Friday 30 December 2016

Lược sử blog Việt năm 2016 (phần 2)




10/7Anh Lã Việt Dũng, một thành viên tích cực của đội bóng No-U, bị công an mặc thường phục đánh chảy máu đầu sau khi ăn tối cùng và tham gia một trận bóng của No-U chiều chủ nhật. Việc làm này của an ninh có ý dằn mặt những người có khả năng và có tinh thần sẵn sàng tổ chức biểu tình, 10 ngày sau khi chính quyền chấp nhận lời hứa đền 500 triệu USD của Formosa.

12/7: Tòa án Trọng tài Quốc tế ra phán quyết xử thắng cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc. Phán quyết dài 501 trang khẳng định Trung Quốc không có “chủ quyền lịch sử” đối với Biển Đông, và đường chín đoạn tức đường lưỡi bò là không có căn cứ pháp lý, do đó, vô hiệu lực. 

Ảnh: Hiển Trịnh.
17/7: Các blogger ủng hộ dân chủ ở Hà Nội tổ chức tuần hành bày tỏ sự ủng hộ đối với phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế trong vụ kiện Philippines - Trung Quốc. Tuy nhiên, biểu tình lại bị an ninh trấn áp, như thường lệ. Ngay cả việc đến Đại sứ quán Philippines để chúc mừng cũng bị ngăn cản. Một lần nữa, các thông điệp ngoại giao – vốn rất cần thống nhất để gửi ra thế giới – lại bị công an Việt Nam phá hoại. 

Một số facebooker phải “tập kích” bất ngờ ở trước cổng tòa nhà Văn phòng Quốc hội để bày tỏ chính kiến.

29/7: Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất bị tin tặc Trung Quốc tấn công, cho hiện lên màn hình thông tin những nội dung xúc phạm Việt Nam và Philippines.

30/7: Chuyên mục “Góc nhìn” của báo điện tử VnExpress đăng tải bài viết “Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công” của nhà báo Hoàng Minh Trí (blogger Cu Trí), được hàng nghìn độc giả like và khen ngợi. Tuy nhiên, bài báo cũng gây một trận cười trên mạng xã hội vì những ngụy biện mơn trớn đám đông của nó: Nhờ cuộc tấn công của tin tặc Trung Quốc, người dân Việt Nam bộc lộ đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp như đoàn kết và cảm thông, kiên nhẫn, kiên cường…

Thành công ngoài dự kiến của tác giả và ban biên tập là bài báo đã trở thành một dạng “văn mẫu”: Về sau, trong mỗi trường hợp cần đánh vào cảm xúc một cách lạc quan tếu, các facebooker lại dùng công thức sau đây để đặt tít: “Điều kỳ diệu sau xxx”, trong đó xxx là một sự cố không mong muốn.

18/8: Chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh Yên Bái, Đỗ Cường Minh, rút súng bắn tử thương Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND kiểm Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Ngô Ngọc Tuấn. Minh cũng bị trọng thương và chết sau đó, báo chí đưa tin là do tự sát. Vụ việc gây rúng động.

Cuộc họp báo tại Yên Bái diễn ra vào buổi chiều 18/8 và được một số báo tường thuật trực tiếp trên facebook (qua livestream). Điều nực cười là đa số trong hàng nghìn biểu tượng cảm xúc đều là “like” (thích), thả tim và cười ha ha. Nhiều comment reo hò “cho chúng nó bắn nhau chết hết đi”, “lòng dân là đây chứ đâu”, đẩy các báo vào thế vô cùng khó xử và khiến ban Tuyên giáo giận dữ.

23/8: TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử sơ thẩm hai facebooker Nguyễn Hữu Quốc Duy (SN 1985) và Nguyễn Hữu Thiên An (SN 1995) với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”, Điều 88 Bộ luật Hình sự. “Tội” chính của hai anh em họ này là “truy cập các trang facebook, trang web phản động, nói xấu nhà nước CHXHCN Việt Nam” (nói nôm na là tội bôi đen đít nồi).

5/9: Blogger Người Buôn Gió (tên thật Bùi Thanh Hiếu) khởi đăng loạt bài “Trịnh Xuân Thanh – con dê tế thần”, nói về cuộc chiến phe phái trong nội bộ ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó Trịnh Xuân Thanh (Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, đại biểu Quốc hội), kẻ bị báo chí đánh hội đồng vài tháng trước đó vì có biểu hiện tham nhũng, chỉ là một “con dê tế thần”. 

Ngày 6/9, Trịnh Xuân Thanh gửi đơn xin ra khỏi đảng rồi trốn ra nước ngoài. Điều kỳ lạ là Cơ quan An ninh Điều tra và Cục Xuất nhập cảnh, cũng như toàn bộ Bộ Công an, mặc dù vốn tỏ ra rất tinh nhuệ trong các vụ chặn giữ, cấm xuất cảnh đối với công dân, lại bất lực trong việc xác minh xem Trịnh Xuân Thanh đã đi đâu và đang ở đâu. 

20/9: TAND TP. Hà Nội xét xử sơ thẩm bà Cấn Thị Thêu, kết án bà 20 tháng tù giam về tội “gây rối trật tự công cộng” – tội danh mà tất cả các chính quyền độc tài đều ưa dùng để ngăn ngừa biểu tình, tụ tập đông người.

22/9: TAND tối cao xét xử phúc thẩm ông Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) và bà Nguyễn Thị Minh Thúy, tuyên y án sơ thẩm. 

23/9: Một tổ công an hình sự huyện Đông Anh (Hà Nội) đã lợi dụng “công vụ” để tấn công, hành hung nhà báo Trần Quang Thế, phóng viên báo Tuổi Trẻ, khi anh Thế đưa tin về một vụ tai nạn giao thông trên cầu Nhật Tân. 

Sau đó, Công an Hà Nội đã ngay lập tức bao che cho thủ phạm bằng cách tung ra bản kết luận điều tra sử dụng đầy phép uyển ngữ, tức là nói giảm, nói tránh: Họ nói công an huyện không hành hung mà “chỉ đá nhưng không trúng vào người” và “gạt tay vào má” nhà báo Trần Quang Thế. Phụ họa với công an, như thường lệ, là cả dàn dư luận viên ra sức biến nạn nhân thành thủ phạm.

Cụm từ “gạt tay trúng má” trở thành một uyển ngữ kinh điển cho tài lươn lẹo ngôn ngữ của công an Việt Nam. 

2/10: Biểu tình lớn, gần 20.000 người, tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), nơi đặt trụ sở của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. 

10/10: Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, 37 tuổi, bị bắt tại nhà riêng vào buổi trưa và bị khởi tố theo Điều 88 Bộ luật Hình sự, “tội tuyên truyền chống Nhà nước”. 

Khám nhà bà Quỳnh, Cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an thu được nhiều… khẩu hiệu yêu cầu khởi tố Formosa, đòi minh bạch, và một tập hồ sơ phản ánh nạn bạo hành của công an, trích từ báo chí chính thống.

