Friday 27 July 2018

Giới thiệu phim tài liệu "Mẹ vắng nhà"

Lâu nay, nhắc đến “Mẹ vắng nhà”, khán giả Việt Nam thế hệ 6x-7x có thể nghĩ đến bộ phim cùng tên của đạo diễn Trần Khánh Dư, dựa theo truyện ký “Người mẹ cầm súng” và “Mẹ vắng nhà” của nhà văn Nguyễn Thi, với nguyên mẫu nhân vật chính là nữ du kích cộng sản Nguyễn Thị Út (1931-1968), tên thường gọi là Út Tịch (vì chồng bà tên Tịch). 

Theo các tác phẩm đậm chất tuyên truyền của ông Nguyễn Thi thì bà Út Tịch chính là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Còn cái lai quần cũng đánh”. Bà cũng từng kể: “Hồi chín năm, nghe người ta nói đàn bà đi đái không khỏi ngọn cỏ không đánh giặc được, tôi tức mình leo tuốt lên ngọn dừa đái xuống coi bi cao, cho biết”. (“Bi cao” tiếng địa phương nghĩa là “cao bao nhiêu”).

Phim “Mẹ vắng nhà” của đạo diễn Khánh Dư ra đời năm 1979, đoạt giải Bông Sen Vàng 1980 và một số giải thưởng điện ảnh quốc tế (khái niệm “quốc tế” ở đây được hiểu là điện ảnh của khối các nước XHCN). Phim được giới phê bình đánh giá là “đầy chất thơ”.

Năm 1979 cũng là năm nhân vật chính của bộ phim “Mẹ vắng nhà” thứ hai này ra đời – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm.

* * *

Khác hẳn với “Mẹ vắng nhà” 1979 của “điện ảnh cách mạng”, “Mẹ vắng nhà” 2018 là bộ phim tài liệu về gia đình của một nữ tù nhân lương tâm – Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – và phim xoay quanh cuộc sống của gia đình ấy trong những năm tháng Mẹ Nấm bị nhà nước cộng sản công an trị bắt bỏ tù, chỉ vì cô đã lên tiếng bảo vệ những nạn nhân của công an, bảo vệ môi trường, chống các tập đoàn-nhóm lợi ích Formosa, Mường Thanh… Cô là một người bảo vệ nhân quyền, đồng thời cũng là một nạn nhân của nền chính trị vô pháp vô thiên ở Việt Nam dưới thời cộng sản.

“Mẹ vắng nhà” 2018 cũng đầy chất thơ, chất nhân văn. Nó khiến người xem ứa nước mắt vì thương người bà và hai đứa cháu nhỏ “khi mẹ vắng nhà”, và không chỉ có thế, nó còn khiến khán giả phải tự đặt câu hỏi: Hệ thống chính trị nào có thể đẩy những người dân lương thiện, vô tội vào tù để gia đình họ phải chịu cảnh ly tán? Hệ thống chính trị nào lại có những kẻ tối ngày canh nhà dân, ném chất bẩn vào nhà họ, bóp cổ đấm đá cả người già, phụ nữ, đang tâm chia cắt tình cảm mẹ con?

Chỉ có thể là Việt Nam thời cộng sản – Việt Nam xã nghĩa.

“Mẹ vắng nhà” của đạo diễn Clay Phạm cũng là phim tài liệu đầu tiên về một người hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, hay có thể nói rộng hơn là phim tài liệu đầu tiên về phong trào dân chủ Việt Nam.



Tuesday 24 July 2018

Chúng tôi cần vài phút của bạn

Để tôi bắt đầu bằng việc kể câu chuyện này: 

Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International, trụ sở ở Anh) hàng năm đều có một chiến dịch kêu gọi hàng trăm nghìn thành viên và ủng hộ viên của họ trên toàn thế giới, cũng như những người ủng hộ dân chủ-tự do nói chung, cùng viết thư tay cho tù nhân lương tâm ở một nước nào đó, hoặc cho những nhà nước vi phạm nhân quyền, hoặc cho các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền.

Bằng cách đó, Ân xá Quốc tế muốn truyền tải nhiều thông điệp: Thứ nhất là lời cảnh báo đến các nhà nước độc tài, rằng “các người đừng tưởng đóng kín cửa, bịt mồm dân lại là có thể muốn làm gì dân mình thì làm”. Thứ hai là lời nhắn nhủ các tù nhân lương tâm hay nạn nhân của vi phạm nhân quyền, rằng “các bạn không cô đơn”. Thứ ba, có lẽ quan trọng nhất, Ân xá Quốc tế muốn người dân khắp nơi trên thế giới nhận ra rằng “cây viết mạnh hơn cây kiếm” (the pen is mightier than the sword), vì sự thực là những lá thư đó có thể tạo ra sự thay đổi, ít nhất là cải thiện đáng kể đời sống của tù nhân lương tâm trong trại giam.

Ở Việt Nam, tù nhân lương tâm đầu tiên được Ân xá Quốc tế phát động thành viên và ủng hộ viên gửi thư, là ông Trương Quốc Huy (SN 1980, thành viên Khối 8406, bị tù sáu năm từ 2006 đến 2012 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 BLHS cũ, đã sang Mỹ sau khi ra tù). Năm 2010, khi đang bị giam ở trại Xuân Lộc (Đồng Nai), ông Huy được biết “quốc tế có gửi thư cho tù nhân lương tâm Việt Nam Trương Quốc Huy”, ông chủ động hỏi quản giáo và cuối cùng cũng nhận được một số lá thư thăm hỏi. Tất nhiên, đó chỉ là một vài trong số hàng chục, có thể là hàng trăm lá thư tay, từ nhiều cá nhân và tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới gửi về cho ông Huy theo lời kêu gọi của Ân xá Quốc tế.

Điều quan trọng là, như ông Huy sau này có nói với tôi, sau mỗi lần như vậy, điều kiện sống của ông ở trong trại được cải thiện rất nhiều. “Gần như cứ mỗi khi mà tự nhiên lại có thịt cá, đồ ăn tươi, có bác sĩ vào thăm khám, thái độ quản giáo nhẹ nhàng hơn… là mình biết chắc vừa có can thiệp từ quốc tế. Hoặc là họ đòi vào thăm, hoặc là họ gửi thư hàng loạt cho mình, kiểu như Ân xá Quốc tế làm đó. Có thể họ chẳng được vào gặp mình đâu, thư cũng không thể đến tay mình, nhưng điều kiện ăn ở thì khá lên rõ”.

Đó là lời kể của một người tù Việt Nam từng trực tiếp nhận thư trong chiến dịch viết thư của Ân xá Quốc tế. Còn như lời bà Kate Allen, một giám đốc của tổ chức này, thì những lá thư tay (xin nhấn mạnh là thư tay) đó rất có giá trị và tác dụng: “Khi bạn ngồi tù thì tất nhiên bạn không đọc twitter hay email được. Nhưng bạn có thể nhận thư và bưu thiếp. Và nếu bạn không nhận được thư và bưu thiếp thì gia đình của bạn có thể. Tôi không nhớ nổi đã có bao nhiêu lần tôi nghe tù nhân lương tâm hoặc một tổ chức nào đó (…) nói rằng những lá thư và bưu thiếp đó mang lại hy vọng. Chúng là mối liên hệ với thế giới bên ngoài, chúng cho tù nhân lương tâm hiểu rằng không phải họ đang đấu tranh một mình”.

Bạn thân mến,

Có thể bạn rất bận. Có thể bạn sẽ cho việc viết thư tay thời buổi này là phù phiếm, hình thức. Có thể bạn nghĩ những lá thư hay bưu thiếp bạn gửi cho Thuý Nga, Như Quỳnh, Hoàng Bình hay Trần Huỳnh Duy Thức đều không đến với họ và chẳng có ý nghĩa gì.

Nhưng thực tế – qua lời kể của người trong cuộc – là những lá thư tay đó ít nhất cũng có tác dụng khiến nhà tù phải lưu ý cải thiện đời sống của tù nhân lương tâm. Rõ ràng là việc một người tù “trong địa hạt quản lý” của mình nhận được hàng trăm thư từ bên ngoài phải khiến cho quản giáo ngần ngại hơn nếu có muốn trù dập người đó. Ấy là chưa nói, chắc hẳn những lá thư sẽ là một cách bảo vệ, để tù nhân lương tâm không bị bức hại, đánh đập hay thậm chí đầu độc trong tù.

Nếu bằng cách nào đó (mà chắc là có cách), các tù nhân lương tâm như Thuý Nga, Như Quỳnh, Hoàng Bình, biết được rằng mọi người bên ngoài gửi thư cho họ, thì họ sẽ được an ủi biết bao nhiêu; họ sẽ thấy mình không cô đơn.

Bạn thân mến,

Vì những điều đã nói trên, chúng tôi rất mong các bạn hãy dành thời gian làm một việc nhỏ này:

- Hãy mua/ tự làm bưu thiếp, gửi cho Thuý Nga, Như Quỳnh, Hoàng Bình, Trần Huỳnh Duy Thức, hoặc bất kỳ tù nhân lương tâm nào mà bạn biết.

- Hãy viết thư tay cho họ. 

Dưới đây là địa chỉ hiện nay của hai tù nhân lương tâm – hai người phụ nữ có con nhỏ, làm mẹ đơn thân và hiện đang chịu mức án 9-10 năm tù:
  • Trần Thị Nga: Đội vệ sinh, trung tâm Ayun, trại giam Gia Trung - Mang Yang - Gia Lai.
  • Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Đội 40, phân trại 4, trại giam số 05 - Yên Định, Thanh Hoá.
Ba lá thư tay từ facebooker Lê Bảo Nhi
gửi Thuý Nga, Như Quỳnh và Trần Huỳnh Duy Thức.
Ảnh lấy từ FB Bảo Nhi Lê. 
* * *

Bạn không cần viết gì nhiều, chỉ một dòng: “Em yêu chị”, “Em ủng hộ anh”, “Tôi yêu bạn”… là đủ.

Thậm chí bạn chỉ cần gửi trang giấy trắng có chữ ký của bạn, hay hình bông hoa, hay in dấu một nụ hôn.

Để tiện cho việc thống kê các lá thư, sau khi gửi thư, nếu có thể, xin bạn vui lòng nhắn “đã gửi thư cho Thuý Nga/ Mẹ Nấm…” cho chị Lê Bảo Nhi (Sài Gòn, FB Bảo Nhi Lê), Trịnh Kim Tiến (Hà Nội, FB Trịnh Kim Tiến), hay cùng lắm là nhắn cho tôi.

Cảm ơn các bạn nhiều.


Saturday 21 July 2018

Công an cũng... làm truyền thông!

