Wednesday 27 April 2016

"Học phiệt" - hay những định hướng dư luận lệch lạc thời Internet

Vụ Formosa xả thải vào biển Việt Nam tháng 4 năm nay, hay vụ chính quyền Hà Nội tổ chức chặt phá hàng loạt cây xanh năm ngoái, đều có chung một điểm: Chính quyền và doanh nghiệp viện dẫn mục tiêu phát triển (tăng trưởng kinh tế, cải tạo đô thị...) làm lý do để dân chúng phải chấp nhận trả một cái giá nào đó về môi trường.

Các dư luận viên và những người có tư duy kiểu dư luận viên hay bẻ bai như sau:

- Muốn có đường sắt cao tốc, muốn mở rộng Hà Nội, phát triển đô thị, mà lại không chặt cây... thì phải làm thế nào?

- Muốn có nhà máy thép, muốn phát triển công nghiệp nặng, thúc đẩy sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, mà lại không chịu xả thải, không khuyến khích dùng hóa chất... thì phải làm sao?

Kiểu hỏi vặn đó được lặp đi lặp lại nhiều đến mức nhiều người có thể sinh hoang mang: Hay là công cuộc phát triển bắt buộc phải hy sinh môi trường thật?

Song, về bản chất, nó chỉ là một dạng ngụy biện, có tên gọi là “You Too”, nghĩa là “anh cũng thế”. Thay vì chỉ ra sai lầm của việc tàn phá môi trường nhân danh sự phát triển, nó lại đẩy người ta vào thế khó, là phải tìm ra giải pháp, còn nếu không tìm ra thì chứng tỏ người ta sai. Cũng hệt như khi ta nói chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là hèn yếu, mất tư cách trước Trung Quốc, thì các dư luận viên bảo: Có giỏi thì ra Hoàng Sa mà chiến đấu lấy lại biển đảo đi!

Tuy nhiên, phần sai quan trọng hơn cả, là khi hỏi vặn như vậy, dư luận viên và những người có đầu óc dư luận viên đã mặc định rằng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai việc loại trừ nhau.

Đây là một quan niệm sai lầm đến mức nguy hiểm.

Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường không mâu thuẫn, không loại trừ nhau. Thậm chí ngược lại: Thời nay, bảo vệ môi trường là một phần bắt buộc trong phát triển bền vững. Bất kỳ dự án nào kéo theo việc chặt phá hàng loạt cây, gây ô nhiễm môi trường và tàn hại sinh vật trên diện rộng, đều là phản phát triển - và phạm pháp, nếu nền lập pháp có đủ tầm nhìn.

Nhân danh khoa học

Ngoài lập luận bảo vệ sự tàn phá môi trường nhân danh phát triển kia, trong cộng đồng mạng, còn phổ biến loại quan điểm đề nghị mọi người phải giữ cái đầu lạnh, không nên bức xúc chửi bới lãnh đạo về vụ chặt cây ở Hà Nội hay vụ Formosa lộng hành, mà cần bình tĩnh tập hợp tài liệu, nghiên cứu, khảo sát khoa học để phản biện được chính xác.

Bao giờ cũng vậy, cứ khi cả cộng đồng mạng đang thể hiện sự bức xúc, bất mãn... thì thể nào cũng có một vài giọng nói ôn tồn kêu gọi mọi người bình tĩnh, duy lý, không hùa theo đám đông bầy đàn, cảm tính. Loại quan điểm “nhân danh khoa học” này nghe rất có lý, rất thuyết phục, nhưng nó khéo léo gạt bỏ một thứ quyền rất quan trọng của người dân, là quyền được... chửi lãnh đạo, hay nói đúng hơn, quyền biểu đạt ý kiến, bày tỏ sự phẫn nộ một cách bản năng, không khoa học.

Theo cái loại quan điểm học phiệt ấy thì mỗi người dân bình thường (công chức, sinh viên, tiểu thương...) cứ phải là một nhà khoa học thì mới được nêu ý kiến phản biện. Mỗi người dân, mỗi blogger, facebooker phải mở miệng ra là phải “theo thông tư số abc, theo nghị định số xyz, theo bản khảo sát ngày… thì dường như lãnh đạo đã có dấu hiệu sai phạm”... Và cũng không phải là tất cả lãnh đạo đều sai, cả hệ thống, cả cơ chế này đều sai, mà chỉ là một bộ phận nho nhỏ thôi, ở nơi này nơi khác, lúc này lúc khác.

