bảo rằng ba bị cáo đã “lợi dụng Internet để phổ biến các bài viết phá hoại, bôi nhọ hình ảnh lãnh đạo (Việt Nam), phê phán đảng (Cộng sản) và làm giảm lòng tin của người dân vào chính quyền”.

Luật sư của Nguyễn Văn Hải, ông Hà Huy Sơn, phản đối phiên tòa, nói rằng tòa “không cho phép luật sư và bên công tố tranh luận”. Sau phiên xử, ông Hà Huy Sơn cho biết: “Tôi nói với tòa rằng ông Nguyễn Văn Hải vô tội. Do đó, thật không công bằng khi xét xử và kết án ông ấy theo Điều 88”.

Một nguồn tin ở tòa án nhân dân TP.HCM, nơi diễn ra phiên xử, nói với AFP (yêu cầu giấu tên) rằng Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần “bác bỏ hoàn toàn” mọi cáo buộc, và chắc chắn sẽ kháng án. (...)



Tuesday 18 September 2012

Con đường nam tiến của Trung Quốc


Con đường bành trướng xuống phía nam của Trung Quốc được thực hiện cả trên bộ lẫn trên biển. Nếu quá bị cuốn vào chuyện biển Đông, chúng ta có thể rơi vào bẫy của Trung Quốc.

“Cần phải nhìn nhận quá trình nam tiến của Trung Quốc một cách toàn diện, trong đó không chỉ có khu vực biển Đông và hình thức xung đột quân sự. Đó còn là quá trình diễn ra trên đất liền với những hình thức chiến tranh kinh tế, chiến tranh tiền tệ, chiến tranh mạng, là bành trướng văn hóa, là áp lực chính trị, là quá trình di dân...” - Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nhận định.

Phân tích vị trí địa lý của Trung Quốc, ông Quách Hải Lượng không đánh giá cao cơ hội của Trung Quốc ở phía bắc (giáp với Nga), phía đông (bị Nhật Bản, Hàn Quốc án ngữ, mà đó là những đồng minh thân cận của Mỹ) và phía tây (giáp vùng Trung Á, vốn bất ổn với sự cạnh tranh của nhiều cường quốc). Hướng mở rộng của Trung Quốc gần như chỉ có một.

Nhận định này cũng trùng với ý kiến của TS chính trị học Đinh Hoàng Thắng. Trong một cuộc trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Thắng nói: “Phải thấy là Trung Quốc chỉ còn phía nam để phát triển xuống. Thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương, nếu chỉ dừng chân trong lục địa Trung Hoa thì không được, mà các ngả khác thì bị chặn hết rồi”.

Biểu hiện rõ ràng nhất của tư tưởng “nam tiến” có lẽ đã xuất hiện từ thời Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 1976. Tháng 9-1963, Chu Ân Lai phát biểu trong cuộc gặp gỡ với các đại diện của Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Indonesia tại Quảng Đông: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam châu Á” (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm, NXB Sự thật, năm 1979).

Đồng tiền đi trước

Hiếm khi nào trong lịch sử sự hiện diện của Trung Quốc ở Đông Nam Á lại mạnh mẽ trên tất cả lĩnh vực như từ một thập kỷ trở lại đây. Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar, với sự gắn kết chặt chẽ về địa lý và văn hóa với Trung Quốc, với những yếu kém nội tại của mình, là mắt xích yếu nhất dọc biên giới mà người láng giềng phương bắc của họ có thể khai thác. Đồng tiền đi trước, con đường đầu tư kinh tế có lẽ là lối đi nhanh và hiệu quả nhất. Trong một bài viết mới đây, nhà nghiên cứu Trung Quốc Bonnie S. Glaser (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) cho biết: “Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã theo đuổi một chiến lược ở Đông Nam Á với nội dung căn bản là sử dụng “củ cà rốt” kinh tế để làm tăng lợi ích của các nước Đông Nam Á trong việc gìn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc”.

Năm 2010, với những khoản đầu tư trị giá 2,9 tỉ USD, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào và có trong tay khoảng 10.000 km2 đất dự án, tương đương với 4% diện tích của cả nước Lào. Người Trung Quốc kiểm soát phần lớn nền kinh tế Lào, từ khai thác mỏ, thủy điện đến cao su, hay cả ngành bán lẻ và dịch vụ khách sạn.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Campuchia: Trong năm năm qua, Campuchia đã nhận được khoảng 2 tỉ USD tiền viện trợ từ Bắc Kinh với những điều kiện hết sức hào phóng.

Tại Myanmar, 8,7 tỉ USD đã được Trung Quốc rót vào các dự án đầu tư trong năm 2010, chưa kể khoản vay không lãi trị giá 4,2 tỉ USD. Tính đến tháng 7-2011, 800 dự án của các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang hoạt động tại Việt Nam với số vốn đăng ký 3,2 tỉ USD, đứng thứ năm trong các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

“Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy”

Đầu tháng 7-2012, lần đầu tiên Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN với lịch sử 45 năm không thể đưa ra được thông cáo chung mà lý do là sự bất đồng của nước chủ nhà Campuchia với các nước có liên quan đến tranh chấp trên biển Đông. Nguyên nhân sâu xa này nhanh chóng được lý giải khi ngay sau hội nghị, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảm ơn Campuchia về sự hợp tác chặt chẽ của chủ nhà trong tiến trình hội nghị.