Tháng 6/2013, khi còn là tù nhân lương tâm, ông Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực ở trại giam số 5 (Thanh Hoá). Chưa đầy một tháng sau, đến lượt blogger Điếu Cày tuyệt thực ở trại Thanh Chương (Nghệ An). Trong cả hai vụ, cách hành xử của đám cán bộ, công an, quản giáo nhà sản đều hệt như nhau:

Một mặt, chúng cho đàn dư luận viên rống lên trên các trang mạng, thậm chí cả trên tivi, rằng làm gì có chuyện ấy, có ai tuyệt thực đâu. Ví dụ như một tay bác sĩ kiêm công an ở trại giam số 6 từng nói Điếu Cày vẫn "ăn uống bình thường", "vui tươi" và được "ở một phòng rộng mênh mông, có tivi, có đầy đủ các loại” ngay cả trong thời điểm ông Điếu Cày tuyệt thực đã đến hồi nguy hiểm cho tính mạng.

Mặt khác, chúng đặt máy quay lén những người tù nhân lương tâm này trong phòng giam, rình rình để chỉ chờ lúc họ kiệt sức quá, buộc phải ăn trở lại, hoặc sơ hở chạm tay vào túi đồ ăn thôi chẳng hạn, là sẽ tranh thủ “làm truyền thông” ngay. Tức là sẽ hú lên rằng họ “ăn lại rồi, tưởng thi gan tuyệt thực thế nào”, hoặc “vẫn ăn đầy đủ, đâu có nhịn”, hoặc tệ nhất là “đói quá ăn vụng rồi”…

Chúng gọi đó là “làm truyền thông”. Công an cũng làm truyền thông cơ đấy.

Kể ra, thật nực cười khi nghĩ đến cảnh một dàn công an, quản giáo, máy quay phim, rích… vây xung quanh người tù tuyệt thực gầy xanh, để chăm chăm rình xem khi nào thì họ ăn lại hoặc khi nào họ sơ hở mà có hành động giống như tìm kiếm đồ ăn. Chúng mất thì giờ cho cái việc rình rập ấy ghê lắm, vì đơn giản là với cái máu hiếu thắng và hèn hạ của cộng sản, với căn bệnh “kiêu ngạo cộng sản” đã thành mãn tính, chúng không thể chịu thua dân được, nhất là tù nhân lương tâm – những người đã phải đi tù vì không sợ chúng, không khuất phục chúng.

Những ngày này, công an, quản giáo cũng đang diễn lại vở cũ đó với Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Lại tiếp tục rình mò, đặt máy quay để ghi hình lén. Khi bà Tuyết Lan vào thăm con, Quỳnh nói với mẹ: “Họ tưởng là con lục đồ ăn đó hả, không có đâu. Con chỉ sắp xếp lại đồ đạc thôi. Tưởng đặt máy quay, quay lén con mà ngon”. Bị bóc mẽ, đám quản giáo ngồi canh cay cú hét lên: “Chị không được nói những điều ấy ở đây”. Chẳng ngờ bị Quỳnh bóc tiếp: “Tôi có quyền nói”.

Không bịt miệng được Quỳnh thì họ đe sẽ dừng cuộc gặp thân nhân lại (và hàm ý là lần sau sẽ không cho gặp tiếp), nhưng Quỳnh cũng chẳng mảy may sợ hãi. Công an lại thất bại cay đắng.

* * *

Có lẽ không giới nào trong xã hội thể hiện được đầy đủ cái hèn của cộng sản hơn công an.

Hình dung bạn là một blogger. Khi thấy có bất công xã hội, bạn bức xúc và muốn nói gì đó, làm gì đó. Bạn đi biểu tình, liền bị công an bắt, đánh, cướp đồ, quy cho bạn tội gây rối trật tự công cộng và đè bạn ra phạt tiền. Bạn viết báo – chẳng báo nào đăng cho bạn, vì báo đài là quốc doanh hết cả rồi. Bạn viết blog hoặc facebook. Trang blog của bạn, nếu có chút ảnh hưởng, lập tức sẽ bị công an cho chặn tường lửa, hoặc nếu là trang facebook thì sẽ bị dư luận viên lợi dụng thuật toán sơ hở của facebook để báo cáo đánh sập. Cùng lúc đó thì chúng vẫn không ngừng “tuyên truyền” rằng ba cái bài viết lăng nhăng của bạn thì ai mà quan tâm, bạn hay những người như bạn chỉ là một thiểu số hằn học, bất mãn, chẳng được ai chú ý. (Viết lách vớ vẩn, không được quan tâm chú ý gì nhưng vẫn bị chặn tường lửa mới kỳ).

Nếu bạn bướng quá, nhất định không khuất phục mà lại còn có xu hướng khiến cho người khác cũng bướng theo mình, thì công an sẽ kiếm cớ bắt bạn (gọi là “làm án”), tống bạn vào tù. Bạn ngồi tù rồi vẫn không yên, công an sẽ liên tục ép bạn viết đơn nhận tội, quay clip nhận tội, xin đi tị nạn. Nếu bạn bướng nữa thì công an sẽ “thi hành kỷ luật”, cắt thăm gặp, cùm chân, biệt giam này nọ (chúng gọi là “giam bóc tách”). Nếu bạn tuyệt thực thì chúng vừa bố trí máy quay và nhân sự (“rích”) để rình xem bạn chịu thua chúng lúc nào, vừa quang quác “làm truyền thông” rằng bạn có tuyệt thực đâu, ăn trở lại rồi v.v. Lưu ý rằng chúng làm những điều ấy khi bạn vẫn đang ngồi tù, nghĩa là hoàn toàn ở trong tay chúng, một mình bạn đương đầu với cả đàn công an, quản giáo.

Không thể không thốt lên: Quả là không có giới hạn nào cho cái sự hèn hạ của công an – lực lượng bảo vệ và đồng thời cũng là đại diện xuất sắc của nhà nước cộng sản.

 Toàn ngành đang tích cực xây dựng và quảng bá tới quần chúng
hình ảnh người chiến sĩ CAND thân thiện, dễ mến,
hết lòng vì nhân dân phục vụ từ việc nhỏ nhất.
Ảnh không rõ nguồn. 

Tuesday 19 June 2018

Khủng bố nhân dân, công an Việt Nam đã hiện nguyên hình là ác ôn cộng sản

ENGLISH

Đây là câu chuyện của một bạn trẻ bị bắt giữ tuỳ tiện và bị công an đánh hội đồng - thực chất là tra tấn - suốt từ 2h chiều đến 7-8h tối chủ nhật, 17/6, ở sân vận động công viên Tao Đàn (quận 1, TP. HCM). Vì bạn còn rất trẻ, không phải người hoạt động dân chủ-nhân quyền, cũng không hề có nhu cầu được “nổi tiếng” theo cách nghĩ thường lệ của dư luận viên và an ninh, nên trong câu chuyện, bạn xin giấu mọi thông tin về nhân thân.

* * *

Khi em mở mắt ra thì thấy mình đã nằm trên giường bệnh. Xung quanh không còn bóng an ninh nào. Một cô bé y tá đi đến, em hỏi mới biết đây là phòng cấp cứu bệnh viện Bộ Công an, và lúc đó là khoảng 12h đêm. Thế nghĩa là chúng đã đánh em liên tục từ 2h chiều cho tới khi em bất tỉnh thì quẳng em vào đây và... chuồn mất để khỏi phải chịu trách nhiệm gì. Nhưng cũng rất có thể là chúng còn canh gác đâu đó phía dưới sảnh.

Bệnh viện đòi viện phí 2 triệu. Em sờ lại người thì thấy chúng để lại cái bóp với hơn 100.000 đồng. Ngoài ra chẳng còn gì. Điện thoại đã bị lấy mất. Số liên lạc của gia đình nằm trong điện thoại. Đến đôi giày cũng mất tiêu - chúng đã lột giày em ra và dùng chính đôi giày ấy táng hàng trăm cái vào đầu, cũng như dùng dùi cui liên tục giã nát hai bàn chân em. Khắp người em đầy vết thâm tím, vết rách, chỉ cựa nhẹ cũng đã thấy đau.

Em nói em muốn về nhà. Bác sĩ không cho, bảo là cần phải xem em có bị tụ huyết trong não, chấn thương sọ não không (không biết vì ông sợ bệnh nhân gặp chuyện gì hay vì sợ mấy bạn công an có thể đâu đó ngoài kia). “Cậu về mà chết giữa đường là tôi không chịu trách nhiệm đâu đấy”. Nhưng em cũng làm gì có đủ tiền mà nộp viện phí. Đầu em đau nhức, váng vất. “Em không sao đâu. Em chỉ muốn về nhà, muốn ngủ thôi, với lại cũng phải báo cho người thân yên tâm”. Em nói vậy. Nhìn bộ dạng em với khuôn mặt phù, mắt tím bầm như gấu trúc, môi rách và sưng phù lên như trái cà, cô bé y tá có lẽ cũng thương nên thì thào: “Thôi anh đi đi. Coi như anh trốn viện”. Cô ấy dẫn em qua một cửa nhỏ, theo một lối đi riêng, kín đáo ra khỏi bệnh viện.

Em lết từ taxi về tới cổng nhà rồi ngồi sụp luôn trước cửa. Lúc đó khoảng 1h sáng.

* * *

Cách đó nửa ngày, vào khoảng 1h chiều chủ nhật 17/6, em rời nhà ra quận 1 chơi. Khu trung tâm Sài Gòn chưa bao giờ đông công an và dân phòng như thế. Vỉa hè, quán cafe đầy nghẹt những tốp công an áo xanh, dân phòng đeo băng đỏ, và những thanh niên cao to, mặt mày hung dữ. Họ bắt người liên tục; gần như cứ thấy ai cầm điện thoại đi ngang là xông vào bắt. Thậm chí họ vào tận quán cafe để khám xét giấy tờ và lôi khách ra ngoài, bắt đem đi. Không khí ngột ngạt, căng thẳng. Chưa bao giờ em thấy Sài Gòn căng thẳng như thế. Như thời chiến, với toàn xã hội là một trại lính, công an trộn lẫn với dân và có thể toàn quyền chặn bắt, khám xét giấy tờ, hốt về đồn bất kỳ ai.

Em ghé quán cafe mua một ly đem đi, rồi vào phố sách. Đường sách hôm nay hình như không hoạt động. Em đi được vài mét thì bị một nhóm công an chặn lại; có lẽ họ đã “tia” được em từ lúc nào không hay. Họ hỏi giấy tờ. Xui cho em là em chỉ tính đi cafe nên không mang giấy tờ gì theo. Họ quát bảo em gọi người thân mang giấy đến. Em cầm điện thoại gọi về nhà, chỉ vừa nói được câu “con bị bắt”, thì một người đã chộp lấy và giật tung điện thoại khỏi tay em. Em kêu lên, nhưng cả đám đẩy em vào xe, phóng đi.