Chẳng lạ, khi rất nhiều trong những kẻ học phiệt ấy là các doanh nhân xã hội chủ nghĩa - tức là những nhà tư sản mà quyền lợi của họ gắn chặt với chính thể này. Họ sống được nhờ cơ chế hiện nay, nhờ cái chính quyền độc tài và bất tài hiện nay. Thảo nào mà cứ mỗi khi thấy Đảng và Nhà nước của họ tung ra chính sách nào bị dân phản ứng, họ lại lật đật chạy theo bênh vực, hối hả lo định hướng dư luận. Khi chưa biết bênh vào đâu được thì hãy cứ chọn cách dễ nhất là hỏi đi hỏi lại "bằng chứng đâu?", rồi bảo dân mạng bầy đàn, tát nước theo mưa, cảm tính, phi khoa học, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đáng lo ngại v.v.

Cũng cần phải nói rõ, gọi là "học phiệt", chứ đám người ấy chẳng có mấy tư duy khoa học đâu. Sự ngụy biện và dối trá mới là đặc điểm chính trong đầu óc của họ. Và các bạn biết không: Khi thật sự cần có sự tham gia của tư duy khoa học và tinh thần duy lý, cần đến các sản phẩm khoa học, họ chẳng có nổi một xu đóng góp.

Đây mới gọi là đám đông bầy đàn, cảm tính, bị giật dây này...

Sunday 10 April 2016

Khi một thiểu số "quần chúng" nắm quyền quyết định

Đây là thành phần chính trong 75 cử tri nắm quyền đại diện cho 90 triệu dân Việt Nam, gần 10 triệu dân Hà Nội và hàng nghìn công dân mạng quyết định việc TS. Nguyễn Quang A có xứng đáng được ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 hay không.




Tại cuộc hội nghị cử tri nơi cư trú (phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội), vào chiều 9/4/2016, 75 cử tri với tuyệt đại đa số là người cao tuổi, đã tham gia đánh giá tín nhiệm đối với TS. Nguyễn Quang A (xin lưu ý: Thủ tục này mới là để xét xem ông A có đủ tư cách ứng cử ĐBQH hay không, chứ không phải ông có xứng đáng là ĐBQH không).

69/75 phiếu đã "bất tín nhiệm" ông A với lý do ông không tham gia sinh hoạt tổ dân phố thường xuyên, không có tinh thần xây dựng phong trào dân cư. Vậy là TS. Nguyễn Quang A bị loại khỏi danh sách ứng viên. 

Trước đó, ở quận Phú Nhuận, TP. HCM, 62/63 cử tri nơi cư trú cũng đã loại thành công Nguyễn Trang Nhung - cử nhân tin học, cử nhân luật, Thạc sĩ tài chính-ngân hàng. 

Trường hợp ca sĩ Mai Khôi, cô được 28/68 phiếu tín nhiệm, 32 không tín nhiệm, 8 phiếu trắng. Có lẽ đây là ứng viên tự do được nhiều lá phiếu ủng hộ của cử tri nơi cư trú nhất từ đầu đợt bầu cử tới nay. Cô cho biết: "Các cử tri đều là những người lớn tuổi (tuổi trung bình 60), không có người nào dưới 40". 

Như vậy:  
  • 75 cử tri "được mời" ở phường Gia Thụy, quận Long Biên, của TS. Nguyễn Quang A,
  • 63 cử tri "được mời" ở phường 7, quận Phú Nhuận, của Th.S. Nguyễn Trang Nhung,
  • 68 cử tri "được mời" ở phường Cam Lộc, Cam Ranh, Khánh Hòa, của ca sĩ Mai Khôi
đã có quyền quyết định thay cho ít nhất 490.000 cử tri của mỗi khu vực bầu cử. (Cả nước với 90 triệu dân được chia thành 184 đơn vị bầu cử, tính trung bình mỗi đơn vị bầu cử có khoảng 490.000 người. Tất nhiên diện tích và dân số của mỗi nơi đều khác nhau).