Nhà phân tích Bonnie S. Glaser nhận định: “Việc Trung Quốc gây ảnh hưởng khống chế lên Campuchia không phải điều đáng ngạc nhiên. Bắc Kinh đã cung cấp tới hơn 10 tỉ USD đầu tư trực tiếp cho Campuchia. Chỉ tính riêng trong năm 2011, lượng đầu tư mà Trung Quốc cam kết với Phnom Penh cao gấp 10 lần con số Mỹ cam kết. Sự phụ thuộc của Campuchia vào Trung Quốc, về mặt kinh tế, thể hiện rõ ở Cung điện Hòa Bình - công trình được xây bằng tiền tài trợ của Trung Quốc - là nơi họp hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa qua”.

Tháng 6-2011, thủ tướng Campuchia công khai khẳng định Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, đồng thời là nhà tài trợ lớn nhất trong việc giúp đỡ Campuchia xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm đường sá, cầu cống... Vấn đề ở đây, theo các nhà phân tích, là các thỏa thuận kinh tế luôn kéo theo những hệ quả chính trị, xã hội, quân sự đã được hoạch định từ trước đó.

Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Trung Quốc rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân Nam đi dọc Lào xuống tới tận Tây Nguyên, mà ở đoạn cuối Tây Nguyên thì Campuchia và Lào cho họ thuê đất tới 55 năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất của họ”.

“Đứng về chiến lược quân sự, đó là những con đường cơ động chiến lược và cơ động chiến dịch. Về kinh tế thì có thể khống chế được toàn bộ các hành lang quan trọng của bán đảo Đông Dương. Họ xây dựng cơ sở hạ tầng là nhằm như thế” - ông Lượng giải thích.

Trung Quốc đang nắn dần đường biên giới quốc gia không theo cách thức tấn công quân sự truyền thống mà bằng cách di dân. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy có khoảng 2,5 triệu người Hoa đến Đông Nam Á làm ăn sinh sống trong vòng 30 năm qua. Khoảng 1 triệu người Trung Quốc cũng đã di dân đến Myanmar trong giai đoạn 1995-2005, theo báo cáo của nhà nghiên cứu độc lập Sudha Ramachandran (Ấn Độ) và khoảng 300.000 người Trung Quốc đang sinh sống rải rác khắp nơi ở Campuchia. Đây hầu hết là lao động Trung Quốc tìm cách ở lại khu vực bản địa sau khi hết hợp đồng với các dự án. Họ thậm chí hình thành nên các khu "phố Tàu" như ở Mandalay (Myanmar) hay Viêng Chăn (Lào).

Tại Lào, một doanh nghiệp Trung Quốc đã thuê cả một thị trấn nằm sát biên giới hai nước và biến nơi đây gần như thành khu vực của riêng người Trung Quốc. Thị trấn rộng 21 km2 được đặt tên là Bò Thèn này có ngôn ngữ chính là tiếng Trung, thanh toán bằng nhân dân tệ và sử dụng giờ Bắc Kinh thay vì giờ Viêng Chăn. Hệ thống điện, viễn thông và ngay cả các lực lượng chức năng như công an cũng đều được “kéo” từ Trung Quốc sang. Lực lượng hải quan đã dời từ biên giới Lào-Trung xuống phía nam của thị trấn này. (Trung Quốc tăng cường di dân sang Lào, website nghiencuubiendong.vn, Học viện Ngoại giao, 29-3-2010).

Nói đến sự hiện diện của người Trung Quốc ở các khu Hoa kiều và nhiều khu vực có dự án đầu tư ở Việt Nam, Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Nếu chấm trên bản đồ Việt Nam những khu vực có người Trung Quốc sinh sống, chúng ta sẽ có một tấm bản đồ da báo”.



Saturday 1 September 2012

LƯỢC SỬ BLOG VIỆT (cập nhật) - A BRIEF HISTORY OF VIET BLOGS (updated)

Bản tiếng Anh ở phía dưới. The English translation is below the Vietnamese version.

Cuối 2003: Phần mềm iCMS đoạt giải nhất cuộc thi Trí Tuệ Việt Nam 2003 bị phát hiện đã sao chép và Việt hóa một phần mềm mã nguồn mở quốc tế mà không đề nguồn. Diễn đàn Tin học (ddth.com) của Dương Vi Khoa là nơi bàn luận sôi nổi về vấn đề này, thu hút sự chú ý của giới công nghệ thông tin.

2004: Nhân vụ iCMS, diễn đàn ddth.com mở box X-cafe do YunaAdmirer điều hành bàn về xã hội, dần dần mở cả sang các lĩnh vực khác như lịch sử, chính trị, đối nội đối ngoại. Được rất nhiều thành viên tham gia tranh luận, nhưng đồng thời cũng gặp nhiều phản đối bởi hai lý do chính: 1) chính trị - xã hội là vấn đề không liên quan đến diễn đàn tin học; 2) e ngại nội dung trao đổi nhạy cảm của box X-cafe sẽ làm ddth.com bị vạ lây và có thể bị đóng cửa.