Chúng đưa em vào một khu nhà tập ở sân Tao Đàn. Xung quanh la liệt người, già trẻ nam nữ, có cả mấy cô gái áo dài, chắc là hướng dẫn viên du lịch. Sau này em mới biết, hôm đó công an Thành phố đã bắt tới 179 người, gom về Tao Đàn. Trong số đó, có cả khách du lịch, hướng dẫn viên, và những bác già đi tập thể dục. Tất cả đều bị bắt, và kinh khủng hơn, đều bị đánh.

Chúng đưa em vào một căn phòng, moi điện thoại em ra, hất hàm: “Mật khẩu?”. Em đáp: “Sao các anh lấy điện thoại của tôi?”. “Bộp” - câu trả lời là một cú đấm thẳng vào mặt em. Sau đó là liên tiếp những cái tát. Em vẫn không đưa mật khẩu. Chúng nắm tóc, dúi đầu em xuống mặt bàn, đấm tới tấp vào hai mang tai. Rồi chúng bảo nhau rằng thằng này bướng, mang nó qua phòng kia.

Thì ra cả phòng em chỉ có mình em không khai mật khẩu điện thoại cho chúng, nên chúng “sàng lọc”, đưa đối tượng cứng đầu sang phòng riêng để tiện bề tra khảo.

Ngay sau đó, khi đưa em sang một căn buồng khác, chỉ còn mình em, chúng xông vào ra đòn ngay. Hai chục thanh niên cao to, cả sắc phục và thường phục, vây lấy em, đánh hội đồng bằng dùi cui, gậy và tất nhiên, chân tay. Em ngồi bệt trên sàn, co người lại, hai tay ôm đầu. Hai thằng bèn bẻ tay em ra sau, để cho đám còn lại đấm như mưa vào mặt. “Đù má, lì hả mày” - chúng vừa đánh vừa chửi.

Chúng cho gọi mấy kỹ thuật viên vào phá password. Trong lúc kỹ thuật viên làm việc, khoảng 15-20 phút, chúng đánh em không ngơi tay. Có mấy an ninh nữ rất xinh gái cũng bạt tai em liên tục đến độ em chỉ còn thấy trước mắt một màu nhờ nhờ trắng. Một lão an ninh già, khoảng ngoài 60 tuổi, vụt dùi cui rất dữ. Nghĩa là đánh em có đủ thành phần an ninh, nam phụ lão ấu.

Rồi kỹ thuật viên cũng phá được khoá máy (iPhone 5s), và đám an ninh hả hê: “Đù, mày tưởng ngon hả, tưởng tụi tao không mở được điện thoại mày hả?”. (*) Chúng còng tay em lại, đánh càng dữ hơn, vừa đánh vừa “điều tra” về từng người trong contacts của em. “Thằng này là thằng nào?”. “Là bạn Facebook của tôi”. “Mày gặp nó chưa? Làm gì?”. “Tôi gặp uống cafe”. “Gặp đâu, hồi nào?”. “Tôi không nhớ”. “Đù má, không nhớ này. Không nhớ này”.

Cứ mỗi từ “không nhớ” hay “không biết” mà em nói, chúng lại lấy gậy sắt dộng mạnh vào hai bàn chân em. Mu bàn chân em sưng phồng lên, mặt em chắc cũng vậy. Một thằng túm tóc kéo giật đầu em ra, và chúng phun nước miếng vào mặt em. “Tao ghét cái từ không biết hay không nhớ lắm nha. Mày còn nói mấy từ đó nữa, tao còn đánh”.

Một trong vô số vết thương mà ác ôn để lại trên thân thể bạn trẻ. 

“Con này con nào?”. “Bạn tôi”. “Bồ mày hả? Mày chịch nó chưa? Bú l. nó chưa mày?”. Không còn một từ gì tục tĩu nhất mà chúng không dám phun ra miệng.

Chúng tháo giày em ra và cầm luôn đôi giày đó quật vào mặt em. “Dạng chân ra” - chúng quát. Em sợ bị đánh vào hạ bộ nên càng co người lại. Nhưng may thay chúng không đánh vào chỗ đó, chỉ lột áo quần em ra đấm đá vào bụng, ngực, và rít lên: “Mày có tin là bọn tao có thể treo mày lên mà đánh như đánh một con chó không?”.

Một lát, chúng nghỉ. Em bò lết lên tấm nệm mút đặt sẵn ở đó (trong phòng tập, cho vận động viên). Một thằng quát: “Đù. Mày đòi được nằm nệm ấy hả?”. Rồi chúng nắm chân em lôi xuống sàn, tiếp tục đánh hội đồng, giẫm đạp. Cứ như thế.

Rất lâu sau, có lẽ khi trời đã xế chiều, chúng vẫn chưa ngừng còn em thì đã không mở được mắt ra nữa. Khi trời tối hẳn thì em bắt đầu rơi vào trạng thái lơ mơ. Chúng nắm tóc, kéo tay, thảy em ra ngoài nằm chung giữa một đám người. Em chỉ nghe tiếng lao xao, và sau đó là tiếng la khóc. Rất nhiều người khóc, không hiểu khóc cái gì. Em cố mở mắt, và nhận ra là mọi người khóc vì em. Quanh em la liệt người, có lẽ ai cũng bị đánh vì nhiều người mặt sưng húp. Mấy bác già cũng bị đánh. Nhưng ai cũng nhìn em, khóc như mưa. Họ bảo nhau: “Lấy đồ che cho thằng bé đi”. Thế là một loạt áo được truyền tới, đắp phủ lên mình em.

Sao mà giống cảnh tù Côn Đảo - như trong văn học và lịch sử “cách mạng” viết quá vậy? Nhưng khác hẳn ở một điểm, là ở đây, đám công an con cháu của thế hệ “cách mạng” chống “Mỹ ngụy” năm xưa giờ đã hiện nguyên hình là một lũ ác ôn, thẳng tay khủng bố dân để bảo vệ đảng độc tài phản quốc. Ác ôn cộng sản.

Có một cô lớn tuổi bước đến, gối đầu em lên đùi cô, xoa dầu lên trán em, nắm tay em và khóc rưng rức. Em không sao mở to nổi mắt để nhìn rõ mặt cô, chỉ thấy nhờ nhờ. Em cố mấp máy đôi môi đã sưng vều: “Cô. Cô đừng khóc nữa. Cô khóc con khóc theo đó”. Em muốn nói thêm, “mà con không muốn tụi nó thấy mình khóc”, nhưng không thở được nữa nên không nói nổi.

Nghe loáng thoáng mọi người nói: “Sao chúng nó đánh thằng nhỏ dữ vậy trời?”. Thấy không khí căng quá, ai cũng thương em, sợ mọi người “nổi loạn”, đám công an lại sầm sập chạy lại, kéo em ra. Cô lớn tuổi đang xoa dầu cho em khóc rất nhiều và la: “Mấy người còng tay tôi đi, tha cho thằng nhỏ, đánh nó chết rồi sao?”.

Em cố mở mắt ra để nhìn và nhớ gương mặt cô. Nhưng hoàn toàn không thể, lúc đó đầu óc em đã mụ mị rồi. Đám công an ném em lên xe, về sau em mới biết là chúng đưa em đi bệnh viện cấp cứu. Mọi người giữ em lại, chúng giằng ra. Có mấy người che cho em để khỏi bị đánh tiếp. Mặc, chúng vẫn lôi em đi. Cô lớn tuổi kia chạy theo em ra xe, nhưng chúng bịt miệng, kéo cô ra ngoài. Cửa xe sập lại. Em nghe một thằng chửi vọng: “Đù má thằng này. Mày diễn hay lắm. Mày diễn cho cả đám tụi nó khóc hả?”.

Sau đó em không biết gì nữa. Khi tỉnh lại, em đã ở trong bệnh viện, nhưng cũng chưa được điều trị gì vì... chưa đóng viện phí.

* * *

Đêm đó em nằm li bì. Sáng sớm hôm sau em vào viện khám lần nữa. Quá may mắn, em chỉ bị công an đánh cho đến đa chấn thương thôi chứ chưa bị chấn thương sọ não. Và hai ngày nay, liên miên anh em, bạn bè đến thăm em. Ai cũng thương em, cho tiền, cho quà bánh rất nhiều.

Nhưng em vẫn nhớ những người đã ôm lấy em, che đòn cho em, và cởi áo phủ lên em vào ngày chủ nhật ấy. Nhất là cô đã đặt em gối đầu lên chân cô - như đứa con với mẹ - và xoa dầu cho em, và cầm tay em, và khóc. Em muốn ghi nhớ nét mặt cô mà không nhìn được nên không nhớ nổi. Đến tên cô, em cũng chẳng biết. Em chẳng nhận ra được ai trong số những người bị đánh hôm đó, những người đã che chở, bảo vệ, động viên em trong những giờ phút kinh khủng nhất, cùng chia sẻ với nhau nỗi đau đớn của những người dân vô tội, bị công an giam giữ vô luật và đánh như đánh kẻ thù.

Trong lúc bị đòn hội đồng, em không nhớ nổi gương mặt ác quỷ nào, nhưng cũng kịp nhìn thấy một phù hiệu trên ngực áo của một công an, ghi tên Nguyễn Lương Minh. Chúng không hề biết em là ai, chỉ vì em không khai password điện thoại mà chúng còn đánh em như vậy; không hiểu những người bị chúng coi là “biểu tình viên”, “nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền”, “nhà bất đồng chính kiến”, thì nếu vào tay chúng, chúng còn hành hạ họ tới mức nào. Và còn hàng trăm người bị bắt bừa bãi hôm đó nữa, cả những bác già, những sinh viên trẻ măng, tinh khôi, những hướng dẫn viên du lịch áo dài...

Qua đây em cũng muốn hỏi thông tin về cô - người phụ nữ đã khóc rất nhiều vì em hôm ấy. Lúc đó là khoảng 7-8h tối chủ nhật 17/6, ở một căn phòng nào đó trên sân vận động công viên Tao Đàn.

——-

(*) Chú thích của người viết về chi tiết “phá mật khẩu iPhone 5s”: Khi bạn trẻ này rút điện thoại gọi về nhà, có một vài nhân viên an ninh đứng sau lưng và sát bên bạn đã nhìn trộm được hai chữ số (mật khẩu 6 chữ số). Như vậy trên nguyên tắc, an ninh chỉ phải dò bốn chữ số còn lại. Và các kỹ thuật viên của họ đã làm được điều đó sau một thời gian ngắn.



Monday 18 June 2018

Terrorizing the people to protect dictatorship

This is a story of a young man, detained by chance and got beaten by a mob of police (men and women) - actually, more like interrogated - from 2pm to 7-8pm Sunday, June 17, at Tao Dan (district 1, TP. HCM). Because he is very young, and he’s not a human right activist, nor he has any ambition to “be famous”, a common label that the security force and its followers would have made of him, in this story, he chose to be anonymous.