Và trong các cử tri được mời đó:
  • 69 quần chúng bỏ phiếu "bất tín nhiệm" ở phường Gia Thụy, quận Long Biên,
  • 62 quần chúng "bất tín nhiệm" ở phường 7, quận Phú Nhuận,
  • 32 quần chúng "bất tín nhiệm" ở phường Cam Lộc, Khánh Hòa
đã đủ để quyết định "tư cách ứng cử ĐBQH" của một tiến sĩ, một thạc sĩ và một nghệ sĩ, bất chấp việc những ứng viên này có được sự ủng hộ của hàng trăm nghìn người dân ở các nơi khác. 

Cơ chế bầu cử ở Việt Nam, nói nhẹ thì là "bất cập", nói nặng thì là "khốn nạn". 

Bất cập, bởi vì nó sàng lọc và gạt bỏ những người có tâm, có tài, có óc phản biện chính quyền, có trái tim đứng về phía nhân dân.

Khốn nạn, bởi vì nhờ cơ chế ấy, nhờ các vòng đấu tố ứng viên, chính quyền đã kích thích cái phần bản năng, phần thú vật nhất ở con người, đồng thời, nuôi cho họ "ảo tưởng sức mạnh" rằng những kẻ tri thức thấp kém nhất cũng có thể có uy lực trước trí thức hay văn nghệ sĩ, miễn là phải biết tuân theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, đừng có làm "phản động". 


Quyết định tương lai của đất nước...

Friday 8 April 2016

Đóng cửa đấu tố ứng viên, không cho cả... chồng con vào dự

Trả lời kiến nghị của bà Nguyễn Thúy Hạnh - ứng viên ĐBQH độc lập - về việc phải cho ứng viên biết trước danh sách người tham dự hội nghị cử tri, đại diện chính quyền là Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) phường Thượng Đình và MTTQ phường Thanh Xuân bảo, luật “không có quy định” nên họ không đưa.

Bà Hạnh kiến nghị để luật sư và/hoặc trợ lý đi cùng ứng viên để có thể “đương đầu” với đám đông trong hội nghị cử tri do chính quyền tổ chức, MTTQ lại cũng bảo: “Không có quy định”, nên “bà chỉ được đến đó một mình”.

Ngay cả chồng, con bà Nguyễn Thúy Hạnh cũng không được vào dự phiên đấu tố, chưa nói tới bạn bè, người thân, độc giả và hàng trăm cử tri ủng hộ bà. Đồng thời, phiên đấu tố dự kiến kéo dài hai tiếng, song bà Hạnh chỉ được phép nói trong vòng... 5-6 phút (không rõ theo quy định nào)!

Nghĩa là ứng viên ĐBQH độc lập sẽ phải chịu trận ngồi nghe các cử tri (mà rất có thể là người xa lạ) cho ý kiến đánh giá và bỏ phiếu tín nhiệm/bất tín nhiệm họ suốt hai tiếng, không có cơ hội trình bày lại.

"Luật không quy định" = cấm?!

Ai có chút ít kiến thức về luật pháp, chính trị, triết học chính trị, v.v. đều biết một nguyên tắc nổi tiếng: “Công dân có thể làm bất kỳ cái gì trừ phi cái đó bị luật pháp cấm; quan chức chính quyền không được làm bất kỳ cái gì trừ phi cái đó được luật pháp cho phép”.

Nhưng cán bộ MTTQ - đại diện chính quyền Việt Nam - thì đến nguyên tắc đó cũng không biết. Đối với họ, luật không quy định, nghĩa là cấm.

Vậy luật pháp Việt Nam có quy định các công dân là cán bộ MTTQ được ăn, ngủ, và làm một số việc khác (không tiện nói) không?

Với ứng viên Đảng cử thì bao giờ cũng là 
"100% nhất trí, tín nhiệm ông A/bà B" làm ĐBQH.
Với ứng viên tự do thì bao giờ cũng là 
"không đủ tư cách, không đủ năng lực làm đại diện cho dân".