2005: Yahoo! 360° xuất hiện ở Việt Nam (chính thức khai trương ngày 24-6-2005 trên thế giới).

13-9-2005: Sau khi Dương Vi Khoa ra quyết định đóng của box X-cafe (mà theo nguồn tin không chính thức thì đó là do có lệnh từ phía cơ quan an ninh), các thành viên cũ của box quyết định mở một diễn đàn X-cafevn.org độc lập. Tôn chỉ mới của diễn đàn là "Tôn trọng sự khác biệt" với mục đích khuyến khích trao đổi cởi mở về các chủ đề chính trị - xã hội.

2006-2008: Giai đoạn bùng nổ của Yahoo! 360°, mở ra cả một thế giới mới trong lĩnh vực truyền thông Internet. Các blogger viết, chụp ảnh, chia sẻ file dữ liệu, và kết nối với nhau. Xuất hiện khái niệm “văn học mạng”. Một thế hệ nhà văn hình thành trên mạng khi họ viết truyện ngắn, tiểu thuyết, đăng dài kỳ trên blog. Một số gương mặt nổi tiếng gồm Trần Thu Trang, Trang Hạ, Hà Kin, Nick D… Hầu hết là phụ nữ, tuổi từ 20-30, và nói chung hạn chế viết về chính trị, tập trung vào thơ văn.

Một số blogger tăng view bằng cách đăng tải những bài viết và ảnh liên quan tới các chủ đề tình dục và người nổi tiếng: Cô Gái Đồ Long, Only You, Tắc Kè, Vàng Anh. Có một số ít blogger chính trị và chưa ai nổi tiếng: Vàng Anh (nổi tiếng chủ yếu ở phần nội dung liên quan đến sex và kinh dị), Người Buôn Gió, Anh Ba Sàm. 

25-8-2007: Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa (hoangsa.org) được thành lập.

Blogger Hà Kin ra mắt cuốn “Chuyện tình New York”, một tác phẩm “văn học mạng” kể lại những cuộc “phiêu lưu tình ái” của một cô gái Việt Nam ở thành phố New York.

9-9-2007: Blog Yahoo! 360° của Anh Ba Sàm ra đời.

19-9-2007: Điếu Cày thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, thành viên sáng lập còn có Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải (blogger AnhbaSG), Lê Xuân Lập. Từ tháng 9-2007 đến tháng 10-2010 khi AnhbaSG bị bắt, đã có 421 bài đăng trên blog của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, trong đó 94 bài là của thành viên Câu lạc bộ, 327 bài đăng lại từ các nguồn VOA, RFA, khối 8406, Thông Luận, Dân Luận, Người Việt Online, v.v.

12-10-2007: Scandal “clip Vàng Anh” nổ ra, khi một video clip 5 phút ghi lại cảnh quan hệ phòng the của Hoàng Thùy Linh, nữ diễn viên tuổi teen nổi tiếng, đóng vai chính trong series phim truyền hình “Nhật ký Vàng Anh”, bị tung lên Youtube, sau đó bị gỡ nhưng đã kịp lan khắp mạng Internet tại các địa chỉ như cafechieu, sex9x, v.v. Tối 14-10, VTV3 dành riêng một chương trình cho ê-kíp làm phim “xin lỗi khán giả”. Đêm 15, rạng sáng 16-10, một đoạn phim khác, dài tới 16 phút, được phát tán trên một loạt trang web. Ngày 25-10, bốn sinh viên bị bắt giam vì tội “truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”.

Tắc Kè là blog đầu tiên đăng tải các clip sex cùng một loạt chuyện thâm cung bí sử liên quan đến các nhân vật chính trong phim, trong đó có con trai một quan chức công an. Sau đó tới Vàng Anh (nick Vàng Anh được đặt theo tên nhân vật chính trong bộ phim truyền hình “Nhật ký Vàng Anh”). Với triết lý “tình dục, chính trị, kinh dị”, Tắc Kè và Vàng Anh trở thành hai blog “cực hot” trong giai đoạn 2007-2008.

Chủ nhật, 9-12-2007: Những cuộc biểu tình đầu tiên của blogger ở Hà Nội và TP.HCM chống việc Trung Quốc phê chuẩn quyết định thành lập khu hành chính mang tên Thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

X-cafe là một trong các diễn đàn tích cực tham gia tường thuật về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội và TP.HCM. Các thành viên X-cafe cũng có mặt tại các cuộc biểu tình này.

1-2-2008: Tạp chí X-cafe số 1 ra đời.

9-4-2008: “Chi bộ Sài Gòn” gồm nhiều thành viên gạo cội của X-cafe, tham gia từ thời box X-cafe bên ddth.com, bị cơ quan công an triệu tập xoay quanh việc tham gia diễn đàn X-cafevn.org và viết bài “tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước, tạo tâm lý hoang mang cho xã hội”. Họ bị buộc phải cam kết không tham gia X-cafe kể từ đây.