13/10: Hàng chục người nuôi cá ở xã Long Sơn (Vũng Tàu) đã lôi xác những con cá chết, to và nặng, ra Quốc lộ 51, để phản đối 14 công ty chế biến hải sản gây ô nhiễm môi trường. Cuộc biểu tình độc đáo khiến giao thông trên đoạn quốc lộ chạy qua huyện Tân Thành bị ách tắc, ô-tô theo hướng từ Vũng Tàu lên TP.HCM không di chuyển được.

14/10: Miền Trung bắt đầu chìm trong mùa mưa lũ. Đêm 14/10, thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) xả lũ bất ngờ, kết hợp với mưa lớn từ trước đó, gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho hàng chục nghìn người dân không kịp trở tay. 

16/10: Một số người dân ở TP.HCM đã kéo những con cá cắt bằng bìa carton đi dạo trong công viên Lê Văn Tám. Trên mỗi con cá đều có ghi dòng chữ: “Formosa get out” (Formosa cút đi). Đây là hành động nhằm nhắc công luận nhớ tới thảm họa môi trường miền Trung Việt Nam và cuộc “biểu tình cá” trên Quốc lộ 51 ba ngày trước đó.

17/10: MC Phan Anh kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền Trung nơi chịu lũ lụt, và quyên góp được 10 tỷ đồng cứu trợ chỉ sau chưa đầy 24 giờ (tính đến sáng 18/10).

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người Tiêu dùng Việt Nam (Vinastas, một NGO có đăng ký và chịu sự quản lý của nhà nước) công bố kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc. Báo cáo nhận định rằng “nước mắm càng cao đạm, càng chứa nhiều thạch tín”. Cuộc khảo sát được tài trợ bởi Công ty TNHH Liên doanh T&A Ogilvy của “phù thủy marketing” Nguyễn Thanh Sơn. Song song với đó, có những người photo và phân phát danh sách các hãng nước mắm có lượng arsen vượt ngưỡng, khuyến cáo là sẽ gây độc hại với người tiêu dùng, đồng thời quảng cáo nước mắm công nghiệp của tập đoàn Masan. 

Chiến dịch truyền thông bẩn đã gây điêu đứng cho nước mắm truyền thống, và nó chỉ dừng lại sau khi bị cộng đồng mạng phát hiện và lên án dữ dội. 

18/10: Giáo dân ở Phú Yên cùng linh mục Đặng Hữu Nam đến TAND huyện Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện tập đoàn Formosa và bị taxi Mai Linh từ chối chuyên chở, dưới sức ép của công an.

19/10: Nhóm Green Trees đến Văn phòng Quốc hội để trao một bản báo cáo có nhan đề “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển Việt Nam”. Đây là báo cáo do Green Trees thực hiện với mục đích cung cấp cho Quốc hội một cái nhìn tổng thể, đa chiều về thảm họa môi trường biển diễn ra tại bốn tỉnh miền Trung từ tháng 4. 

Báo cáo có ba thứ tiếng: Việt, Anh và Đài Loan.


3/11: Cơ quan An ninh Điều tra CA TP.HCM bắt bác sĩ Hồ Văn Hải (facebooker Hồ Hải, 52 tuổi) tại phòng khám của ông ở Sài Gòn, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự, tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Chẳng ai biết ông đã làm gì, nói gì, viết gì mà thành tuyên truyền.

6/11: An ninh tiếp tục bắt hai ông Lưu Văn Vịnh (47 tuổi) và Nguyễn Văn Đức Độ (41 tuổi), khép hai ông vào tội hoạt động lật đổ chế độ, theo Điều 79 Bộ luật Hình sự.

9/11: Bầu cử tổng thống ở Mỹ (theo giờ Washington D.C. là ngày 8/11) thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng Việt Nam. Kết quả “Trump thắng” cũng bất ngờ và gây tranh cãi dữ dội trong cộng đồng mạng Việt Nam, hệt như ở Mỹ. 

Trong khi đó, với bầu cử ở Việt Nam, nhờ chính sách “đảm bảo cơ cấu theo hiệp thương”, ai cũng biết nội các Ba Đình từ vài tuần trước khi bầu cử. Càng khác hơn nữa là tuy biết trước nhưng toàn bộ lãnh đạo, các đảng viên cao cấp, và giới truyền thông quốc hữu quốc doanh cứ phải tỏ ra là chưa biết gì cả, kết quả “tuy cơ cấu đấy nhưng vẫn bất ngờ”.

28/11: Fidel Castro mất. Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam ra thông cáo chọn 4/12 làm ngày quốc tang. Quyết định của đảng hóa ra lại sai luật, vì không có cơ sở pháp lý nào ở Việt Nam cho việc để tang một công dân nước ngoài.

Làn sóng tranh cãi lại tiếp tục nổ ra giữa những người phản đối quốc tang một nhà độc tài và những người ủng hộ quốc tang, biết ơn Cuba và Fidel. 

2/12: Công an Nghệ An đánh đập ông Nguyễn Công Huân khi ông đang trên đường đi dự đám cưới một cựu tù nhân lương tâm. 

Ảnh: LS. Hà Huy Sơn.
22/12: Công an Hà Nam hành hung ông Trương Minh Hưởng, một nông dân theo đuổi việc khiếu kiện đất đai từ nhiều năm nay, cũng là người ủng hộ dân chủ-nhân quyền. Lực lượng công quyền mặc thường phục đã đánh ông Hưởng ộc máu mũi, ngay trước mặt luật sư Hà Huy Sơn, mặc cho ông Sơn cố can ngăn.

26/12: Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động môi trường tại Hà Nội, treo cờ rủ với dải băng đen để tưởng niệm 235 đồng bào chết vì lũ lụt và thủy điện trong vài tháng qua. Tuy nhiên, an ninh quận Hai Bà Trưng, công an phường Vĩnh Tuy, tổ dân phố, hai bà hàng nước, tổng cộng hơn 20 người, đã kéo đến hò hét, đe dọa, gây sức ép bắt gia đình anh phải tháo cờ. Không ép được, họ bèn cắt dây, cướp lá cờ mang đi.

Cùng ngày, lực lượng an ninh của Bộ Công an cả phá một lớp học của các bạn trẻ hoạt động xã hội ở TP. HCM: bất ngờ khám nhà, thu giữ đồ đạc, giấy tờ tùy thân và bắt các học viên về đồn thẩm vấn. Tới nửa đêm, họ mới lần lượt thả người. Sau khi ra khỏi đồn, nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành (Paulo Thành Nguyễn) bị hơn chục công an tấn công ngay trên đường phố.

Wednesday 28 December 2016

Chronology of Blogging Movement in Vietnam: updated 2016 (part 1)

January 19: “Cu Rua” (Great Grandfather Turtle), the sacred giant turtle in Hoan Kiem lake, dies just one day before the opening of the 12th Party Congress. Official state news media are requested to merely publish news and refrained from any kind of commentaries and analyses. Bloggers begin to think of a bad omen for the Communist Party.

January 20: The 12th Party Congress begins. Before and during their meetings, many anonymous political blogs are created, providing exposure of the hidden workings of government officials, especially those believed to be partisans of Nguyen Phu Trong. The Congress demonstrates to the people that it is nothing but a battle field where communist leaders are fighting and murdering each other.