---------

Chú thích:

Bản kiến nghị đề ngày 4/4/2016 của các ứng viên như Nguyễn Thúy Hạnh, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện... phản ánh tình trạng chung của các cuộc hội nghị cử tri vừa qua như sau:
- Thành phần tham dự do Mặt trận Tổ quốc, tổ dân phố sắp xếp và chủ động mời từ trước, ứng viên không được biết danh sách. Cá biệt có trường hợp chính ứng viên cũng không được mời.
- Có những cử tri ở tổ dân phố khác cũng được huy động vào họp, trong khi nhiều cử tri ở chính tổ dân phố của ứng viên thì không tham dự.
- Cử tri biến hội nghị tiếp xúc thành nơi họ chỉ trích, lên án ứng viên một cách thô bạo, vì những lý do vặt vãnh và vô căn cứ (như không sinh hoạt tổ dân phố thường xuyên, trẻ quá nên không đáng được tín nhiệm...), và nhất là những lý do không ăn nhập gì với các tiêu chuẩn của người đại biểu Quốc hội đã được luật định.
- Ứng viên không được tạo điều kiện để trao đổi lại với cử tri mà hoàn toàn phải lắng nghe, “chịu trận” đấu tố.
- Ứng viên bị ngăn cản, bị cấm phát tài liệu công bố tiểu sử và chương trình hành động của mình cho cử tri.
- Có dấu hiệu cho thấy có sự can thiệp, định hướng để cử tri bỏ phiếu “không tín nhiệm” ứng viên. 
- Việc kiểm phiếu không được tiến hành công khai, minh bạch, và không có sự giám sát của những cá nhân/ tổ chức độc lập.
- Kiểm phiếu kín, không cho đại diện của ứng cử viên tham gia giám sát kiểm phiếu nên đưa đến số phiếu tín nhiệm thấp một cách đáng ngờ đối với các ứng viên độc lập.
Các ứng viên độc lập yêu cầu các cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 "phải thực hiện và đảm bảo" rằng:
1. Danh sách cử tri tham gia hội nghị tiếp xúc cử tri được thông báo đến ứng viên ít nhất 01 ngày trước khi hội nghị diễn ra.
2. Ứng viên có quyền giám sát người trình bày ý kiến trong hội nghị xem người đó là ai, có đích xác là người của tổ dân phố nơi ứng viên cư trú hay không;
3. Ứng viên có cơ hội giới thiệu cá nhân, nêu chương trình hành động, và trình bày ý kiến của mình nhằm trao đổi lại với các ý kiến phê bình, chỉ trích.
4. Hội nghị tiếp xúc cử tri có luật sư và/hoặc trợ lý của ứng viên tham gia.
5. Quá trình kiểm phiếu diễn ra công khai, có sự giám sát của các bên liên quan.

Tuesday 5 April 2016

Hỏi và đáp về hội nghị cử tri - nét quái đản trong cơ chế bầu cử Quốc hội ở Việt Nam

Vâng, không phải “nét mới” mà là “nét quái đản”.

Dưới đây là một số câu hỏi và đáp xoay quanh hội nghị cử tri do Page Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016 tập hợp và biên soạn.

1. Hội nghị cử tri là gì?

Đấu tố ứng viên ĐBQH độc lập Đỗ Nguyễn Mai Khôi,
tối 31/3/2016 ở phường Cam Lộc, Khánh Hòa.
Hội nghị cử tri là hội nghị gặp mặt giữa người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với các cử tri ở nơi cư trú hoặc công tác của người ứng cử, để lấy ý kiến của cử tri về người ứng cử.

Căn cứ vào đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị có cơ sở để giới thiệu người ứng cử, để rồi Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng Bầu cử sẽ đưa họ vào vòng hiệp thương thứ ba, tiến tới bố trí họ vào danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH. Đó là với các ứng viên được đề cử.

Còn với các ứng viên tự do, thì căn cứ vào kết quả bỏ phiếu ở hội nghị cử tri, Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng Bầu cử, v.v. có cơ sở để... loại họ, không để họ vào tiếp vòng trong và nhất định là không thể được có tên trong danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH.

2. Ai là người tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú?

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban Nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì hội nghị.

3. Ai là người quyết định thành phần tham dự hội nghị cử tri nơi cư trú?

Thành phần dự hội nghị do Trưởng ban Công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố quyết định và mời cử tri đến dự.

4. Cử tri có quyền làm gì tại hội nghị cử tri?

Khoản 3, Điều 45 Luật Bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND 2015 quy định: “Tại hội nghị cử tri, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của ĐBQH, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử ĐBQH bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị”.