19-4-2008: Blogger Điếu Cày bị bắt, sau đó bị kết án 2 năm 6 tháng tù vì tội “trốn thuế”.

29-4-2008: Thanh niên biểu tình ở Hà Nội và TP.HCM, phản đối nghi lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh. Quy mô biểu tình khá nhỏ.

Đầu tháng 11-2008: Tin tức về “đại dự án” khai thác bauxite ở Tây Nguyên bắt đầu lan truyền cả trên báo chí chính thống và cộng đồng blog. Một số trí thức gửi bản kiến nghị đầu tiên đề nghị xem xét lại toàn bộ dự án.

28-11-2008: Admin Tqvn2004 ra thông báo “Tiễn chân chống cộng cực đoan” khỏi X-cafe. Quyết định này bị khá nhiều thành viên gạo cội của diễn đàn phản đối và kết quả sau đó là thông báo này được gỡ xuống và Tqvn2004 từ bỏ vị trí admin của diễn đàn X-cafevn.org.

14-1-2009: VietNamNet đăng tải lá thư của Tướng Giáp gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đề ngày 5-1-2009, đề nghị dừng triển khai dự án bauxite Tây Nguyên.

22-1-2009: Dân Luận ra đời, theo đuổi con đường báo chí công dân, lấy khách quan, trọng lý và đa nguyên làm tôn chỉ. Dân Luận nằm cùng server với diễn đàn X-cafevn.org.

Tháng 3-2009: Bắt đầu nổi lên một trang Yahoo! 360° nổi tiếng dưới tên gọi “Change We Need”, công kích trực tiếp dự án bauxite Tây Nguyên.

Blog “Change We Need” cung cấp cho độc giả những thông tin không thể kiểm chứng về chính quyền và mối quan hệ với phía Trung Quốc, chẳng hạn viết rằng “Bauxite Tây Nguyên – huyệt mộ triều đại cộng sản tự đào chôn mình”.

24-5-2009: Ông Trần Huỳnh Duy Thức, Giám đốc Công ty Một Kết Nối, bị bắt.

Giữa năm 2009: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn và TS. Nguyễn Thế Hùng lập một website phản biện dự án bauxite Tây Nguyên.

11-6-2009: TS. luật Cù Huy Hà Vũ đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do đã ký Quyết định số 167/2007 phê duyệt quy hoạch dự án bauxite Tây Nguyên.

13-6-2009: Luật sư Lê Công Định bị bắt. Theo cơ quan an ninh, ông Thức và ông Định là tác giả của blog “Change We Need”.

18-6-2009: Blog Free Lê Công Định (freelecongdinh.wordpress.com) ra đời.

13-7-2009: Yahoo! 360° đóng vĩnh viễn. Cộng đồng blogger Việt Nam bị xé nhỏ. Một số tự động chuyển sang dùng Yahoo! 360° Plus. Số khác dùng Wordpress, Blogger, Multiply, Weblog, v.v.

Sau vụ Yahoo! 360° đóng cửa, Facebook nhanh chóng nổi lên như là mạng xã hội được ưa chuộng nhất. Blog Anh Ba Sàm trở thành điểm “tụ họp” của những người quan tâm đến chính trị. Chủ nhân gọi blog này là “Thông Tấn Xã Vỉa Hè”, một cách gọi có hàm ý giễu nhại Thông Tấn Xã Việt Nam (“Tin vỉa hè” là từ người Việt Nam dùng để chỉ chuyện ngồi lê ngôi mách, tin vịt, tin không được kiểm chứng mà mọi người kháo nhau khi đang ngồi café vỉa hè).

Nhiều blog mới về chính trị ra đời trong giai đoạn 2009-2010 như là kết quả của vụ đóng cửa Yahoo! 360°: Quê Choa (http://quechoa.info), Trương Duy Nhất (http://truongduynhat.vn), Nguyễn Xuân Diện, v.v. Quê Choa là của nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Quang Lập. Phong cách hài hước, thậm chí đôi khi tục, của ông được rất nhiều người đọc ưa thích. Trương Duy Nhất là nhà báo, đã tuyên bố nghỉ viết báo chuyên nghiệp để viết blog cho tự do. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là một người nghiên cứu về ca trù.

27-8-2009: Người Buôn Gió bị bắt. Phạm Đoan Trang bị bắt ngày hôm sau, rồi đến Mẹ Nấm vài ngày sau đó. Ba người lần lượt được thả sau 9 ngày đêm.

Khoảng tháng 9-2009: Facebook bắt đầu bị chặn. Cộng đồng Facebook truyền nhau cách vượt tường lửa.

Cuối tháng 12-2009: Facebook bị chặn lần thứ hai, mạnh mẽ hơn.

20-1-2010: Diễn đàn X-cafevn.org và Dân Luận bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) lần đầu tiên, trùng hợp với thời điểm chính quyền Việt Nam xét xử bốn nhà bất đồng chính kiến: Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long về tội hoạt động lật đổ chính quyền.