The battle ends with Nguyen Tan Dung being brought down. Nguyen Phu Trong remains the highest Party leader. The only ruling party also designates Tran Dai Quang, Nguyen Xuan Phuc, and Nguyen Thi Kim Ngan as the next president, prime minister, and leader of the legislative body.

February 6: “Van Dong Ung Cu Dai Bieu Quoc Hoi 2015” (To advocate running for the 2016 legislative election), a facebook page to support the independent candidates, is launched. The self-nomination campaign begins; so do state-sponsored campaigns to demean independent candidates.

March 15: “Anh Ba Sam”, a clandestinely published book about the famous blogger in jail, is introduced on Amazon. Bilingual in Vietnamese and English, it is the first publication about a Vietnamese prisoner of conscience which provides an insight into his life and work and uncovers many due process violations in the case.

Photo courtesy:
Brotherhood Democracy' site
March 23: The trial session against blogger Ba Sam and his colleague Nguyen Thi Minh Thuy is held in Hanoi. Hundreds of their supporters gather outside the court and wave banners calling for their release. None is let in, including German MP Martin Patzelt and diplomats from embassies of Sweden, Norway, and the EU-Delegation. At the same time, the court room is filled with police and students from the Academy of Public Security.

Though the prosecutors fail to prove the guilt of “abusing democratic freedoms to infringe upon the state’s interests”, the Hanoi People’s Court sentences Ba Sam to five years and Nguyen Thi Minh Thuy to three years in prison. 

Le Xuan Dieu was
attacked with "dirty bombs".
Photo by Suong Quynh.
March 28: The so-called “outrageous mass” throw pungent shrimp sauce at supporters of Hoang Van Dung, who is the first independent candidate to be rejected in the vetting meeting procedure. He gets 4 favorable over 57 votes. 

April 4: While diving, Nguyen Xuan Thanh, 36, fisherman at Ba Dong village, Ky Anh district, Ha Tinh, comes across a huge drainage channel located deep in the sea. It comes from the project site of Formosa in Vung Ang industrial zone. Also from early April, tons of dead fish have washed up on hundreds of kilometers of coastline, from Ha Tinh to Quang Binh and Hue, after what is suspected to have been a mass discharge of toxic chemicals from an industrial plant owned by the Taiwanese conglomerate of Formosa.

April 7: Nguyen Van Bac, 35, a police officer at the Trung Liet ward, Dong Da district in Hanoi, suddenly comes and asks for a search at an apartment in his area. On being refused, he spits in the face of Tran Phuong Linh, the young lady of the house, without knowing that he is being filmed. The video clip later spreads over social media networks. Police are reluctantly sent in the next day, and Bac denies that he has spat. However, under the pressure of the Internet community, on April 11, Bac forcibly apologies to Tran Phuong Linh. He is by no means punished, anyway. 

Constituents in Dr. A's
residency.
April 9: Dr. Nguyen Quang A is overwhelmingly rejected for “not attending regular residents’ meetings in his unit” and “making no contribution to the nation.” He gets 7 consenting votes over the total of 75. Previously he has received more than 5000 signatures from assenters across Vietnam. 

At the same time, Dr. Nguyen Xuan Dien wins 6 out of 66 votes in his meeting with local constituents. Another meeting with his organization has been held the day before, when it takes the vote counting team thirty minutes to count only 58 votes. 

Do Viet Khoa, a teacher famous for his efforts to fight corruption in the education system, is rejected when his colleagues say they simply don’t want him to stand for the legislative election. 

In the evening, Nguyen Kim Mon gets 3 over 81 votes. He is criticized for “not cleaning the sewer.” 

Halfway through the local vetting meetings against them, Nguyen Thuy Hanh, Nguyen Tuong Thuy and Pham Chi Thanh declare their decision to boycott the humiliating procedure.

April 10: The vetting meeting against teacher Do Viet Khoa, held in his residency, is held with half of the attendants being plainclothes policemen sent from elsewhere. The organizer says filming or recording is strictly banned. The head of his residential unit accuses him of “letting his dog foul a neighbor’s garden.” He still receives 13 consenting votes from his real neighbors, however, over 75 votes, before being rejected. 

For further information regarding the election to the 14th National Assembly and People's Councils term 2016-2012, see report "Unfair Elections in Vietnam".

Independent candidates Dang Bich Phuong and Nguyen Thuy Hanh.

April 14: A policeman in Sai Gon, Luong Viet Ha, beats up and badly injures a street vendor, Pham Thien Minh Phong. The reason is that Phong has refused to contribute a monthly sum of 700,000 VND (appr. US$30) to him as do other street vendors. 

April 21: People in the coastal province of Quang Tri say they have collected about 30 tons of dead fish, the Thanh Nien daily reports.

April 22: Amid the dead fish crisis which appears to be the biggest environmental disaster in Vietnam in decades, Party boss Nguyen Phu Trong goes to Vung Ang to visit Formosa and check its project schedule. He does not speak a word about the disaster or meet any local citizen.

April 25: Chou Chun Fan, a communication officer at Formosa headquarters in Hanoi, tells the press that Vietnam can only choose between steel plants and fish/ marine products. The statement infuriates Vietnamese net citizens. The next day, Chou Chun Fan and other leaders of Formosa conduct a press conference in Ha Tinh where he bows to the audience to apologize. On April 27, he confirms that he has been dismissed and shall come back to Taiwan.

An officer grabbed
banners from protestors.
May 1: Thousands of people join mass demonstrations in major cities, especially Hanoi and Saigon, to demand government accountability for the environment disaster. Clashes break out sporadically between the protesters and law enforcement forces, including police, security officers, civil order defenders, and many units unknown to the public such as the so-called “youth volunteers” and “urban management body.” 

In the evening news, the national Vietnam Television relays a news piece broadcast by the An Ninh TV (Security Television), saying the police have arrested Truong Minh Tam, a member of the Vietnam Path Movement, and Chu Manh Son, member of the exile Viet Tan party for “filming, photographing, and interviewing local people with a purpose to produce video footage for bad websites, abetting people to demonstrate and disrupting public order in the area.”

Son and Tam are released after a few days, which is astonishing as this is the first time activists are released after having been gravely defamed by the state media. 

Photo by Nickie Tran.
May 8: Protests continue in Hanoi, Saigon, Nha Trang, Vung Tau, and are brutally suppressed by security forces. It seems all fresh activists and women with children are favorite targets of security officers, civic order defenders and other forces whose responsibility are unaccountable. Hoang My Uyen, a young woman, owner of a celebrities’ café in Saigon, is blew up and kicked on her face while she was still carrying her little daughter. Her photo, with scratches on the face, hugging her child in panic, provokes public indignation on the Internet. At the same time, pro-regime facebookers try to blame the victim, saying Uyen deserves punishment for taking her little child to a demonstration. 

For further information regarding the environmental disaster caused by Formosa, see the report “An Overview of the Marine Life Disaster in Vietnam” by Green Trees. 

May 23: US President Barack Obama visits Vietnam with a plan to meet civil society leaders on May 24. However, 9 out of 15 seats are found empty in the end. Independent activists and government critics are blocked from meeting him. 