5. Tiêu chuẩn của ĐBQH là gì?

- Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của ĐBQH.

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Trong các tiêu chuẩn trên, không có tiêu chuẩn nào như là “tham gia đầy đủ các cuộc họp tổ dân phố”, “gia đình không được buôn bán tạp hóa kiếm lời”, hay “facebook không được sặc mùi dân chủ-khai trí”... cả.

6. Chương trình của một cuộc hội nghị cử tri gồm những nội dung gì?

Theo Điều 4, Nghị quyết số 1134/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ra ngày 18/1/2016, “quy định chi tiết, hướng dẫn về việc tổ chức hội nghị cử tri”, thì một cuộc hội nghị cử tri bao gồm các nội dung sau:

1- Người chủ trì hội nghị tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự hội nghị. Người chủ trì có trách nhiệm sau đây:

a) Giới thiệu về mục đích, yêu cầu của hội nghị;
b) Giới thiệu thư ký hội nghị để hội nghị quyết định;
c) Báo cáo về số cử tri được mời, số cử tri có mặt;
d) Giới thiệu danh sách người ứng cử;
e) Đọc tiêu chuẩn của ĐBQH quy định tại Điều 22 của Luật Tổ chức Quốc hội và những trường hợp không được ứng cử ĐBQH quy định tại Điều 37 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân.

2- Thư ký hội nghị đọc tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử.

3- Cử tri phát biểu ý kiến đối với từng người ứng cử.

4- Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử phát biểu ý kiến.

5- Hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử tổ kiểm phiếu từ 3 đến 5 người. Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì tổ kiểm phiếu đếm, tính kết quả biểu quyết đối với từng người.

6- Tổ trưởng tổ kiểm phiếu công bố kết quả biểu quyết.

7- Hội nghị thông qua biên bản hội nghị cử tri.

Hội nghị cử tri nơi cư trú đấu tố luật sư Võ An Đôn (ngày 1/4/2016, tỉnh Phú Yên).

7. Cử tri căn cứ vào đâu mà đấu tố ứng viên?

Theo quy định của chính luật pháp nước CHXHCN Việt Nam, thì trong hội nghị cử tri, không hề có phần “chất vấn” của cử tri đối với ứng viên, và càng không có chuyện cử tri chỉ trích, thậm chí sỉ nhục, đấu tố ứng viên như trong các cuộc hội nghị được tổ chức vừa qua ở nhiều nơi.

Và nhất là, ứng viên phải được quyền phản hồi lại các ý kiến của cử tri, tất nhiên kể cả ý kiến phê bình, chỉ trích (nếu có).

Bởi vì Điều 4, Nghị quyết số 1134/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã nêu rõ nội dung của hội nghị cử tri:

- Cử tri phát biểu ý kiến đối với từng người ứng cử.

- Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử phát biểu ý kiến.

Chúng tôi không hiểu tại các hội nghị cử tri hay là đấu tố vừa qua, cử tri căn cứ vào đâu để mạt sát ứng viên, đặc biệt sử dụng những lý do vụn vặt và không hề liên quan tới tiêu chuẩn của một ĐBQH (như Luật Tổ chức Quốc hội đã quy định).

Chúng tôi cũng không hiểu vì sao khi các cử tri đi quá đà, ban tổ chức hội nghị hoàn toàn không can thiệp, thậm chí còn yêu cầu ứng viên phải im lặng, không cho ứng viên có cơ hội giải thích và phản hồi những nhận xét ác ý nhằm vào mình.

Với việc đấu tố ứng viên độc lập, cử tri vi phạm Nghị quyết 1134 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trong những trường hợp nghiêm trọng, còn có dấu hiệu của tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác (Điều 122 Bộ luật Hình sự, Điều 37 và 611 Bộ luật Dân sự).


Saturday 2 April 2016

Thêm một ứng viên có học bị "tổ dân phố" loại

Trang Nhung tốt nghiệp kỹ sư tin học tại ĐH Bách khoa Hà Nội, thạc sĩ Tài chính Ngân hàng tại Singapore, cử nhân luật tại ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh... Slogan tranh cử của cô là "Tiếp cận, lắng nghe, và phục vụ".