28-2-2010: Nhóm hacker Sinh Tử Lệnh đột nhập vào X-cafevn.org và Dân Luận lần thứ nhất, lấy đánh cắp thông tin cá nhân của các thành viên và tung lên mạng tại trang sinhtulenh.org. Nhóm hacker này đã có hoạt động phá hoại với các trang blog/ web "lề trái" từ trước, nhưng đây là lần đầu họ xuất hiện với danh xưng Sinh Tử Lệnh.

23-8-2010: Trang blog Danlambao ra đời. Danlambao tức là Dân Làm Báo, một cách gọi có hàm ý làm đối trọng với báo chí quốc doanh.

Cùng thời gian này, Freelecongdinh, các trang Thư Viện Hà Sĩ Phu, Thông Luận, Tiền Vệ, X-Cafe, Talawas lần lượt bị tin tặc tấn công, không còn truy cập được nữa.

18-10-2010: Blogger AnhbaSG (luật gia Phan Thanh Hải) bị bắt, một ngày trước khi Điếu Cày mãn hạn tù. Sau đó, Điếu Cày tiếp tục bị giam giữ với tội danh mới là “tuyên truyền chống phá Nhà nước”. Gần một năm sau, sáng lập viên thứ ba của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, blogger Tạ Phong Tần, bị bắt ngày 5-9-2011.

26-10-2010: Cô Gái Đồ Long bị bắt vì đã viết một entry “bôi nhọ” một tướng công an.

5-11-2010: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt trong một khách sạn ở TP.HCM sau một vụ “đột kích” của công an.

4-4-2011: Phiên xử sơ thẩm ông Cù Huy Hà Vũ. Phiên phúc thẩm tổ chức sau đó bốn tháng, vào ngày 2-8, y án 7 năm tù đối với ông Vũ.

26-5-2011: Tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của PetroVietnam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Làn sóng phẫn nộ lan khắp Internet, cả blog lẫn mạng xã hội Facebook. Nhật Ký Yêu Nước (một trang Facebook, thành lập ngày 12-4-2010, chính thức hoạt động ngày 16-4-2010) kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc.

Chủ nhật, 5-6-2011: Những cuộc biểu tình đầu tiên nổ ra cả ở Hà Nội và TP.HCM. Trang blog của Nguyễn Xuân Diện và Anh Ba Sàm (nay gọi là Ba Sàm) nổi lên như là hai “điểm hẹn” trên mạng của người biểu tình. Cả hai blog thường xuyên bị hack và tấn công đánh phá, có thể do cả an ninh mạng Việt Nam lẫn lực lượng hacker đỏ của Trung Quốc.

Về những blogger một thời nổi tiếng như Hà Kin, Trang Hạ, Trần Thu Trang, Nick D… họ vẫn viết, nhưng cũng đã có thêm nhiều gương mặt mới, cho nên dường như giờ đây chinh phục, thu hút độc giả có phần khó khăn hơn ngày xưa. Hơn nữa, khi mà Việt Nam đang trải qua suy thoái kinh tế thì có lẽ các chủ đề như chuyện tình cảm lãng mạn sẽ bớt được ưa thích. (Không có nghĩa là độc giả sẽ đổ xô sang đọc tin tức về chính trị).

9-6-2011: Tàu cá Trung Quốc phá hoại cáp thăm dò của tàu Viking II (cũng của PetroVietnam).

12-6-2011: Biểu tình lần thứ hai ở Hà Nội và TP.HCM. Biểu tình ở TP.HCM bị đàn áp. Có những bức ảnh chụp cảnh công an mặc thường phục đánh người biểu tình trẻ trên đường phố Sài Gòn.

19-6-2011: Biểu tình lần thứ ba ở Hà Nội và TP.HCM. Đây là cuộc biểu tình lần cuối của blogger TP.HCM trong mùa hè 2011. Với Hà Nội, phong trào xuống đường còn kéo dài cho tới ngày 21-8-2011, khi 47 người bị bắt và một số người bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” (cũng tương tự tội “kích động bất ổn xã hội” ở Trung Quốc).

23-8-2011: X-cafevn.org và Dân Luận bị hacker Sinh Tử Lệnh đột nhập lần thứ hai, xóa sạch cơ sở dữ liệu.

Thứ năm, 5-1-2012: Bùng nổ sự kiện “tiếng súng Tiên Lãng” ở Hải Phòng: Hai anh em nông dân Đoàn Văn Vươn - Đoàn Văn Quý dùng súng và mìn tự chế chống lại cuộc tấn công của công an địa phương. Báo chí chính thống và giới blogger cùng vào cuộc đưa tin, viết bài bình luận.

Thứ ba, 24-4-2012: Vụ cưỡng chế đất đai tai tiếng xảy ra ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Blogger đi đầu đưa tin, sau đó đến báo chí chính thống. Hình ảnh về vụ cưỡng chế truyền đi trên mạng Internet với tốc độ lây lan của virus.

Thứ ba, 29-5-2012: Quan Làm Báo (quanlambao.blogspot.com) xuất hiện với bài viết đầu tiên: “Chuyện tình Tâm và Mạnh”.