In Sai Gon, thousands block the street to wave hello to the US President. Just six months before that, it was the same crowd to take to the street in fierce protests against Chinese leader Xi Jinping when Xi visited Vietnam at the invitation of his Vietnamese communist comrades.

June 5: Green Trees organizes a protest rally in Hanoi to call for environmental protection and government accountability in the marine disaster. The rally is quickly stamped down by security forces, who take all the protesters to police stations and brutally assault pro-democracy facebooker Pham Nam Hai.

The Vietnamese samizdat movement marks one more censored publication, "From Facebook down to the Street", a book to celebrate the 5th anniversary of the civil society movement in Vietnam, which emerged in the 2011 anti-China protests.




Photo courtesy of
police-owned An ninh Thu Do.
June 10: Well-equipped police surround the house of Mrs. Can Thi Theu, the resistant farmer and leader of Duong Noi land movement, since early in the morning when her family is still sleeping. They place her under arrest for “disrupting peace”, for she used to attend a rally on April 8 to celebrate the 10th anniversary of Bloc 8406.

June 14: A Su-30MK2 aircraft, coded 8585, goes missing in a training session with Senior Lieutenant Colonel Tran Quang Khai (43) and Major Nguyen Huu Cuong (39) aboard. Cuong survives while the body of Khai is found a few days later.

June 16: The Casa-212 aircraft, coded 8983, begins its search mission for Khai and the Su-30. However, it crashed soon later, killing the whole nine-member crew. 

According to the VnExpress, search missions for the two missing aircrafts mobilized up to 2,700 military staffs from a variety of forces. More than 250 vehicles were deployed, including at least 14 aircrafts, 183 boats, etc. Despite these abundant resources, it is only local fishers who find the ill-fated pilots.

June 17: Journalist Mai Phan Loi, admin of the Young Journalists Forum, creates an online poll canvassing opinions as to why the Casa-212 aircraft crashes “to be blown”. He does not expect to be punished: Almost immediately, most members of the forum who themselves are journalists accuse him of “unethical conduct” for using the word “to be blown”. 

Comments on the forum at night and on the next day of June 18 – suggesting that the aircraft had exploded into pieces, and that corruption in the defense industries could explain poor safety standards – lead to a furious backlash in state-controlled media, including major agencies like Petro Times, the Herald, Vietnam Television (VTV), etc.

He issues an apology for any offence caused by the online survey, but that does not appease the anger of officials who have accused him of offending the honor of the military and damaging the reputation of journalists. Eventually he is dismissed and has his press card revoked. 

Loi is the founder of MEC, a registered NGO that represents journalists and other media workers. He is also one of the six civil society activists allowed to meet President Obama during his visit in May.

June 30: At 5pm, the government holds a press conference to proclaim the cause of fish death: It is exactly the Hung Nghiep Formosa Steel Co., Ltd. (FHS) that is the perpetrator. Chen Yuan Cheng, chairman of the company, bows to apologize and pledges to pay 11,500 billion dong (approximately USD $500) as compensation.

Minister and Chairman of the Government Office Mai Tien Dung states, “Formosa admitted its wrongdoings before the Vietnamese people and made five commitments on compensation and assistance. One should not hit a man when he is down,” “A prosecution against it is something that needs considering. The Vietnamese are naturally tolerant and generous.”

In the evening and at night, dozens of famous facebookers, including lawyers, journalists, human rights activists, etc, raise their frustrated voice to protest vehemently the government who used its discretionary power to negotiate with Formosa and accept an utterly irrelevant compensation. From urging investigation and advocating transparency, independent CSOs now change their goals to petitioning for criminal proceedings against Formosa or its expulsion from Vietnam, “Formosa get out.”

To be continued

Mấy người làm gì mà bị đối xử như thế?

Mỗi khi thấy ai đó gặp rắc rối với an ninh Việt Nam và các thể loại tay sai – ví dụ bị đánh hộc máu, bị nhốt vào đồn, bị ném mắm tôm vào nhà hay bị đổ keo trét đầy ổ khóa để không ra ngoài được – người dân thường, bên cạnh cảm giác xót xa và thương cảm (nếu có), cũng dễ thắc mắc: “Không hiểu mấy ông bà ấy làm gì mà bị đối xử như vậy?”.

Bên cạnh đó, dư luận viên và những người tư duy kiểu dư luận viên thường hay đặt câu hỏi “cắc cớ” cho ra vẻ ta đây có óc suy luận, kiểu như sau: “Thì bọn đấy cũng phải làm gì mới bị như thế chứ. Như tớ đây, viết bài trên mạng, tổ chức mít-tinh đông người, dự hội thảo nước ngoài nước trong, đi lại thoải mái, xuất cảnh ầm ầm, có sao đâu”.

Một số trí thức băn khoăn: “Có thể do đường lối đấu tranh của những người đó chưa đủ ôn hòa, vẫn còn cực đoan quá, kích động quá, nên mới bị chính quyền ghét mà trấn áp nặng tay chăng?”.

Kỳ thị và ngược đãi

Các cách đặt câu hỏi thì nhiều, nhưng nội dung cơ bản thì chỉ có một: Những người ấy phải làm gì mới bị như thế chứ?

Và câu trả lời cũng chỉ có một: Đúng, những người bị công an đàn áp đúng là có “làm gì” thật. Đúng là có những sự kiện mà người bình thường làm thì không sao, nhưng có một số công dân đặc biệt hễ cứ làm là bị cản phá, nặng hơn thì bị đánh đập, bắt nhốt, bỏ tù v.v.

Ông Trương Minh Hưởng
bị CA đánh ngày 22/12/2016.
Ảnh: LS. Hà Huy Sơn.
Đúng là mỗi ngày trên đất nước này, có hàng chục, hàng trăm hội thảo, hội nghị, với hàng nghìn người tham dự. Phần lớn các hội thảo, hội nghị đó đều có tiền cho ban tổ chức, thậm chí phong bì cho người dự, cho báo đài đến đưa tin. Đó là tiền rót từ ngân sách hoặc tiền do tư nhân tài trợ. Nhưng có một số công dân hễ cứ mon men tham gia là bị an ninh canh cửa, chặn đường, bắt nhốt. Và có một số hội thảo hễ cứ tổ chức là bị an ninh kéo cả đàn tới phá, cúp điện, cắt nước, gây rối, đe dọa người tham dự, thậm chí bắt giữ ban tổ chức.

Đúng là mỗi ngày có hàng nghìn người Việt Nam xuất cảnh, trong đó có không ít thanh niên du học hoặc tham gia sự kiện này khác ở nước ngoài. Nhưng có một số công dân hễ cứ ra sân bay là bị lôi vào đồn công an cửa khẩu thẩm vấn (thật ra là hỏi vớ vẩn để câu giờ cho họ trễ chuyến bay), rồi tịch thu hộ chiếu hoặc trương ra cái lệnh cấm xuất cảnh.

Đúng là mỗi ngày có hàng nghìn người Việt Nam nhập cảnh. Nhưng có một số công dân hễ cứ trở về nước sau một chuyến thực tập hoặc hội thảo, là bị lôi vào đồn công an cửa khẩu thẩm vấn, vặn vẹo xem đi đâu về, làm gì ở bên ngoài, và quan trọng nhất là “ai cho tiền mà đi?”.