*  *  *

When I opened my eyes, I’m on a hospital bed. There wasn’t any cops around. A nurse came and I found out that I was in the emergency room of the Police’s hospital. That’s about midnight. It seemed they had beaten me continuously from 2pm until I passed out, then they tossed me in here and… disappeared to avoid any responsibility. But it’s also very possible that they’re still on guard somewhere down the lobby.

The hospital asked for 2 million dong fee. I checked and luckily, they (the police) left my wallet and I still have a bit more than 100,000 dong. Nothing else. My phone was confiscated. All my family contact info were in the phone. My shoes are also gone - they took off my shoes and used it to hit my head hundred of times. They used batons to crush my feet. There are bruises, cuts all over my body. It’s painful just to move, even a little.

I wanted to go home. The doctor did not allow, and said that he has to make sure I don’t have blood clots in my brain, or any brain concussion (I don’t know if he really worried for my wellness, or he’s afraid of the policemen somewhere out there). “I’m not responsible if you die on the way home”, he said. But I didn’t have enough money to pay for the hospital fee. My head hurt, and dizzy. “I’m OK. I just want to go home and go to sleep… and let my family know of my whereabout”, I said. Looking at my swollen face, eyed blacken like a panda, torn lips as big as a tomato, the nurse softly said: “Just go. Let’s make it look like you left without proper discharging”. She led me through a small door, via a private path, discreetly out of the hospital.

I dragged myself from the taxi to the front of my house and collapsed. That was about 1am.

* * *

12 hours before, about 1pm Sunday, June 17, I left home and went to district 1 to hangout. I’ve never seen that many cops and cop helpers (dân phòng, civilian paid by the government to keep peace) in the center of Saigon. On the sidewalk, in coffee shops, there were full of green-cloth cops, cop helpers with red ribbon on their arms, and lots of big burly angry looking guys (translator: these are plain-clothe thugs). The continuously grabbed and detained people; It’s as if they would detain anyone who was walking by with a phone on their hand. They even went inside the cafe to check for paper and pulled coffee shop patrons out to drive away. Just like a war zone, where cops and cop helpers had full rights to stop and search and take anyone away.

I stopped by a cafe for a cup of coffee and went to the book street (translator: one of a rare street left in Saigon where books are sold). It seemed that the book street is shutdown today. I proceeded a couple of meters and was stopped by a group of cops; perhaps they had targeted my somehow and I did not notice. They asked for my paper. My bad luck, I just went for coffee, so I didn’t have my paper with me. They asked me to tell my family to bring my paper. As I called home, just after I said: “I got detained…”, one of them yanked the phone off my hand. I protested, but they pushed me onto a car and sped away.

They took me into a big room in Tao Dan. There were people, sitting everywhere: old, young, men, women. There were some even with traditional “ao dai”. They must be tour guides (translator: ao dai = Vietnamese traditional long dress). Later on I learned that the city cops detained 179 people at Tao Dan: tourists, tour guides, some seniors who went on their morning exercise. We were all detained, more ridiculously, we were all beaten.

They took me into a room, took out my phone and asked for my password. I asked “Why did you take my phone?” and got a straight punch to the face. After that were a series of slaps. I still didn’t provide my password. They grabbed my hair, pushed my head down on the table and gave me another series of punches to my ears. They told each other that I am incorrigible, hard-core and proceeded to bring me to a different room.

It turned out that in the first detaining room, I was the only one who didn’t give up the phone password, so they filtered people and moved them to separate private room for more interrogating.

Once I was in the new private room, they jumped me right away. About 20 big strong men, both cops and plainclothes, surrounded and beat me with batons, sticks and of course, with their fists and feet. I sat on the floor, huddled myself, covering my head. Two of them then pulled my hands behind my back while the rest of them punch my face. “Mother fucker, you think you’re tough” - they yelled at my while providing the beating.

The asked for some tech guys to break in my phone. While the tech was working on my phone, for about 15-20 minutes, they beat me continuously. There were also some cute looking female cops slapping me until I could only see a blurry white shade. One of the older cop, about 60 or more, were very good with his baton. All kind of cops: young, old, men, women involved in the beating.

Finally, the tech got in my iPhone 5s. The cops: “Mother fucker, you think you’re cool. You think we can’t hack your phone?” The cuffed my hands, and more beating. They beat me while “investigating” about each of the people on my contact list. “Who is this?”. “My FB friend”. “You met him? For what?”. “For coffee”. “Where? When?”. “Don’t remember”. “God damn, don’t remember? don’t remember?”

For each of the “I don’t remember”, or “I don’t know”, they use iron stick to hit the sole of my feet. My feet swollen, and I’m sure my face was too. One of them pulled my head back and they spitted on my face. “I hate the phrase don’t know or don’t remember. If you keep on saying that, I’ll keep beating”.

One of the many bruises left on his body after the five-hour torture by the police.

“Who is this girl?”. “My friend”. “Girl friend? Did you fuck her? Did you …” There was no vulgar language that they did not use.

They took off my shoes and use them to beat my face. “Spread your leg”, they shouted. I was afraid they were going to beat my private part, so I curled my self into a ball. Luckily, they didn’t hit me there, but only took off my shirt and pants and punch and kick my stomach, chest while screaming: “Do you believe that we can hang you up and beat you like a dog?”

The rested. I crawled up an exercise pad nearby (this is inside a exercise room, for athletes). One of them yelled: “God damn. You want padded bed?” Then they pulled my by the legs down to the floor, and continued to beat and stomp me. Just like that.

For a long while, maybe it’s now late afternoon, they still didn’t stop. I couldn’t open my eyes anymore. When the last sun ray receded, my head was floating. They grabbed my head, pulled my hands and tossed me out of the private room into the common area. I only heard people talking, crying, screaming. Lots of crying, not sure what they were crying about. I tried to open my eyes and realized they were crying for me. There were lots of people around me. Perhaps they were beaten too, since lots of them have swollen faces. The very old people were beaten too. But they all looked at me, and cried. They told each other: “Let’s cover the kid up”. Then a number of shirts were passed over, covering me.

Why does it look like Con Dao - like the stories told in literature and history (translator: Con Dao stories are the ones depicting the cruelty of French colonists upon revolutionist - according to the revolutionist point of view). The only difference, here, is that the cops are sons and daughters of the revolutionists of yesteryear, showing their true selves as cruel thugs, terrorizing the people to protect the dictatorship from the single political party. Cruel communists.

An older woman came over. She put my head on her thigh, put balm oilment on my forehead, held my hands and cried. I could not open my eyes to see her clearly. I tried to speak with my swollen lips: “Please don’t cry. You make me want to cry too.” I wanted to add: “I don’t want them to see our crying”, but my breath was short and I couldn’t.

I heard people talking: “Why did they beat the kid so badly?” Seeing that the air was tensed, and that everyone loved me, and worrying that the crowd might react in a rebellious way, the cops ran in and pulled me out. The old women burst out crying and asked: “You take me, cuff me, let the kid go. You’re going to beat him to dead?”.

I tried hard to open my eyes to remember her face, but couldn’t. My head was shutting down. The cops were tossing me onto a car. (Later I learned that they sent me to the hospital). Everyone was trying to keep me with them. The cops were pulling. There were people trying to cover my body to avoid more beating. The cops were still able to pull me away. The old woman ran after the car. They pulled her back, shut the door. I heard one of the cops said: “Mother fucker. Nice play. Good acting to get those pep crying?”.

After that, I don’t know anything anymore. When I woke, I was in the hospital but there was no treatment, because… hospital fee was not paid.

* * *

That night, I slept like a log. The next morning, I went to the hospital for a checkup. Lucky for me, I was just badly beaten, but no brain damage. The last two days, lots of friends came to visit. They all loved me, gave me money and lots of treats.

I still remember the people holding me, covering for me, and sharing their shirts for me on that Sunday. Especially the old woman who was treating me like her own son, rubbing my forehead, holding my hand, and crying. I want to remember her face, but couldn’t. Even her name, I do not know. I don’t recognize any of the people who were beaten that day. Those who tried to cover me, to protect and to encourage me in that horrific time. Those who share the pain of the innocent people. Those who got detained lawlessly and were beaten as if they were the enemies.

During the whole time, I didn’t remember any of the evil faces, but I was able to see one name tag on one of the cops: Nguyen Luong Minh. They didn’t know who I was. Just because I didn’t give up my phone password, they treated me this way; I don’t understand how they would treat people that they refer to as “protesters”, “human rights activists”, “dissidents”. Beside myself, there were hundred of people, illegally detained that day, the old men, the young fresh students, the tour guides in ao dai…

Here, I would like to ask for any information about the woman who cried and held me that night. It was about 7-8pm Sunday, Jun 17, in a room in Tao Dan.


Wednesday 13 June 2018

Làm nhục công dân bằng sự ngu dốt có chủ ý và do tập luyện

Để luật An ninh mạng được thông qua tốt đẹp, nhà nước công an trị đã huy động tới gần 500 con rối vào vai “đại biểu của dân”, trong đó, ngay cả những con rối to đầu nhất, một trong những nhân vật cầm đầu vở diễn - tướng Võ Trọng Việt - còn phát âm Facebook thành “pha-ke-bóc” (hay “tuýp-pê-tê-bốc” gì đó).

Lại nhớ hồi tháng 3/2016, tại phiên sơ thẩm xử blogger Ba Sàm và cộng sự Minh Thuý, Bộ Công an cho dùng một hội đồng xét xử với ngài thẩm phán Nguyễn Văn Phổ và hai hội thẩm viên già nua, đều là những người mù tịt về CNTT, về Internet, về blog và mạng xã hội...

Hội đồng thậm chí còn phát âm sai những từ mà ngay cả đứa trẻ cũng có thể đọc được, ví dụ gmail được các thánh đọc thành “gờ mai”. Còn từ “wordpress” với Hội đồng thì quả là một thử thách.

Một nhân viên an ninh của Bộ Công an, Thiếu tá Nguyễn Thị Yến, cười hi hi cho biết, cơ quan an ninh đã đến gặp và “làm việc” kỹ với ông Nguyễn Văn Phổ - thẩm phán, chủ tọa phiên tòa. “Ông ấy kêu ‘tôi chả biết mạng mẽo gì đâu, chả dùng Facebook, chả bao giờ lên mạng’. Thế càng tốt, đỡ rác tai” - Yến bảo.

Xử một người như Nguyễn Hữu Vinh, một blogger đi tiên phong trong việc dùng mạng Internet để khai dân trí, mà lại dùng những thẩm phán không sử dụng mạng và không biết đọc từ “wordpress”, không đọc nổi cả từ “gmail”.