Thứ bảy, 23-6-2012: Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) tuyên bố mời thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng biển thuộc “đường lưỡi bò” và hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.

Thứ tư, 27-6-2012: Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) tổ chức họp báo phản đối CNOOC và Trung Quốc.

Chủ nhật, 1-7-2012: Biểu tình chống Trung Quốc nổ ra ở Hà Nội và TP.HCM. Các cuộc biểu tình còn tiếp tục vào các ngày chủ nhật 8-7, 22-7, và 5-8-2012.

Thứ hai, 20-8-2012: Ông Nguyễn Đức Kiên, sáng lập viên Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), tên thường gọi “bầu Kiên”, bị bắt giam. Sự việc được báo trước trên blog Quan Làm Báo, kéo theo một chiến dịch thông tin rầm rộ tiếp sau đó trên blog này, mang đầy màu sắc “thuyết âm mưu”.


* * *


A BRIEF HISTORY OF THE BLOGGING MOVEMENT IN VIETNAM

End 2003: iCMS, the software product that won the first prize in the Vietnam Intelligence Contest 2003, is found to commit piracy by copying and localizing an international open source software without tribute. The case leads to an ebullient discussion around the topic on Dương Vi Khoa’s Informatics Forum (ddth.com), attracting much attention of the IT community.

2004: On the same occasion, the Informatics Forum sets up box X-café, administered by YunaAdmirer, to discuss social issues. The box will later be expanded to other areas such as history, politics, domestic and foreign policy. Many members join the discussions, but at the same time, many others protest for two major reasons. First, political-socio issues go beyond the spectrum of attention of the forum. Second, sensitive topics discussed in box X-café may get ddth.com involved and closed down.

2005: Yahoo! 360° came to Vietnam after officially launched on June 24th in the US.

September 13th, 2005: Following Dương Vi Khoa’s decision to close box X-café, which unofficial sources attribute to an order by public security offices, old members of X-café open another, independent forum, X-cafévn.org. Its philosophy is “To respect the difference”, aimed at encouraging open dialogues on political-socio topics.

2006-2008: Yahoo! 360°'s boom years, the dawn of a whole new world of Internet media. Vietnamese net users write, photograph, share files, and get connected with each other. A generation of “net-writers” forms as fiction authors write chick-lit (chicken literature) including novel, short stories, feuilleton, and post their works to blogs everyday. Prominent figures included  Trần Thu Trang, Trang Hạ, Hà Kin, Nick D… Most of them are women in their 20s, and most of them stay away from politics, only focusing on their chick-lit works.

Some bloggers try to increase page views by publishing titillation entries and photos, as well as contents related to celebrities: Cô Gái Đồ Long (The Dragon-killing Lady), Only You, Vàng Anh.

There are also a few political bloggers, but none of them are famous yet: Vàng Anh (mainly known for sex-related entries and thrillers), Người Buôn Gió (Wind Trader), Anh Ba Sàm (a former public security officer). 

August 25th, 2007: The Paracel Data Center (hoangsa.org) is founded.


Blogger Hà Kin launches her book, “New York Love Stories”, a typical “net fiction” that tells love stories of a Vietnamese young girl in New York City.


September 9th, 2007: The Yahoo! 360° of Anh Ba Sàm is set up.

September 19th, 2007: Điếu Cày establishes the Free Journalists Clubs. Founders include Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải (aka blogger AnhbaSG) and Lê Xuân Lập. From September 2007 to October 2010, when AnhbaSG is detained, there are 421 articles published on this blog, of which 94 articles are written by members of FJC, and 327 quoted from other sources such as VOA, RFA, the 8406 bloc, Dân Luận, Thông Luận, Người Việt Online, etc. 

October 12th, 2007: Sex scandal “Vàng Anh” breaks out when a five-minute video tape filming sexual intercouse of Hoàng Thùy Linh, the teen star featuring the female protagonist in TV serial drama “Vàng Anh’s Diary”, is posted to Youtube and, before removed, spreads over Internet at a variety of webpages such as cafechieu, sex9x, etc.

On the evening of October 14th, a whole TV show is devoted by VTV3 to the filmmakers for their “apologies to audience.” On early October 16th, another video tape whose length reaches 16 minutes is disseminated on web. On October 25th, four students are arrested for “disseminating debauched cultural products.”

Tắc Kè is the first blog to post the video tapes and “behind-the-curtain” stories related to their protagonists, including the son of a public security officer. Second to Tắc Kè is Vàng Anh, whose nick is named after the female protagonist in the serial drama “Vàng Anh’s Diary.” With their “philosophy” of blogging being “sex, politics and thrillers”, Tắc Kè and Vàng Anh are the two hot bloggers in the period 2007-2008.

Sunday, December 9th, 2007: First protests by bloggers in Hanoi and HCMC opposing China’s ratification of a plan to set up “Sansha City” to administer the Spratly and Paracel islands.

X-café is one of the forums that actively involve in reporting on these anti-China protests in both Hanoi and HCMC. Its members are also present in these protests.

February 1st, 2008: The first X-café magazine is introduced.