Đúng là lâu lâu ở Việt Nam, cũng có diễn ra những cuộc tuần hành (tiếng Việt cộng sản gọi là “mít-tinh”), đạp xe, chạy bộ v.v. với các mục đích kỷ niệm một sự kiện gì đó, hay bảo vệ cái gì đó. Và các cuộc tuần hành, đạp xe hay chạy bộ đó đều diễn ra ổn thỏa, thậm chí còn được báo đài đưa tin, được “lên ti vi” – một cụm từ đầy hãnh diện, đáng tự hào.

Nhưng có một số công dân hễ cứ tụ tập và tuần hành – cho dù họ ôn hòa đến đâu, cho dù vì mục đích chống Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ môi trường hay bất cứ cái gì khác – là bị an ninh, dân phòng đổ xô đến bẻ tay, bẻ cổ, bắt lên xe buýt tống về đồn, về trại phục hồi nhân phẩm hay mấy cơ quan khác. Trong lúc bắt, an ninh, dân phòng cũng không quên tranh thủ bấm huyệt, cấu véo họ, tiện thì đạp chân, móc sườn, bóp cổ… Cờ quạt, biểu ngữ, băng-rôn của họ bị giật, bị xé, bị cướp sạch.

Tất cả những điều trên đều đúng cả. Đúng là có những sự kiện mà người bình thường làm thì không sao, nhưng có một số công dân đặc biệt hễ cứ làm là bị cản phá, đánh đập, bắt nhốt, bỏ tù v.v.

Đúng là “mình phải thế nào mới bị người ta đối xử như thế chứ”.

Họ đã làm gì?

Sự thực là họ có làm gì thật. Tất cả họ đều có một điểm chung: Họ là những người ủng hộ dân chủ, nhân quyền; họ không chấp nhận sự kiểm soát của độc tài đối với đất nước – nói theo cách của tuyên giáo thì họ “không chấp hành đường lối”, “không chịu sự quản lý của Đảng và Nhà nước”. Hội thảo, hội nghị, du học, tuần hành, mít-tinh, biểu tình… gì thì gì, cứ phải theo sự chỉ đạo thống nhất, không phục tùng đường lối thì nện cho là phải rồi.

Hơn thế nữa, điều mà chính quyền công an trị ghét nhất ở họ còn là: Những gì họ làm có nguy cơ khiến cho dân chúng cũng bớt sợ hãi mà dám đứng thẳng dậy, thách thức những điều sai trái của chế độ, do chế độ gây ra. Một nhà nước mà dân lại ý thức được quyền của mình và không sợ chính quyền nữa, thì còn gì là độc tài độc đảng.

Nói cách khác, những kẻ “bướng bỉnh” đó có thể tạo tiền đề cho một sự thay đổi – điều mà đảng và nhà nước công an trị không thể chấp nhận.

Họ ủng hộ dân chủ, và trong thể chế độc tài thì họ trở thành những người bất đồng chính kiến.

Thông điệp từ những người hoạt động - mà chính quyền CA trị căm ghét nhất - 
luôn là: Không sợ hãi.

Người bất đồng chính kiến chính là nhóm bị kỳ thị và ngược đãi nhất hiện nay ở Việt Nam, và sự kỳ thị, ngược đãi ấy chỉ đến từ phía chính quyền chứ không phải từ xã hội.

Hơn cả LGBT, hơn cả bà con dân tộc thiểu số, hơn cả dân nghèo, người tàn tật, khuyết tật v.v., người bất đồng chính kiến mới là nhóm dân bị chính quyền ra mặt hành hạ, đàn áp, triệt đường sống và nói chung là muốn tiêu diệt.

* * *

Đó. Đó là câu trả lời cho thắc mắc “không biết mấy người làm gì mà bị đối xử như thế”.

Sunday 25 December 2016

Lược sử blog Việt năm 2016 (phần 1)




2016

Rùa Oogaway trong Kungfu
Panda 2008.
19/1: Trước ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12, Cụ Rùa Hồ Gươm tịch. Các báo chỉ đưa tin, không bình luận gì thêm. Cộng đồng mạng bắt đầu xì xào về một điềm gở cho Đảng Cộng sản.

20/1: Đại hội Đảng lần thứ 12 chính thức khai mạc. Trước và trong thời gian này, nhiều trang web “truyền thông đen” ra đời, nhân danh “sự thật” để vạch mặt, phơi áo nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng và đánh phá phe thân Nguyễn Phú Trọng. Trước mắt dân chúng, Đại hội Đảng 12 đã thể hiện hệt như một xới vật.

Đại hội kết thúc với thất bại thuộc về phe Nguyễn Tấn Dũng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chức vụ người lãnh đạo cao nhất của Đảng. Ngoài ra, Đảng đã chọn ra bộ máy nhân sự lãnh đạo cả nước, gồm Chủ tịch Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

6/2: Trang facebook Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016 ra đời, công khai ủng hộ cho các ứng viên độc lập vào Quốc hội khóa 14 (nhiệm kỳ 2016-2021). Phong trào tự ứng cử đại biểu Quốc hội bắt đầu, và các hoạt động đánh phá ứng viên độc lập của lực lượng an ninh và dư luận viên cũng bắt đầu, rầm rộ hơn so với tất cả các năm trước.

15/3: Cuốn sách “Anh Ba Sàm” của Nhà xuất bản Trẻ Hà Nội ra mắt trên mạng Amazon. Đây là cuốn sách đầu tiên về một tù nhân lương tâm ở Việt Nam, cũng là tác phẩm song ngữ Anh-Việt, gồm một tuyển tập các bài viết về blogger Ba Sàm và các sai phạm của công an trong vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh.

23/3: Phiên xét xử sơ thẩm blogger Ba Sàm và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy diễn ra tại Hà Nội. Hàng trăm người kéo đến tòa dự nhưng không được vào, trong đó có cả một số chính khách phương Tây như Dân biểu Đức Martin Patzelt, quan chức các đại sứ quán Thụy Điển, Nauy, Phái đoàn EU tại Việt Nam, v.v. Trong khi đó, bên trong phòng xử án, dày đặc an ninh và sinh viên các trường đại học của công an. 

Ngoài và trong phòng xử án. 
Nguồn ảnh: Hội Anh Em Dân Chủ

Mặc dù không chứng minh được tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích quốc gia” của ông Vinh và bà Thúy, song Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội vẫn kết án ông Nguyễn Hữu Vinh bị kết án 5 năm tù, bà Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù. 

Lê Xuân Diệu bị chọi mắm tôm.
Ảnh: Sương Quỳnh
28/3: Cái gọi là “quần chúng tự phát” đã ném mắm tôm vào những người ủng hộ Hoàng Văn Dũng, là ứng viên độc lập đầu tiên bị loại trong hội nghị lấy ý kiến cử tri. Ông nhận được 4 phiếu thuận trên tổng số 57 phiếu.