Bấm nút thông qua một đạo luật ảnh hưởng tới hàng chục triệu người dùng Internet, ít nhất 40 triệu người dùng Facebook ở Việt Nam, là những kẻ không bao giờ dám vào mạng, nghĩ về mạng như một thế giới “hết sức phức tạp và nguy hiểm”, và gọi Facebook là pha-ke-bóc hay tuýp pê-tê-bốc gì đó.

Võ Trọng Việt. "Người rực rỡ một mặt trời cách mạng.
Mà đế quốc là đám mây hốt hoảng.
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người. 

Dùng kẻ ngu để vô hiệu hóa, tầm thường hóa tri thức, làm nhục trí thức và mọi tiếng nói phản biện; đồng thời để dễ bề sai khiến, giật dây trong việc hoạch định chính sách - đó là chiến thuật mà chính quyền công an trị vẫn sử dụng suốt nửa thế kỷ nay. Chúng ta vẫn còn nhớ Chuyện kể năm 2000, trong đó, nhân viên công an hỏi cung một nhà văn về tác phẩm của ông ta, đã hí hoáy viết: “Con rế trong căn buồng ông thuyền trưởng”.

Nhà văn rầu rĩ: “Tao thật sự chán ngán. Lấy cung một người viết văn mà những chữ bình thường nhất cũng viết sai chính tả”.

Thế gọi là làm nhục công dân bằng sự ngu dốt (có chủ ý và do tập luyện) đó.

* * *

Ngày hôm qua (12/6/2018), sau khi Quốc hội bù nhìn diễn xong vở kịch nhan đề “bấm nút thông qua luật An ninh mạng”, tôi có viết rằng tôi sẽ “không thay đổi gì cả” sau việc này, nghĩa là sẽ tiếp tục đả kích không khoan nhượng cái đảng độc tài đang cầm quyền và những kẻ đang cắm đầu cúi mặt bảo vệ cho nó.

Hôm nay, tôi thấy tôi viết vậy là sai, phải sửa lại: Tôi sẽ còn đả kích dữ dội hơn, cũng như nguyền rủa và làm đủ cách để vạch mặt cái đảng độc tài đang cầm quyền cùng những kẻ đang cắm đầu cúi mặt phục vụ nó, bảo vệ nó.

Ngu dốt không có tội, nhưng ngu dốt cộng với tàn bạo, đểu giả, bán nước thì là trọng tội. Đối với những kẻ như vậy, không chửi, không nguyền rủa nó phí đi.


Tuesday 12 June 2018

Tôi coi khinh luật An ninh Mạng

Hôm nay (12/6/2018), sau khi cái quốc hội bù nhìn của đám đại biểu đảng cử, đảng quán triệt bầu kia thông qua luật An ninh mạng, liệu những tiếng nói phản biện hoặc chỉ đơn giản là những lời oán thán, thở than về cuộc sống ở xứ độc tài này còn tồn tại không?

CÒN CHỨ. Đơn giản bởi vì quyền được viết, được nói, được chia sẻ quan điểm, cảm xúc là quyền gắn bó với từng cá nhân mỗi người từ khi chúng ta ra đời đến lúc chúng ta chết đi. Không thế lực nào có thể làm chúng ta câm miệng được, thần thánh cũng như ma quỷ. Huống chi trong trường hợp này, không phải thần thánh hay ma quỷ gì mà chỉ là một lũ người tăm tối, ngu muội, đang phè phỡn trong thứ quyền lực mà chúng cướp được của nhân dân, và đang vẫy vùng trong quyền lực ấy vào những năm tháng giãy chết của chúng.

Những người nào vốn sợ tà quyền thì đã sợ rồi. Suy cho cùng, chưa có luật An minh mạng thì an ninh cũng đã bắt bỏ tù hàng trăm blogger kia mà. Còn những người nào vốn đã không sợ thì càng chẳng có lý do gì để sợ những kẻ họ đã quá khinh bỉ.

Về mặt kỹ thuật, hoàn toàn có những cách khả thi để người dùng Internet ở Việt Nam tự bảo vệ mình khỏi luật pháp của tà quyền. (Nghe thật mỉa mai cho hai từ luật pháp, bởi bản chất luật pháp là để bảo vệ tự do của người dân chứ đâu phải công cụ để độc tài thi hành chuyên chính). Tường lửa cao đến mấy cũng có cách vượt, mật mã phức tạp đến mấy cũng có cách giải mã, thì tương tự, cũng chẳng khó khăn đến mức tuyệt vọng cho hàng triệu người dân dùng kỹ thuật giấu IP, tự bảo vệ mình mà vẫn có thể sử dụng mạng để thực thi quyền tự do thông tin, tự do biểu đạt của mình.

Về mặt luật pháp, không ai có thể nắm chặt tay từ tối đến sáng, không kẻ độc tài nào có thể kiểm soát 100% đời sống của nhân dân, kể cả trong chế độ toàn trị như Việt Nam. Đơn giản là chúng không đủ nguồn lực, nhất là trong tình trạng kinh tế sa sút, ngân sách thâm hụt, lòng dân đổ vỡ ở Việt Nam hiện nay. Sau khi luật An ninh mạng được thông qua, liệu an ninh ra quân ồ ạt được mấy tuần? Một vài chục người lên tiếng còn có thể bị bắt lẻ tẻ, tới hàng trăm người lên tiếng thì an ninh còn đủ đồn và lính để bắt dân về “làm việc”, còn đủ nhà tù để nhốt dân, còn đủ tiền để thuê dân phòng, tổ trưởng dân phố hay tổ phụ nữ “xuống cơ sở” giáo huấn dân không?

Ơn Đảng, Ngân được trở thành nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên, 
coi như là đại diện của dân. 
Nhưng Ngân chỉ chăm chăm thờ phụng Bộ Chính trị thôi. 

Về phần mình, tôi biết tôi sẽ chẳng thay đổi gì cả, nghĩa là sẽ tiếp tục đả kích không khoan nhượng cái đảng độc tài đang cầm quyền và những thế lực đang cắm đầu gục mặt bảo vệ nó mà chống lại nhân dân. Tôi cũng sẽ rất vui nếu có thể trở thành một trong những người đầu tiên vào tù vì cái gọi là “luật An ninh mạng” của nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Làm dân ở một xứ độc tài nghĩa là có những người phải chấp nhận mất mát chỉ để vạch mặt những tội lỗi của nhà cầm quyền. Như vô số công dân vô tội đã chết, đã ngồi tù hay đã hoá điên vì phải là nạn nhân của những chính sách hay những lần thay đổi chính sách tăm tối, đểu giả của “đảng và nhà nước”. Như hàng chục người ứng cử độc lập đã chấp nhận sự sỉ nhục để tranh cử và chứng minh bản chất đê tiện của đảng Cộng sản cũng như trò hề bầu cử mà đảng bày ra. Như hàng trăm blogger đã và đang ngồi tù để phơi bày sự bạo tàn và hèn hạ của một thể chế chống lại nhân dân. Đó là một điều rất đau đớn nhưng không phải là không có ý nghĩa.


Monday 11 June 2018

Khi tà quyền không còn biết điểm dừng

Trong suốt hai ngày nay (10-11/6/2018), guồng máy đàn áp của nhà nước công an trị như chỉ tập trung hoàn toàn vào nghĩ mưu tính kế để ăn thua đủ với dân.

Một kinh nghiệm lĩnh hội được từ quan thầy Bắc Kinh trong vụ thảm sát Thiên An Môn 1989, nay được áp dụng triệt để, đó là huy động lực lượng từ các địa phương khác đến làm chủ lực tấn công đàn áp. Thời 1989 ở Bắc Kinh, những người biểu tình mà đại đa số là sinh viên, các trí thức trẻ tuổi ở thủ đô đã kinh ngạc nhận thấy thành phần chính trong những kẻ đàn áp mình là... người từ đâu đó đến. Rất nhiều kẻ sát máu là quân nhân, công an thuộc các nhóm dân thiểu số ở vùng sâu, vốn khó mà có tình cảm với người thủ đô, nhất là trí thức trẻ.

Để đối phó với những người dân ôn hoà và rõ ràng là yếu thế ở Phan Rí, “Đảng và Nhà nước”, cụ thể hơn có lẽ là Bộ Chính trị và Đảng ủy Bộ Công an, đã nhanh chóng xua quân các nơi khác đến và không quên một công tác cực kỳ quan trọng: Nhồi sọ - tức là tuyên truyền, giáo dục - để lực lượng đàn áp đinh ninh rằng họ đang “đấu tranh tiêu diệt thế lực thù địch”, “bảo vệ trật tự xã hội”, “chống bạo động”... chứ hoàn toàn không phải là đang ra tay đàn áp đẫm máu những đồng bào tay không tấc sắt của mình. Đám lính bị nhồi sọ tất nhiên phải rất trẻ - trẻ thì có sức và quan trọng hơn, trẻ thì dễ nhồi. Thế nên mới có chuyện cảnh sát cơ động hào hứng khoe với nhau là sắp vào trận (đánh dân như) đánh chó.

Năm 2016-2017 biểu tình ở Formosa, chính quyền cũng nhanh chóng triển khai hàng nghìn công an, cơ động từ các địa phương khác về địa bàn miền Trung. Đằng nào thì chúng cũng không trực tiếp tiêu thụ hải sản miền Trung hay hít thở không khí, tận hưởng môi trường miền Trung. Chúng chỉ biết là được nhận lương, thưởng hàng tháng từ sếp của chúng, đảng của chúng, chứ dân nào mà nuôi chúng cơ chứ? (Thực tế là công an, quân đội của đảng Cộng sản đều nghĩ như vậy chứ không có khái niệm gì về “thuế của dân” cả. Công an mà tư duy được rằng cảnh sát là một hình thức dịch vụ công và lương của họ là do dân đóng thuế mà ra, thì đã chẳng phải là “công an nhân dân Việt Nam” anh hùng nữa).

Đồng thời với đó, dàn loa gồm Đài Truyền hình Việt gian, Đài Tiếng nói Việt gian... và nhiều cơ quan báo chí ăn cơm Đảng khác cũng ra rả giáo huấn người dân “yêu nước đúng cách”, “yêu nước theo quỹ đạo, đúng chuẩn mực”, “không để thế lực thù địch lợi dụng”... Chúng khéo léo lờ tịt đi nguyên nhân nào, những kẻ nào đã đẩy người dân đến nỗi bất mãn, căm hận hiện nay, chúng chỉ một mực nhấn mạnh chuyện thế lực thù địch “lợi dụng tình hình để kích động gây rối”, “sử dụng chiêu bài yêu nước để phá hoại”. Thậm chí mấy biên tập viên Việt gian còn vô liêm sỉ tới mức cố trèo được vào cái gọi là “sản phẩm báo chí” của chúng dăm ba câu khen ngợi Đảng và Nhà nước đã rất cầu thị, biết lắng nghe nguyện vọng của nhân dân mà hoãn việc thông qua Luật Đặc khu, để tiếp tục thảo luận cho thấu đáo hơn, sát với nguyện vọng của người dân hơn nữa.