April 9th, 2008: Members of “The Saigon party cell”, including many veteran members of X-café since its times on ddth.com, are summoned by public security officers for interrogation around their X-cafevn.org membership and their articles “defaming the Party and the State, creating frizzon of fear among the society.” They are forced to undertake that they will renounce X-cafevn.org.

April 19th, 2008: Blogger Điếu Cày is arrested. He would later be sentenced to 2 years and 6 months in prison for “tax evasion”. 

April 29th, 2008: Youths protested at the Olympic Torch Relay in Hanoi and HCMC. The scope of the protests was rather small.

Early November 2008: News about the “great project” of bauxite mining in Tây Nguyên (Central Highland of Vietnam) begins to spread on both mainstream media and in the blogosphere. Some intellectuals and pundits make the first petition urging a review of the whole project.

November 28th, 2008: Admin Tqvn2004 publishes the declaration of “Goodbye to anti-communist extremists” on X-cafevn.org. The declaration is criticized by many veteran members of the forum. Consequently, it is removed and Tqvn2004 resigns himself from admin of X-cafevn.org.

January 1st, 2009: VietNamNet publishes a letter from General Giáp to Prime Minister Nguyễn Tấn Dũng, dated January 5th, requesting the cancellation of the bauxite mining project.

January 22nd, 2009: Dân Luận is founded in pursuit of a civil press, whose guideline is observing “neutrality, rationality, and pluralism.” Dân Luận shares the same server with X-cafevn.org.

March 2009: A new political Yahoo! 360° blog, “Change We Need”, becomes famous by directly attacking the bauxite mining project.

This blog provided readers with unverifiable information about the government and its relations with Chinese counterparts. “The Tay Nguyen bauxite mining project: a grave the Vietnamese communist regime digs for itself,” it said.

May 24th, 2009: Trần Huỳnh Duy Thức, CEO of the One-Connection IT company, is arrested.

Mid-2009: Professor Nguyễn Huệ Chi, elementary school teacher Phạm Toàn, and Dr. Nguyễn Thế Hùng set up a website critical of the bauxite mining project (http://bauxitevn.info). It was hacked and subjected to denial of service attacks hundreds of times.

June 11th, 2009: Lawyer/Activist Cù Huy Hà Vũ filed a lawsuit against Prime Minister Nguyễn Tấn Dũng for signing the Decision no. 167/2007 in approval of the Tây Nguyên bauxite mining project.

June 13th, 2009: Lawyer Lê Công Định is arrested. It turned out that Thức and Định were behind “Change We Need.”

June 18th, 2009: Blog Free Lê Công Định (freelecongdinh.wordpress.com) is introduced.

July 13, 2009: Yahoo! 360° is closed down permanently. The community of bloggers in Vietnam splits up. Some automatically moved to Yahoo! 360° Plus. Others choose Wordpress, Blogger, Multiply, Weblog, etc.

Following the closedown of Yahoo! 360°, Facebook soon emerges as the most popular social network. Anh Ba Sàm’s blog becomes a hot “meeting point” for those who pay attention to politics. He calls his blog “Thông Tấn Xã Vỉa Hè” or “The Sidewalk News Agency”, mocking Vietnam News Agency. (Sidewalk news is Vietnamese slang for “gossip”, “canards” or “unverifiable information” that people tell each other when they are fooling away their time at sidewalk cafes).

Many new blogs on politics were created in 2009-2010 as a result of the closing of Yahoo! 360°: Quê Choa (http://quechoa.info), Trương Duy Nhất (http://truongduynhat.vn), Nguyễn Xuân Diện, etc. Quê Choa is the blog of Nguyễn Quang Lập, a fiction writer and scriptwriter, whose humourous, even vulgar style was very popular with audience. Trương Duy Nhất is a mainstream reporter, who declared that he quit professional journalism to focus only on blogging as a free man. Nguyễn Xuân Diện, Ph.D., is a researcher on Vietnam’s ca trù (a Vietnamese folk song genre).

August 27th, 2009: Người Buôn Gió is detained. Phạm Đoan Trang is detained on the following day, and then Mẹ Nấm a few days later. The three were released respectively after a nine-day detention.

Around September 2009: Facebook is blocked for the first time. Facebookers pass on to each other the guidelines of how to bypass firewall.

Late December 2009: The second blockade of Facebook, which is much more fierce.

January 20th, 2010: X-cafevn.org and Dân Luận are subjected to denial of service attacks for the first time, coinciding with the court of four political dissidents: Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức and Lê Thăng Long, accused of “carrying out activities to overthrow the people’s administration.”

February 28th, 2010: Hacker group Sinh Tử Lệnh penetrates X-cafevn.org and Dân Luận, stealing private registrations of members and posting them to web at sinhtulenh.org. While this group has previously attacked and damaged “left-sided” blogs and websites, this is the first time they appear under the alias Sinh Tử Lệnh (the Command of Life and Death).

August 23rd, 2010: Danlambao is founded. Danlambao means Dân Làm Báo, “citizens do journalism,” as opposed to state-owned media.

At the same time, Freelecongdinh (the forerunner of Danlambao), Thư viện Hà Sĩ Phu, Thông Luận, Tiền Vệ, X-Cafe, Talawas are all attacked by hackers to become inaccessible.