4/4: Ngư dân Nguyễn Xuân Thành (36 tuổi, thôn Ba Đồng, phường Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lặn biển và bất ngờ phát hiện một đường ống xả thải khổng lồ chôn dưới đáy biển, nối từ khu vực dự án Formosa thuộc khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh). Cũng từ đầu tháng 4, cá bắt đầu chết hàng loạt trên vùng biển Vũng Áng ở Hà Tĩnh, rồi tới Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế...

7/4: Tại Hà Nội, Trung úy Nguyễn Văn Bắc (SN 1983, cảnh sát khu vực phường Trung Liệt, quận Đống Đa) bất thình lình kiểm tra nhà dân nhưng bị từ chối. Trung úy đã nhổ nước bọt vào mặt cô Trần Phương Linh (SN 1992) và bị quay clip. Clip lan nhanh trên mạng xã hội trong ngày 8/4, buộc Công an quận Đống Đa phải vào cuộc xác minh. Trung úy Bắc ban đầu phủ nhận việc nhổ nước bọt, nhưng cuối cùng, ngày 11/4, đã chấp nhận xin lỗi cô Linh, ngoài ra không bị xử lý gì thêm. 

Cử tri ở phường
TS. Nguyễn Quang A.
9/4: Tiến sĩ Nguyễn Quang A – ứng viên ĐBQH độc lập – bị loại áp đảo vì “không thường xuyên tham dự các cuộc họp ở tổ dân cư” và “không có đóng góp gì cho đất nước”. Ông được 6 phiếu ủng hộ trong số 75 phiếu bầu. Trước đó ông đã nhận được hơn 5000 chữ ký từ những người ủng hộ trên cả nước.

Đồng thời, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện giành được 6 trong tổng số 66 phiếu tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Một cuộc họp khác với cơ quan của ông đã được tổ chức ngày hôm trước, mà ban kiểm phiếu phải mất 30 phút để kiểm đếm chỉ 58 phiếu.

Đến tối, Nguyễn Kim Môn được 3/81 phiếu. Ông bị tố là “không chịu moi cống”.

Giữa chừng hội nghị lấy ý kiến cử tri, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Thành tuyên bố quyết định tẩy chay cuộc đấu tố.

10/4: Hội nghị lấy ý kiến cử tri của thầy giáo Đỗ Việt Khoa tại nơi cư trú, được tổ chức với một nửa số người tham dự là công an mặc thường phục được cử đến từ những nơi khác. Người tổ chức thông báo cấm tuyệt đối ghi âm hay ghi hình. Tổ trưởng dân phố của ông tố cáo ông đã “để chó nhà mình ỉa sang vườn nhà hàng xóm”. Ông vẫn giành 13 phiếu ủng hộ từ những người hàng xóm thật sự của mình, trên 75 phiếu, rồi mới bị loại.

Các diễn biến liên quan đến cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021, xin xem báo cáo Bầu cử phi dân chủ ở Việt Nam

Hai ứng viên Đặng Bích Phượng và Nguyễn Thúy Hạnh.
Nguồn ảnh: trang Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016

14/4: Tại TP.HCM, Thượng sĩ công an Lương Việt Hà dùng thế võ hiểm quật ngã anh Phạm Thiện Minh Phong, một người bán hàng rong, gây chấn thương. Lý do là anh Phong không chịu đóng 700.000 đồng “hụi chết” mỗi tháng như những người bán hàng rong khác.

21/4: Thanh Niên đưa tin, tính đến ngày này, người dân ven biển Quảng Trị đã thu gom được khoảng 30 tấn cá chết.

22/4: Giữa cơn khủng hoảng cá chết, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đến Vũng Áng để thăm và kiểm tra tiến độ dự án Formosa. Ông không gặp gỡ, tiếp xúc với người dân nào ở địa phương và cũng chẳng có phát biểu gì sau chuyến thăm.

25/4: Ông Chu Xuân Phàm (Chou Chun Fan), Phó phòng đối ngoại Formosa, Trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội, nói với báo chí rằng người dân Việt Nam chỉ có thể chọn giữa tôm cá và thép. Phát ngôn gây phẫn nộ trong dư luận. Chiều 26/4, Chu Xuân Phàm và lãnh đạo Formosa ở Hà Tĩnh đã tổ chức họp báo và cúi đầu xin lỗi. 27/4, ông này xác nhận bị đuổi việc, về lại Đài Loan.

Thú cướp băng-rôn
của cán bộ TP.HCM.
Nguồn ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo
1/5: Biểu tình lớn tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang... đòi chính quyền có trách nhiệm bảo vệ môi trường và minh bạch trước dân chúng. Ở Hà Nội và Sài Gòn, quy mô biểu tình lên tới hơn 1000 người và có xô xát với lực lượng đàn áp, gồm cảnh sát, an ninh thường phục, dân phòng, và những thành phần không rõ có chức năng gì, như thanh niên xung phong và quy tắc đô thị.

Trong chương trình Thời sự 19h tối, Truyền hình Việt Nam đưa lại bản tin do Truyền hình An ninh (An ninh TV) sản xuất, nói rằng công an đã bắt ông Trương Minh Tam (thành viên phong trào Con đường Việt Nam) và ông Chu Mạnh Sơn (đảng Việt Tân) vì tội “quay phim, chụp hình, phỏng vấn” người dân địa phương với “ý đồ biên tập phóng sự, phát tán trên các trang mạng xấu để kích động biểu tình, gây phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn”.

Ảnh: Nickie Tran
8/5: Biểu tình nổ ra lần thứ hai ở Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, Vũng Tàu… và bị lực lượng an ninh tung quân ngăn trở. Người biểu tình bị đàn áp ngang nhiên và dã man ở Hà Nội, Sài Gòn: Có vẻ như tất cả những gương mặt mới và phụ nữ mang theo con nhỏ đều trở thành trọng tâm để công an, dân phòng và những lực lượng không rõ chức năng nhằm vào tấn công. Chị Hoàng Mỹ Uyên, một chủ quán café của giới văn nghệ sĩ ở Sài Gòn, bị đấm vào mặt, gây thương tích, trong khi chị vẫn ôm con gái nhỏ. 

Cùng với làn sóng phẫn nộ dâng lên trong cộng đồng mạng về việc “công an đánh người tuần hành ôn hòa” là một làn sóng dư luận viên ồ ạt định hướng độc giả theo hướng biến nạn nhân thành thủ phạm. Xảo thuật biến nạn nhân thành thủ phạm này đã, đang và sẽ còn được dư luận viên tiếp tục sử dụng trong nhiều sự kiện khác.

Các diễn biến liên quan đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra, xin xem báo cáo “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển miền Trung” của nhóm Green Trees/ Vì Một Hà Nội Xanh.

23/5: Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm Việt Năm. Trong lịch trình, có một sự kiện quan trọng đối với phong trào dân chủ: Sáng 24/5, ông Obama gặp gỡ một số đại diện của khối xã hội dân sự ở Việt Nam (cả tổ chức độc lập lẫn tổ chức chịu sự kiểm soát của nhà nước). Kết quả: Cuộc gặp diễn ra với 9 trên 15 ghế trống. Những nhà hoạt động xã hội dân sự, nếu không chấp nhận sự “quản lý” của nhà nước, đều bị chặn bắt tại nhà hoặc trên đường đến nơi họp mặt.