Với học vấn và tâm huyết như vậy, cô vẫn lãnh... 0% phiếu tín nhiệm của "quần chúng" và không qua nổi cuộc tiếp xúc cử tri ở tổ dân phố tối 1/4/2016. 

Lại nhớ hồi tổ dân phố ở phường Chương Dương (Hà Nội) đấu tố ứng viên đại biểu Quốc hội ngoài đảng Nguyễn Phúc Giác Hải ở kỳ bầu cử Quốc hội trước. Có một quần chúng mặt mày hung hãn lên trợn mắt chất vấn ông Hải: "Bác là nhà khoa học, nghiên cứu đông nghiên cứu tây ở đâu chả biết chứ tôi chả thấy bác nghiên cứu gì chuyện xung quanh bác, chuyện phường ta cả. Năm nay là năm 2011, bác về ở phường ta, sống giữa bà con lao động, từ năm 2006 tới giờ. 5 năm rồi, tôi chưa lần nào thấy bác đi họp tổ dân phố cả".

Quần chúng chất vấn vậy, nhưng ban tổ chức, chủ tọa hội nghị tiếp xúc cử tri không cho ông Nguyễn Phúc Giác Hải trả lời, yêu cầu ông "chỉ được lắng nghe" thôi.

Đúng là học Đông học Tây, nghiên cứu Đông nghiên cứu Tây rồi cũng không qua được mấy ông bà "cử tri ở tổ dân phố".

Người có học, có tài, có tâm, tự ứng cử vào được Quốc hội Việt Nam Xã nghĩa còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim.


Video ghi lại cảnh ứng viên Nguyễn Trang Nhung bật khóc khi rời khỏi hiện trường cuộc đấu tố. Cô khóc vì uất ức. Vì nhiệt huyết, tình yêu và hy vọng mà cô mang theo trong tim, với hình ảnh bông hồng cài trên áo, đã bị chà đạp không thương tiếc bởi sự độc ác và ngu muội có chỉ đạo.

Bài liên quan: Đêm hiệp thương

Friday 1 April 2016

Independent rejected amid uproar

Self nominated candidates aiming for seats in upcoming legislative elections never expected their path to be easy, and so it proved when the first of the independents underwent a mandatory vetting session.

His candidature was overwhelmingly rejected at a “public meeting” organised by the authorities, while his supporters were pelted with bomblets of malodorous shrimp sauce.

Hoang Van Dung, 37, a human rights activist in Ho Chi Minh City and member of the Vietnam Path Movement, was invited by the Fatherland Front to a “meeting with constituents” at 7pm on Monday (March 28) evening.

The Fatherland Front, a Communist party proxy, is responsible for the various stages of vetting that must be undergone by prospective candidates for the National Assembly elections in May.

Despite claims that the process is impartial, some 50 of Dung’s supporters were denied entry to the meeting, which was held at a school near his home.

They were physically barred at the entrance by dozens of police officers backed by “Dan Phong” or civil order defenders. Even his wife was refused entry.

Dung, meanwhile, was subjected to a public haranguing by constituents selected by the Fatherland Front.

As tension built up outside the school, a group of young men drove by on motorcycles and rained down bags of the oozy and pungent shrimp sauce on the crowd of Dung’s supporters.

The crowd appealed to the police present but they declined to act, or comment on the assault.

Public denunciation

Before the meeting Dung had put out an appeal to constituents, outlining a platform would focus on human rights, allowing freedom of assembly and providing free primary school education.

However, after a two hour meeting, Dung won only 4 out of 57 votes.

The meeting was taking place behind the closed gate.
Candidate's supporters were kept out despite their objection.
He said the meeting amounted to a public denunciation where many of the attendants were strangers to him. He said he was labelled as an anti-state activist unsuitable for public office and was given no opportunity to speak.

His overwhelming rejection in such a forum bodes ill for the other 100 independent candidates, who are seeking to challenge the party’s monopoly on power.

Few hold out must chance of winning a seat, but they say they want to draw attention to the party’s manipulation of what is claimed to be a democratic process.

It’s not the first time that democracy advocates in Vietnam have been subjected to ordeal by shrimp sauce.

On December 10, 2013, suspected plainclothes police threw bags of the stuff at members of the Network of Vietnamese Bloggers while they were gathering in a central park in Ho Chi Minh City to celebrate human rights day.

The tactic has also been used against activists in the north of the country.