Sử dụng chiêu bài “bảo vệ trật tự trị an”, tà quyền đang huy động tổng lực bộ máy đàn áp của chúng vào đối đầu với nhân dân - cả bằng xe tăng, trực thăng, súng đạn, lẫn bàn phím và những cái loa ngậm máu phun người.

Để đối phó với chúng, những người dân tay không tấc sắt có thể làm gì?

Thông tin, thông tin và thông tin. Sức mạnh của cộng sản là truyền thống và kỹ năng bưng bít thông tin, nhồi sọ dân chúng. Nỗi sợ của cộng sản, tương ứng với đó, là sự thật, sự công khai, minh bạch, sợ bị phơi áo, nhất là phơi áo ra bên ngoài, trên cộng đồng quốc tế.

Hãy lan tỏa thật mạnh mẽ thông tin về những chiêu trò đàn áp của tà quyền, những gì chúng đã, đang và sắp làm. Lan tỏa bằng bất kỳ cách nào bạn có thể: viết, share trên Facebook/ Twitter và các mạng xã hội khác; viết bằng tiếng Anh hay bất kỳ thứ tiếng nào khác để chia sẻ ở lớp học ngoại ngữ của bạn; bàn về chuyện Phan Rí, kể lại các câu chuyện Thái Bình, Đồng Tâm ngày nào, Phan Rí hôm nay... cho bạn bè, người thân, anh chị em trong cộng đồng/ tổ chức của bạn; kể cho những người bạn nước ngoài của bạn...

Hãy sống để kể lại. Những câu chuyện các bạn kể hôm nay thực ra có một tác dụng lớn vô cùng, vượt ra ngoài giá trị “cho vui” của nó: Đó chính là một thứ vũ khí tuyệt vời để chống độc tài. Kẻ ác (và ngu muội) có thể không ngán làm điều ác trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, nhất là trong thâm tâm, chúng rất sợ những gì chúng làm bị ghi lại, chưa cần biết có phải là sẽ “đi vào lịch sử” hay không.

Tuesday 5 June 2018

Được công an "mời đối thoại" về luật Đặc Khu

Nửa đêm mùng 1, rạng sáng 2/6, tôi đi xe khách từ Sài Gòn về tới Hà Nội, chỉ vừa xuống bến xe được chừng nửa tiếng và đang loay hoay tìm đường về nhà một người bạn, thì đã bị “lực lượng chức năng phát hiện” (nói theo ngôn ngữ công an) và đưa lên xe, mang về nhà.

4h sáng 02/6/2018.

Họ yêu cầu tôi ngày hôm sau lên “làm việc”. Ngay sau đó, họ bắc ghế ngồi canh cửa rồi ngủ luôn trước hành lang nhà tôi. Sáng hôm sau, ô-tô đến đưa tôi “đi làm việc” từ sớm. Không giấy mời, không giấy triệu tập. Tôi cũng không có ý kiến gì bởi đã quá quen với việc đó: Mặc dù phải thường xuyên làm việc với cơ quan an ninh từ năm 2009, nhưng tôi chưa bao giờ nhận được giấy mời hay giấy triệu tập nào. Về cơ bản, anh em an ninh làm việc với tôi theo phong cách hễ cần gặp thì chặn bắt ở đâu đó mang về đồn; hỏi thì phải trả lời và làm việc xong thì phải có kết quả gì đó để họ báo cáo lãnh đạo. Họ coi đấy là làm việc trong tinh thần tôn trọng và hợp tác.

Trong trường hợp họ hỏi mà tôi không trả lời hay nói đúng hơn, không trả lời theo ý họ, thì như thế gọi là có thái độ bất hợp tác và thiếu tôn trọng.

"Quy trình"

Không khó để nhận ra quy trình của an ninh để khép tội một người viết, một blogger nào đó. Việc đầu tiên và quan trọng nhất, mang tính mấu chốt, là phải ép được blogger đó nhận bài viết abcxyz là của mình, và ký xác nhận. Còn nội dung bài viết, chất lượng của lập luận, quan điểm, mục đích, mong muốn của tác giả thế nào... không quan trọng. Điều thiết yếu chỉ là đối tượng phải thừa nhận mình là tác giả, mình làm ra những “tài liệu” ấy.

Nhiều blogger không hiểu được ý đồ của công an nên khi bị thẩm vấn thường sa vào tranh luận với công an rằng tôi viết thế thì có gì sai, tôi chỉ nói sự thật, tôi chỉ nêu quan điểm cá nhân và đó là quyền tự do biểu đạt tư tưởng của tôi, vân vân. Thế nên khi công an bảo: “Quan điểm cá nhân anh/chị thì chúng tôi tôn trọng, chúng tôi không bàn vấn đề ấy ở đây, chỉ xin anh/chị xác nhận giúp cái này gọi là thủ tục”, họ dễ dàng đặt bút ký nhận ngay. Công an cũng chỉ cần có thế. Sau này, việc diễn giải bài viết và từ đó quy chụp, luận tội tác giả, sẽ do cả một hội đồng giám định lập. Hội đồng này gồm các thành viên mà nhìn chung là chữ không đầy cái lá mít và cả đời không viết nổi một... status nên hồn chứ chưa nói tới chuyện viết báo hay viết sách. Dĩ nhiên cái gọi là kết quả giám định của hội đồng cũng cóp gần như nguyên si kết luận điều tra và buộc tội của công an. Lời lẽ dĩ nhiên đanh thép, đối tượng không thể cãi nổi (mà còn cãi vào lúc nào được nữa, trước toà chăng, hay trong tù?).

Trong trường hợp của tôi, do những bằng chứng buộc tội quá yếu, an ninh đã phải cố lôi cả các bài báo trên mạng từ những năm 2014-2015 ra để yêu cầu xác nhận. Những câu hỏi của họ luôn làm tôi bật cười vì nhớ đến lời lẽ trong các cáo trạng buộc tội Cù Huy Hà Vũ hay Mẹ Nấm, đại khái là “Vũ/ Quỳnh đã hàng trăm lần trả lời các báo phản động như VOA, BBC, RFA... với các nội dung xuyên tạc, bôi nhọ bản chất chế độ và tình hình nhân quyền ở Việt Nam”. Hoá ra trả lời phỏng vấn những cơ quan báo chí không được nhà nước CHXHCN Việt Nam cấp phép cũng cấu thành tội cơ đấy ạ. “Tuyên truyền chống nhà nước” luôn là cái mũ rất rộng để có thể chụp vào đầu bất cứ ai trả lời báo đài nước ngoài theo hướng nói xấu chế độ. Nếu tội ấy chưa đủ nặng thì cũng không sao, công an vẫn còn nhiều công cụ khác để thực hành chuyên chính. Ví dụ có một tội rất nặng luôn lơ lửng trên đầu những người làm việc với các cá nhân, tổ chức nước ngoài: gián điệp.

Làm cộng tác viên cho báo đài nước ngoài: gián điệp. Gặp gỡ các cơ quan ngoại giao để thảo luận về tình hình nhân quyền và dân chủ trong nước và quốc tế: gián điệp. Gửi báo cáo - nghiên cứu cho các tổ chức nước ngoài: gián điệp. Vận động nhân quyền cho Việt Nam trên trường quốc tế, phản ánh tình hình nhân quyền trong nước ra nước ngoài: gián điệp. Vân vân.

- Bài này của chị phải không?

- Tôi không nhớ.

- Chị mà không nhớ? Dám làm dám nhận chứ chị nói vậy nghe nó không đàng hoàng.

- Tôi không nhớ. Mà nếu anh cứ ghi vào biên bản là tôi không nhớ thì sao, có gì hại cho anh đâu nhỉ? Đây là lỗi của tôi cơ mà. Tôi không nhớ là do tôi.

- Nhưng chị nói vậy nó không đúng sự thật.

- Sự thật là tôi không nhớ, thì anh cứ ghi vào biên bản là như thế. Sao anh lại cứ muốn tôi phải trả lời như ý của anh nhỉ? Tôi không hiểu đấy.

Đúng là công an chỉ thích những sự thật có lợi cho họ.

Ở một chỗ khác, tại phần “tình trạng sức khỏe”, họ muốn ghi chữ “bình thường, tỉnh táo”. Tôi lắc đầu:

- Không. Tôi chẳng bao giờ khỏe khi phải làm việc với các anh chị cả. Anh ghi vào đấy là “bị ép phải làm việc”.

- Ấy, không ghi thế được.

- Bị ép mà. Hay nếu không phải bị ép thì tôi về nhé. Tôi về đây.

- Không được, chị không thể về được.

- OK, vậy anh ghi vào là “bị ép làm việc” đi.

- Chị cứ nói vậy nhỉ? Ai đánh đập chửi bới gì chị đâu mà chị bảo bị ép.

- À tức là với anh, phải bị đánh đập chửi bới mới là bị ép à? OK cũng được. Không bị ép. Tôi về nhé.

- Chị không về được đâu. Đã vào đồn thì phải làm việc.

- Hay nhỉ, thế là tóm lại là ép hay là gì? Đấy, các anh thấy không, các anh làm sai từ cái mẫu ghi lời khai trở đi. Tôi khẳng định rằng có một triệu biên bản thì cả một triệu biên bản ghi tình trạng sức khỏe là bình thường, không ai bị ép. Còn thực tế thì nó thế này đây. Các anh làm sai từ cái mẫu giấy tờ trở đi.

- Đó là mẫu, là quy định vậy rồi. Chị bức xúc thì cũng phải chờ sửa dần thôi. Cái gì cũng phải có lộ trình.

- Lộ trình hả? Bao giờ sửa? Cho tôi biết thời gian.

Câu chuyện cứ lằng nhằng thế mãi, đến khi nào tôi chán thì thôi. Công an thì không chán; họ luôn tỏ ra sẵn sàng thi gan.

Thi gan như họ và chúng tôi - những thành phần “đặc biệt”, những đối tượng trong mắt họ ư? Họ có hàng chục người, chia làm nhiều ca luân phiên nhau, còn chúng tôi bao giờ cũng chỉ có một mình. Họ chẳng có việc gì khác ngoài “đấu tranh” với chúng tôi, đó là nghề nghiệp của họ, được trả công ăn lương, còn chúng tôi có quá nhiều việc phải làm, miễn phí, trong tình trạng luôn bị họ rình mò phá phách. Họ có toàn quyền lôi bất kỳ ai họ muốn về đồn “làm việc” của họ, trả lời các câu hỏi của họ, cung cấp thông tin cho họ, còn họ chỉ việc ngồi chờ thông tin, gọi là do kết quả đấu tranh mà có được. Họ có toàn quyền nghe trộm điện thoại, đọc trộm thư tín, tịch thu, cướp tài sản, giấy tờ, tài liệu của chúng tôi, còn chúng tôi không có gì về họ cả, ngay cả khi rời đồn cũng không có được tờ biên bản trong tay. Thi gan như thế thì an ninh sướng quá, lúc nào chẳng sẵn sàng thi gan.