Nguồn ảnh: Zing
Tại Sài Gòn, hàng nghìn người dân đã đổ xô ra đường chào đón Tổng thống Mỹ. Trước đó hơn nửa năm, cũng người dân Sài Gòn đã biểu tình dữ dội, phản đối Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình khi họ Tập sang Việt Nam theo lời mời của “đảng em”.

5/6: Nhóm Green Trees (Vì Một Hà Nội Xanh) tổ chức tuần hành ở Hà Nội, kêu gọi bảo vệ môi trường, phản đối Formosa và yêu cầu Quốc hội thể hiện trách nhiệm thay vì im lặng  “thủ khẩu như bình”. Biểu tình bị công an dẹp chỉ sau 10 phút. Công an cũng bắt tất cả những người biểu tình về đồn và thẳng tay đánh hội đồng facebooker Phạm Nam Hải. 

Phong trào tự xuất bản kiểu Việt Nam (samizdat) tiếp tục với sự ra mắt cuốn sách Từ Facebook xuống đường (NXB Hoàng Sa), kỷ niệm 5 năm ngày diễn ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đánh dấu sự ra đời và lớn mạnh của phong trào xã hội dân sự đòi dân chủ-nhân quyền.


Nguồn: An ninh Thủ đô
10/6: Công an nai nịt kỹ càng, bủa vây nhà bà Cấn Thị Thêu – “người nông dân nổi dậy”, gương mặt lãnh đạo chủ chốt của dân oan Dương Nội – từ sáng sớm, khi gia đình còn đang ngủ. Họ bắt bà (lần thứ hai) với tội danh “gây rối trật tự công cộng”, do đã tham gia một cuộc mít-tinh từ… ngày 8/4 kỷ niệm 10 năm ra đời Khối 8406.

14/6: Máy bay Su-30MK2, số hiệu 8585, mất liên lạc cùng hai phi công là thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi) và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi). Một ngày sau, thiếu tá Cường được ngư dân cứu sống. 

16/6: Máy bay quân sự Casa-212, số hiệu 8983, chở theo 9 người, cất cánh đi tìm Su-30MK2 và thượng tá Khải. Sau đó lại mất liên lạc và mất tích. 

Theo VnExpress, chiến dịch tìm kiếm phi công Su-30 và chiếc Casa mất tích được huy động lên đến 2.700 người thuộc các lực lượng của Quân khu 4, biên phòng, hải quân, cảnh sát biển, phòng không không quân. Hơn 250 phương tiện gồm 14 máy bay, 183 tàu… quần thảo cả ngày lẫn đêm trên vùng trời, vùng biển. Nhưng kết quả là đều chỉ có ngư dân tìm ra những phi công bị nạn.

17/6: Nhà báo Mai Phan Lợi – admin Diễn đàn Nhà báo Trẻ – đưa lên Diễn đàn một khảo sát (poll) với nội dung: “Vì sao máy bay Casa 212 tan xác?”. Ông không biết rằng mình đã “vạ miệng”: Ngay lập tức, nhiều thành viên của Diễn đàn (cũng là những người làm báo) lên tiếng chỉ trích admin vì hai từ “tan xác”. 

Cũng trong đêm 17 và sáng 18/6, poll có thêm một loạt phương án trả lời do các thành viên tự gợi ý, như: Máy bay bị bắn; Máy bay chất lượng kém do tham nhũng trong ngành quốc phòng luôn bị đóng dấu mật… Tối 18/6, ông Lợi xin lỗi và gỡ bỏ khảo sát, nhưng đã muộn. Petro Times, Người Đưa Tin, VTV cùng một loạt cơ quan báo chí khác đổ xô vào phẫn nộ, tố cáo, thậm chí đòi truy tố ông Lợi. Hậu quả là ông Mai Phan Lợi bị tước thẻ nhà báo, đuổi việc. 

Ông Mai Phan Lợi là sáng lập viên Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng MEC, một trong hai tổ chức xã hội dân sự có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Ông cũng là một trong sáu người “được phép” đến gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 24/5. 

30/6: 17h, Chính phủ tổ chức họp báo công bố nguyên nhân cá chết: xác định đích danh thủ phạm là Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Công ty, cúi đầu xin lỗi cử tọa và cam kết bồi thường 11.500 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu: “Formosa đã nhận lỗi… Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại”, “Việc đưa vụ án ra khởi tố hay không thì cần cân nhắc. Người dân Việt Nam vốn khoan hồng, độ lượng”. 

500 triệu USD "nhiều"
tới mức nào?
(nguồn: Green Trees)
Trong buổi tối và đêm, hàng loạt facebooker gồm luật sư, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền-dân chủ… đã lên tiếng kịch liệt phản đối việc Chính phủ tự ý đứng ra thỏa thuận với Formosa mà không tham vấn người dân, và chấp nhận một mức giá bồi thường vô cùng rẻ mạt. 

Từ việc yêu cầu điều tra và minh bạch hóa nguyên nhân cá chết, phong trào XHDS đã chuyển sang hướng yêu cầu khởi tố Formosa hoặc đuổi Formosa khỏi Việt Nam, “Formosa cút đi!”. 

Còn tiếp phần 2

Thursday 22 December 2016

Bạn đã chán chưa?

Thỉnh thoảng lại thấy có một bạn nào đó tuyên bố rời facebook, tạm xa facebook một thời gian, hay đóng cửa vĩnh viễn trang cá nhân, v.v vì các lý do khác nhau như sức khỏe, công việc, và nhất là… chán, mệt mỏi, bế tắc, không thấy tương lai.

Đôi khi tôi cũng tự hỏi, mình có chán hay buồn không nhỉ, nếu có thì là lúc nào?

Tôi không nhớ lắm, nhưng hình như khi tôi chán nhất là… những khi tôi phải ngồi với các nhân viên an ninh trong đồn công an. Nhìn vẻ mặt của họ, nghe cách họ nói, tôi không chỉ thấy ngán ngẩm mà còn lo ngại. Tôi tự hỏi, đất nước này trông chờ gì ở họ, chúng ta trông chờ gì được ở họ – những con người đầy dối trá, hám lợi, nịnh trên nạt dưới, ngu dốt mà lại kiêu ngạo và độc ác. Trong tư duy của họ, không có chỗ dành cho những suy nghĩ tốt đẹp về dân, về những người chỉ đơn giản là không tuân phục cái đảng của họ. Trong đầu họ, chỉ rặt suy nghĩ đen tối về phong trào dân chủ, rặt những âm mưu đánh tổ chức này, phá sự kiện kia, diệt lũ đó, đập bọn ấy. Phá, phá, phá, và phá. Cuối cùng, cũng chỉ là để đạt mục đích ghi điểm, lập thành tích trước cấp trên, lập công dâng đảng, và kiếm chác.