October 18th, 2010: Blogger AnhbaSG (jurist Phan Thanh Hải) is arrested, just one day before Điếu Cày completes his prison term. Subsequently Điếu Cày remains in detention under the new charge of “spreading propaganda against the state.” One year later, the third founder of FJC, blogger Tạ Phong Tần, is arrested on September 5th, 2011.

October 26th, 2010: “Social blogger” Cô Gái Đồ Long is arrested for having posted an entry “defaming” a public security officer, General Nguyễn Khánh Toàn, and accused of committing libel.

November 5th, 2010: Lawyer/Activist Cù Huy Hà Vũ is arrested in a hotel in HCMC in an apparent “ambush” by policemen.

April 4th, 2011: First trial of Cù Huy Hà Vũ. Four months later, on August 2nd, an appeal court would confirm Vũ's sentence of 7 years imprisonment for “disseminating anti-state propaganda”.

May 26th, 2011: Chinese maritime surveillance vessels cut seismic exploration cables of PetroVietnam’s Bình Minh 2 (Dawn 2) vessel in Vietnam’s exclusive economic zone. A burst of anger spreads on the Internet, including the blogosphere and Facebook. The Nhật Ký Yêu Nước (Dairy of Patriotism, a Facebook page created on April 12th, 2010, officially launched on April 16th, 2010) called for protests against China.

Sunday, June 5th, 2011: Protests broke out in both Hanoi and HCMC. Nguyễn Xuân Diện and Anh Ba Sàm (now known as Ba Sàm) emerge as prominent rallying points for protestors. Both blogs are regularly hacked and attacked, arguably by both Vietnamese internet police (red guards) as well as Chinese hackers. Whereas Ba Sàm just quoted sources from both mainstream and unmainstream media, adding some satiric comments, Nguyễn Xuân Diện seemed to have “overstepped” by posting even the calls for protests, advertising the place and time to rally. It is said this may be part of the reason why Diện has always been in trouble with policemen and in danger of arrest anytime, while Ba Sàm was apparently safe.

Once-famous bloggers Hà Kin, Trang Hạ, Trần Thu Trang, Nick D… are not much heard of now. They keep writing, but there have also been many new faces in chick-lit; thus it looks more difficult now for them to win the hearts of readers. Moreover, when Vietnam is undergoing economic recession, books on such subjects as imaginary romance, home and family, etc. would possibly become less attractive. (This does not necessarily mean that audience will rush to political news and stories instead).

June 9th, 2011: Chinese fishing boats damaged seismic exploration cables of Viking II, another PetroVietnam vessel.

June 12th, 2011: Protests in HCMC are suppressed brutally. Photos circulate on Internet showing plainclothes policemen knocking down young protestors on the streets of Saigon.

June 19th, 2011: Third Sunday of protests in Hanoi and HCMC. This was the last “bloggers' protest” in HCMC. In Hanoi, protests continued each Sunday until August 21st, when 47 people were arrested, some of them accused of “disrupting public order” (similar to “inciting social disorder” in China).

August 23rd, 2011: X-cafevn.org and Dân Luận are hacked for the second time by Sinh Tử Lệnh. All data are removed.

Thursday, January 5th, 2012: The Tiên Lãng shootout breaks out in the suburb of Hải Phòng when two fish farmers, Đoàn Văn Vươn and his younger brother Đoàn Văn Quý, using improvised mines and muskets, resist an eviction by local policemen. Mainstream media and blog community are both driven into the incidence, carrying news, analyses and commentaries.

Tuesday, April 24th, 2012: A notorious land grab takes place in the district of Văn Giang, on the outskirts of Hưng Yên province. Bloggers go first in reporting news about it, followed by official media. Photos and video clips of the eviction spread virally on the Internet.

Tuesday, May 29th, 2012: Quan Làm Báo (quanlambao.blogspot.com) is introduced, its first entry being “The Love Story of Tâm and Mạnh.”

Saturday, June 23rd, 2012: China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) offers for joint cooperation with foreign companies nine offshore blocks which are located in the seas bounded by the notorious “ox tongue line”, well within Vietnam’s exclusive zone and 200-nautical mile continental shelf.

Wednesday, June 27th, 2012: Vietnam National Petroleum Group (PetroVietnam) holds press conference to protest CNOOC and China’s bidding.

Sunday, July 1st, 2012: Anti-China protests outbreak in Hanoi and HCMC, and will continue on Sundays of July 8th, July 22nd and August 5th, 2012.

Monday, August 20th, 2012: Nguyễn Đức Kiên, known as “bầu Kiên” (Vietnamese for “manager Kiên”), a prominent tycoon and soccer manager, founder of the Asia Commercial Bank (ACB), is detained. The arrest, which has previously been mentioned on the blog Quan Làm Báo, entails a deluge of information on this blog, which seems to be profoundly haunted by conspiracy theory.


----------------

Acknowledgement is made to the administrators of Dân Luận, Vàng Anh, for their contribution to this writing. 

© Đoan Trang, 2012