Lại chuyện đặc khu

Đồng chí an ninh nào khi tiếp chuyện người của “phe dân chủ”, nhất là những người có tinh thần chống bá quyền Trung Quốc, cũng đều luôn nói ý rằng “chúng tôi cũng ghét Trung Quốc lắm chứ, chúng tôi cũng lo nguy cơ phụ thuộc Trung Quốc lắm chứ...”.

Nhưng thực tế những gì họ làm (mà phía dân chủ thấy được) thì hình như toàn theo hướng ủng hộ đảng bạn, nước bạn và thẳng tay đàn áp những người Việt Nam có khuynh hướng chống Trung Quốc quá mạnh. Đơn cử, nói về tranh chấp chủ quyền, học giả Trung Quốc được chính quyền o bế, chăm bẵm, mua chuộc; học giả Việt Nam nhiều người bị Đảng và Nhà nước coi như tội phạm dự khuyết. Báo chí chính thống (tờ Hoàn Cầu chẳng hạn), mạng xã hội Trung Quốc chửi Việt Nam thả giàn, nhưng báo chí Việt Nam chỉ dám phê phán bạn vàng khi tuyên giáo cho phép, mạng xã hội thì tưởng như tự do hơn nhưng thật ra luôn có bóng ma dư luận viên lởn vởn, nhất là trong chuyện chống Tàu, ngoài dư luận viên lại có thêm lực lượng Việt gian mới gồm đủ mặt nhà báo, học giả, chuyên gia... này nọ để chấn chỉnh đám đông ngu dốt.

Mỗi lần có cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào thì người biểu tình lại bị công an bắt giam, sách nhiễu, đánh đập, đe doạ, ép cơ quan đuổi việc, ép chủ nhà cắt hợp đồng thuê, v.v. Ngay lúc này đây, khi Dự luật Đặc khu đang gây bức xúc trong dư luận, nhiều nhà hoạt động cũng đang bị canh chặt. Tất cả các quán nước và ghế đá trong khu nhà tôi đều có an ninh ngồi. Và họ vẫn hẹn tôi rằng sẽ mời tôi làm việc bất kỳ lúc nào “có điều kiện”, yêu cầu tôi hợp tác. Có lẽ vì công an sợ sẽ có biểu tình nổ ra chăng?

Tôi hiểu những thực trạng ấy, nên tôi ngờ vực lắm cái thái độ của an ninh hỏi “quan điểm của em về luật Đặc khu? Có gì cứ thẳng thắn trao đổi, đối thoại nào”. Ôi công dân Việt Nam. Chỗ mà anh/chị bày tỏ quan điểm về chính sách nhà nước không phải là diễn đàn quốc hội, hội thảo, hội nghị, diễn đàn xã hội dân sự nào cả, mà là đồn công an. Không có ông bà nghị nào lắng nghe anh/chị đâu, chỉ có lực lượng an ninh “ghi nhận” ý kiến, quan điểm, tư tưởng của anh/chị thôi, để thấy có gì sai lệch thì còn kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh.

“Anh nghĩ rằng tôi sẽ ngồi đối thoại và nêu quan điểm với anh ở đây à, trong đồn công an à?” - Đó là điều tôi muốn nói với họ hơn cả. Nhưng rồi tôi chỉ cười. 7h tối, tôi bỏ về nhà, đi bộ. Được nửa đường, đau chân quá, tôi gọi cậu thanh niên vẫn lẽo đẽo theo sau, nhờ cậu ta giúp nhưng cậu ta chỉ đứng nhìn và bảo: “Việc chị chị làm, việc tôi tôi làm”. Tôi ngồi bệt xuống vỉa hè một lúc rồi đứng dậy, cuối cùng cũng lết về nhà được sau một tiếng đồng hồ.

Friday 25 May 2018

Băng đảng cộng sản đang cay như ăn ớt...

... vì việc toà án Đức đem các nghi can của vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ra xét xử.

Cuối năm ngoái, vào thời gian cơ quan tư pháp cộng sản rục rịch chuẩn bị cho công cuộc xử Đinh La Thăng và đặc biệt là Trịnh Xuân Thanh - tên tội đồ, thằng cháu hư đốn và phản phúc của bác Cả Trọng - phía Đức và Chính phủ Việt Nam đã có một quá trình tiếp xúc để đàm phán, thương lượng, nhằm tìm giải pháp cho khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước xoay quanh vụ an ninh Việt Nam tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay trên đất Đức.

Một trong các thỏa thuận đạt được giữa hai bên, là một số nhà hoạt động nhân quyền-dân chủ trong danh sách hàng trăm công dân Việt Nam bị công an cấm xuất cảnh sẽ “được phép” xuất cảnh trở lại. Trong số này, có Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Anh Tuấn.

Theo sau thỏa thuận đó, Minh Hạnh và Anh Tuấn quả thật đã được Bộ Công an trả hộ chiếu và “tạo điều kiện” cho xuất cảnh. Thiện chí này của công an Việt Nam là điều ta phải ghi nhận: Tức là thay vì tiếp tục lưu giữ hộ chiếu và cấm công dân ra nước ngoài thì nay, theo đề nghị của Chính phủ Đức, công an đã chiếu cố cho phép một số công dân thuộc diện “sổ đen” được xuất cảnh.

Tuy thế, vào cuối tháng 4 vừa qua, toà thượng thẩm Đức tại thủ đô Berlin lại đưa một trong các nghi can của vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ra xét xử. Trong quá trình mở rộng điều tra, xét xử, toà Đức còn nêu đích danh nghi can số 1 của vụ án là Trung tướng CA Đường Minh Hưng, đồng thời chỉ ra sự dính líu của Bộ trưởng CA Tô Lâm với vụ bắt cóc. Ít nhất Tô Lâm cũng bị phát hiện là đã dối trá khi ông tướng trả lời báo chí vào ngày 30/7 năm ngoái rằng ông không có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước.

"Người đàn ông có bộ mặt hãm"...
Quá trình xét xử phơi bày nhiều sự thật làm nhà nước công an trị của Việt Nam phải bẽ bàng. Những bộ óc công an bắt đầu sôi máu, những thằng mõ của công an bắt đầu nghiến răng chửi Đức không có thiện chí, cố ý bôi nhọ Đảng và Nhà nước Việt Nam, can thiệp thô bạo và cản phá công cuộc chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đã quá quen với truyền thống “đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối”, toà án xét xử theo chỉ đạo, phán quyết theo nghị quyết, theo định hướng của Đảng, những cái đầu cộng sản không thể hiểu, không thể tin và không thể chấp nhận được rằng ở Đức cũng như mọi nền dân chủ khác, hệ thống tư pháp hoàn toàn độc lập với hành pháp, toà án không có nghĩa vụ xét xử theo chỉ đạo của chính phủ, càng không phải phục vụ mục đích ngoại giao hay vì cái “đại cục” nào. Vậy nên, đương nhiên những gì toà thượng thẩm Đức đang làm bị công an, đảng và nhà nước Việt Nam diễn giải thành một sự thiếu thiện chí đầy cố ý nhằm xúc phạm uy tín Việt Nam.

Cay như ăn ớt mà không làm gì được nước Đức, nhà nước công an trị bèn trút đòn trừng phạt lên đầu... dân. Lần lượt, Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Anh Tuấn bị AN chặn giữ, câu lưu ở sân bay rồi Anh Tuấn bị cướp lại hộ chiếu, Minh Hạnh tiếp tục bị cấm xuất cảnh. Trường hợp Nguyễn Anh Tuấn, việc thu lại hộ chiếu chủ yếu là một sự dằn mặt, sau khi cán bộ của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an cố ép anh gỡ bỏ một số bài viết chỉ trích tập đoàn mafia đỏ Vincom, nhưng anh từ chối.

Qua hành động này, cơ quan an ninh đã giáng một đòn trả thù phải nói là mạnh mẽ, đồng thời gửi một thông điệp phải nói là cứng rắn tới cả Chính phủ Đức lẫn giới hoạt động dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam: Đừng tưởng Đức mà to nhé. Nhà nước gì mà không chỉ đạo được toà án, không bảo được dân, cố tình chơi bố mày à, bố mày lấy hộ chiếu, cấm xuất cảnh, nhốt hết lại cho mà biết. Với lại, dân chủ, nhân quyền gì thì cũng phải né đế chế Vincom và Tổng bí thư anh minh ra, nghe chưa?

Friday 23 March 2018

Tuấn rọ

Ông Trương Minh Tuấn, tức Tuấn rọ, làm Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Việt Nam từ đầu tháng 4/2016, tức là đúng thời điểm bắt đầu xảy ra thảm hoạ môi trường Formosa mà ngành tuyên giáo của ông cùng với mấy cái loa VTV, VOV… đã cố sức ép xã hội phải gọi nó là "sự cố" cho bằng được.

Vừa lên ngôi "anh cả của làng báo", một trong những sự kiện đình đám đầu tiên ông Tuấn tham gia là tổ chức một đoàn nhà báo đồ đệ đi ăn hải sản Vũng Áng để chứng minh rằng biển đã sạch, yêu nước là phải ăn cá, tắm biển. Nhà báo Nguyễn Đức Hiển trong bữa trưa hôm ấy có xin uống thêm cốc bia nhưng ông Tuấn không cho vì còn phải làm việc.

(Nếu mấy chú bán báo dạo còn được hoạt động thì các chú hẳn sẽ rao: "Còn gì dã man hơn? Còn gì ghê gớm hơn? Bộ trưởng không cho lính uống bia. Mời các bạn đón xem chi tiết trên báo Công an Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân số ra ngày…").

Từ ngày lên ngôi, ông Tuấn đi đâu cũng nhấn mạnh những thành công lớn trong việc "xử lý nội dung xấu độc trên YouTube, Facebook", ví dụ đã làm việc với Google để YouTube gỡ bỏ 4500 video. Thừa thắng xông lên, ông tuyên bố sẽ làm việc cả với Facebook để gỡ bỏ các trang mạng bôi nhọ lãnh đạo.