Tôi cũng chán lắm mỗi khi phải viết những dòng như thế này, những dòng miêu tả, vạch mặt, chỉ trích và cả chọc tức họ – lực lượng an ninh bảo vệ đảng Cộng sản. Tôi vẫn nghĩ đó không phải là tính cách của tôi, càng không phải điều tôi muốn làm. Tôi chẳng thích thú gì khi phải viết về họ, hay phải ngồi đối diện, nhìn bộ mặt nhăn nhở của họ và nghe họ phán như thánh tướng về dân chủ, nhân quyền… nhất là khi trong đầu tôi chỉ tràn ngập những giai điệu kỳ ảo Polonaise, Recuerdos del Alhambra, Milonga, Adelita, hay Hey Jude, Just When I Needed You Most…

Đó mới là những điều làm tôi chán nhất, hơn mọi ì xèo, tranh cãi, đả kích lẫn nhau trong phong trào dân chủ, hơn mọi sự bế tắc, mất phương hướng.

Tôi có chán không? Câu trả lời cho đến nay vẫn là: Không. Nhưng nếu có mảy may nào, thì cái sự chán chỉ là vì chúng tôi cứ phải chiến đấu cho những điều đã trở thành hết sức bình thường ở những xã hội bình thường, trong khi cuộc chiến đấu đó đâu phải là tính cách hay niềm đam mê của chúng tôi.

Nhưng cũng chính vì thế, tôi hiểu rằng chúng tôi sẽ còn phải cố gắng cho đến khi nào chúng tôi có thể trở về với những niềm đam mê bị dập tắt ấy.


Wednesday 7 December 2016

Tuyên truyền đen

“Đồng Bào Miền Nam Chúng Tao Vô Cùng Vui Mừng vì 10 Con Chó Bắc Kỳ Bị Tàu Khựa Giết Chết Tươi (…). Nhân Dân Miền Nam Chúng Tôi Vô Cùng Biết Ơn Trung Quốc Đã Giết Chết 10 Con Chó Bắc Kỳ. Chúng Tôi Đéo Thương Xót Gì Lũ Chó Đẻ Bắc Kỳ Cả. Xin Quân Đội Trung Quốc Hãy Giết Càng Nhiều Bắc Kỳ Chó Càng Tốt. Chừng Nào Bắc Kỳ Chó Còn Sống Thì Miền Nam Chúng Tôi Còn Mất Tự Do và Làm Nô Lệ Cho Lũ Chó Đẻ Bắc Kỳ Ăn Bám…”.

Đây là một trong số hàng trăm comment trên mạng xã hội, của một lực lượng facebooker giấu mặt, mà đặc điểm chung là luôn căm ghét và kêu gọi tiêu diệt người miền Bắc.

Vấn đề là, tôi đã theo dõi một facebooker có comment như thế, và nhận ra anh ta.

Tôi đã nhìn thấy anh ta ở đâu đó trong một vài cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Anh ta mặc sắc phục xanh lá cây (không rõ của lực lượng nào, đơn vị nào), đeo băng đỏ.

Facebook của anh ta tràn ngập hình các cô gái mặc đồ lót, hở ngực lấp ló hoặc đang chun môi nhìn webcam. Các bạn facebook của anh ta có những cái tên thật kêu “Gái xinh”, “Em xinh em kiêu”, “Chào em cô gái tươi hồng”, “Bướm đêm em ở đâu”…

Có lẽ do sơ suất, anh ta đăng cả ảnh anh ta mặc sắc phục, rồi ảnh chụp chung với các bạn ở Học viện An ninh lên facebook. Phía dưới là các comment í ới hưởng ứng. Quả là sơ suất, vì một khi đã làm nhiệm vụ spam khắp nơi những comment kêu gọi “tiêu diệt Bắc Kỳ chó” kia, thì không nên làm lộ thân phận trên facebook như thế.

* * *

Những comment nguyền rủa, hô hào “giết Bắc Kỳ chó”, “địt mẹ Bắc Kỳ chó”… luôn có một nội dung y hệt nhau, cách viết giống nhau, lỗi chính tả giống nhau như hệt, đặc biệt lạm dụng dấu ba chấm và viết hoa. Chúng thường được tung ra theo đợt, nhất là khi có những sự kiện dễ tạo suy nghĩ về vùng miền, ví dụ như nhà báo Huy Đức ra sách Bên Thắng Cuộc, hay máy bay Casa 212 rơi và một số quân nhân miền Bắc thiệt mạng. Chúng thường đến từ các facebook rất lạ, trông không giống của người bình thường, có facebook còn trắng tinh vì mới được lập. Trông như các trang vô chủ vậy, nhưng chúng lại hay comment bằng hình cờ vàng, hình Hồ Chí Minh liếm đ. Mao Trạch Đông…

Và chúng rất đông đảo. Đông nhưng lại đăng tải nội dung giống hệt nhau. Cứ cho là có những người quá khích, căm thù dân Bắc, thích cờ vàng và thích Hồ Chí Minh xxx Mao Trạch Đông, nhưng số người đó không thể đông và thống nhất đến thế được. Thêm nữa, tôi tin chắc rằng ngay cả những người Việt hải ngoại cực đoan nhất cũng không bao giờ nghĩ đến việc spam mạng xã hội bằng các comment với nội dung kích động bạo lực trắng trợn như vậy, họ tinh tế, khôn ngoan hơn thế nhiều. Nếu có ai đó làm thì cũng chỉ một mình người đó thôi, không thể vận động được đến… 2 người cùng làm việc ấy.

Sự đồng loạt, thống nhất cao độ đó chứng tỏ chúng rất có tổ chức. Ai mà có thể tổ chức chúng lại, ai mà giỏi thế?

Trò bôi nhọ và chia rẽ rẻ tiền
nhưng có vẻ vẫn hiệu quả.
Ngoài các comment chửi bới dân miền Bắc, chúng cũng rất tích cực nguyền rủa Công giáo. Chúng đăng ảnh các linh mục Nguyễn Thái Hợp, Lê Ngọc Thanh… rồi ghi thêm vào đó các dòng chữ “Ta Là Chó Đây”. Một người bình thường với tư duy bình thường, ngay cả nếu không theo đạo Thiên Chúa, chẳng có lý do gì để thù ghét Công giáo làm vậy. Người theo đạo thì lại càng không thể.

Chúng là ai? Đến đây thì tôi nghĩ là ta đoán được rồi.

Chúng là dư luận viên, là một bộ phận nào đó trong hàng nghìn đơn vị, hàng nghìn bộ phận của Bộ Công an, không loại trừ cả Bộ Quốc phòng, hay một tổng cục, một ban nào đó của đảng Cộng sản. Nhiệm vụ của chúng là phát tán các nội dung kích động thù hận, gây chia rẽ, đặc biệt chia rẽ vùng miền (Bắc-Nam, hải ngoại-trong nước, Công giáo-lương), và bôi nhọ hình ảnh cộng đồng hải ngoại. Chúng muốn làm cho người dân trong nước khiếp sợ trước sự cực đoan của người Việt ở bên ngoài. Thông điệp chúng muốn tạo ra từ những comment “tiêu diệt Bắc Kỳ chó” đó thực chất là: Đồng bào thấy không, bọn phản động, cờ vàng, hải ngoại, bọn theo Vatican... tàn ác lắm, nó chỉ rình cơ hội để trả thù, để dìm một nửa đất nước trong biển máu thôi…

Hãy cảnh giác với âm mưu tuyên truyền và kích động của cộng sản.