Thật ra những tuyên bố khoe thành tích của ông Tuấn có thể doạ được rất nhiều người, nhưng có lẽ đa số những người bị ông doạ là người… không biết tiếng Anh và không hiểu lắm về cơ chế hoạt động của cả Facebook lẫn Google. Vì không hiểu nên mới khiếp. Sự thực là việc Facebook hay Youtube đóng một tài khoản (account) hay gỡ bỏ một video nào đó, chỉ là kết quả của việc số đông người báo cáo tài khoản hay video đó vi phạm chính sách cộng đồng của Facebook và Youtube. Nghĩa là công việc của ông Tuấn rọ và Bộ 4T của ông về căn bản chỉ là huy động cho đủ quân số ngồi báo cáo vi phạm (report) đối với các tài khoản hay video, hình ảnh mà mấy ảnh không ưa.

Tháng 8/2014, trong lúc phong trào "report phản động" đang dâng lên ở Việt Nam, người viết bài này có hẹn gặp một vài quan chức facebook tại Washington D.C. (không phải tại trụ sở của tập đoàn Facebook). Các vị này cho biết, họ ghi nhận trong thời gian qua (tính đến tháng 8/2014), số lượng report Facebook nhận được cao bất thường, mà hai nơi đứng đầu bảng là Hong Kong và Việt Nam. (Lưu ý đó là thời điểm trước khi xảy ra cuộc Cách mạng Dù Vàng ở Hong Kong).

Nếu người dùng biết tiếng Anh, có thể tự liên hệ với Facebook để xử lý thì rồi cũng giải quyết được vấn đề, tất nhiên là mất thì giờ, đặc biệt nếu người đó ở Việt Nam, có lẽ bởi vì bộ phận nhân sự Facebook làm việc về khu vực Việt Nam và Đông Nam Á… thiếu người. Cho nên, cùng bị báo cáo vi phạm nhưng người Việt ở nước ngoài có khi chỉ mất 1-2 ngày là phục hồi được tài khoản và video, hình ảnh; còn người Việt trong nước mất đến cả tuần, cả tháng, thậm chí nếu không quyết liệt đòi, khiếu nại, có khi mất luôn tài khoản và dữ liệu.

Ngoài ra, cần nói rõ rằng việc hẹn làm việc với Facebook hay Google không có gì ghê gớm, đáng tự hào, vì suy cho cùng họ chỉ là… hai công ty thôi mà, đâu phải quan trọng, cao sang gì như Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Bản chất câu chuyện chỉ có vậy nhưng ông Tuấn rọ có vẻ dư thừa phấn khởi, đi đâu cũng khoe thành tích. Đúng là ngoài report, đánh sập facebook, tuyên giáo và an ninh Việt Nam chẳng biết làm gì hơn để "nắm tư tưởng" dân Việt thật.

Cũng ông Tuấn này, vào tháng 9/2015, đã kiên quyết xử lý nhà báo Đỗ Hùng của báo Thanh Niên vì một status "toàn dấu sắc" của ông Hùng. Status có tính đùa cợt, hài hước, thông minh, nhưng bị tập đoàn kền kền ComCom tố giác và ông Tuấn thì lại đang tìm cơ hội chứng tỏ bản lĩnh chính trị, nên ông đè Đỗ Hùng ra xử ngay. Nói như nhà báo Trung Bảo thì ông Tuấn không thích sự hài hước: "Chú đéo thích dấu sắc, láo nháo chú giết".

Sang 2016, ông Tuấn chém tiếp nhà báo Mai Phan Lợi - người mà đệ tử Nguyễn Đức Hiển của ông không ưa, đồng thời cũng là người đã cả gan gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama dù không được công an ủng hộ, cho phép.

Dưới thời của ông, Bộ 4T và Ban Tuyên giáo cũng buộc các báo chính thống phải đóng trang Facebook của họ lại, bởi nếu để tồn tại thì không kiểm soát được các comment trên đó. Ai lại như VTC hôm tổ chức livestream họp báo về vụ nổ súng chết cán bộ ở Yên Bái, độc giả vào Facebook cứ thả tim và cười ha ha, có chết không.

Trải lòng với báo chí, ông Tuấn cho biết: "Ta đã quản lý tốt hệ thống báo chí toàn quốc, phát triển báo chí ổn định hơn. Quản lý thông tin điện tử cũng tiến bộ, chủ động hơn. Thông tin đối ngoại có bước vượt bậc" (VNN).

Với những thành tích đạt được, ông Trương Minh Tuấn thật xứng đáng với cái tên Tuấn rọ mà facebooker Hoàng Dũng phong tặng cho ông. Ông cũng xứng đáng được nếm trải sự thật cay đắng khi cả dàn báo, loa, mõ của ông đồng loạt gỡ bài Bộ 4T phản pháo kết luận thanh tra trong vụ AVG. Sự thật ấy là: Làng báo Việt Nam vốn là công cụ, mà công cụ thì không có óc, không có tình người đâu, ông à.

Tuesday 13 March 2018

Họ còn muốn gì nữa?

Sau cuộc "đào thoát" hôm 26/2/2018 (tôi có kể lại chuyện này trong bài "Chúng sẽ đến trong năm phút nữa"), tôi đã nghĩ là mình thoát rồi, và đã nói với bạn bè rằng mình đang "lẩn trốn ở Việt Nam".

Sự thực là không phải đến bây giờ tôi mới "lẩn trốn". Tôi đã ở trong tình trạng này từ cuối tháng 6 năm ngoái.

Tôi đã không ở nhà gần một năm rồi, và cứ thế lang thang hết vùng này lại vùng khác, hết nhà này lại nhà khác. Di chuyển bằng ô-tô, xe khách, không dám đi máy bay để khỏi bị phát hiện. Có những lần nằm giường tầng, không có chỗ để cây đàn guitar, tôi ngủ luôn với cây đàn trên ngực.

Và cái cảm giác mơ hồ, "không biết có qua được đêm nay không? Không biết giờ này đêm mai thế nào?" lướt qua khi ngồi bên những người thân, bạn bè của mình trong những ngày tháng căng thẳng.

Ngay cả khi chơi đàn, trong đầu tôi vẫn thoáng câu thơ của Thanh Tâm Tuyền: "Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới" (Dạ khúc, 1964).

Nhiều bạn sẽ hỏi tôi phải sống như thế để làm gì? Sao không về nhà mình mà ở cho đàng hoàng, phải chui lủi, vạ vật như chuột vậy?

Vâng, tôi cũng muốn ở nhà lắm chứ. Tôi yêu căn phòng nhỏ của tôi lắm. Ở đó, có tủ sách để một người viết như tôi có thể lần từng trang sách tham khảo bất kỳ lúc nào, có đồ ăn, có... thuốc, có cây đàn guitar, có giá để nhạc, và quan trọng hơn tất cả, có mẹ tôi.

Không phải ngẫu nhiên mà một đứa dốt thi ca như tôi lại rất nhớ câu "tôi yêu đất nước này chân thật/ như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi" (Bài thơ của một người yêu nước mình, Trần Vàng Sao, 1967).

Nhưng tôi không thể ở nhà được.

Tôi không thể ở nhà để cứ mỗi ngày "có sự kiện" (như Chủ nhật 5/3/2017) là dưới chân toà chung cư lại la liệt thanh niên đông vui như hội - mà hễ cứ tôi bước xuống đường là họ nhẹ thì chặn đường nhìn lừ lừ rồi mới tránh cho đi, nặng thì giang tay ra ngăn: "Chị đi đâu? Lên nhà".

Nếu tôi tỏ ý không nghe thì câu chuyện lại kết thúc ở đồn công an. Và phải ngồi đúng một tư thế trên cái ghế gỗ ở một đồn công an nào đấy (tôi bị đau chân nên có nhiều tư thế không ngồi được), cứ nguyên như thế đến cuối ngày, không làm gì cả, kể ra khá mệt. Phía an ninh cũng vào hỏi này khác nhưng thực sự thì tôi có gì để nói với họ? Chưa kể có lần đôi bên còn chửi nhau tàn tệ, chỉ thiếu nước ném các bộ phận cơ thể vào mặt nhau.

Tôi cũng không muốn ở nhà để phải chịu cái cảm giác ai đó vẫn kè kè, lẩn quất đâu đó quanh tôi. Theo dõi "kín" còn lịch sự; có lần họ còn cố tình đi sau tôi chỉ vài bước chân, gần đến mức tôi cảm thấy hơi thở của họ sau gáy mình. Tôi quay lại, cáu kỉnh: "Đi theo người ta làm cái gì?". Cô nàng tên Hằng (?) vênh mặt lên: "Tôi thích đi theo đấy, chị làm gì tôi?".

Thỉnh thoảng tôi bị bắt giữa đường khi chỉ đơn giản là đang đi có hẹn cafe với bạn. Người bạn ra quán ngồi chờ mãi không thấy gì, liên hệ tôi không được, đành bực bội bỏ về. Khổ lắm, làm sao tôi báo được cho bạn để nói một câu xin lỗi, khi mà một khi đã tóm được tôi thì một trong những việc đầu tiên "anh em an ninh" làm luôn là giật ngay điện thoại - ngôn ngữ của công an là "khống chế, thu giữ phương tiện liên lạc".

Lâu lâu, căn hộ tôi ở lại mất điện, mất Internet (các nhà khác trong chung cư vẫn sinh hoạt bình thường, không có vấn đề gì). Có những "kỹ thuật viên" mặt già đanh đến sửa mạng, quần thảo cả ngày rồi kết luận "tư vấn": "Chị dùng mạng thì thỉnh thoảng nên ngắt modem cho nó nghỉ lấy vài tiếng chứ chạy liên tục, nó hỏng đấy". "Sao dạo này công ty mình không dùng mấy cậu kỹ thuật viên trẻ trẻ nữa?". "À ừ, dạo này nhiều việc, bên tôi tăng cường". Cái từ "tăng cường" làm tôi không giấu được một nụ cười.

Lần gần đây nhất, sau hai ngày, kỹ thuật viên (trẻ hơn) cũng đến sửa mạng cho nhà tôi, nhưng giải thích loằng ngoằng một hồi rồi cười gượng: "Thôi, cái này em không nói được đâu chị".

Có những ngày, những tuần tôi không thể ra khỏi nhà được, trừ phi muốn... lên đồn ngồi tới chiều tối rồi thất thểu về.

Có thể bạn sẽ bảo: Sống như thế thì có làm sao? Người ta còn đi tù kia kìa.

Đúng vậy. Đối với tôi, cuộc sống như thế tuy không bình thường lắm nhưng cũng chưa có gì đáng phải than vãn. Nhưng, đơn giản là nếu như vậy, tôi không thể đi đâu, làm gì, gặp gỡ ai được cả. Mà điều đó, với một nhà báo, một người viết, hay một nhà hoạt động, đều là sự tự tiêu diệt mình (hay là sự chấp nhận để bị tiêu diệt thì cũng vậy).

Tôi không phải là Khổng Minh để nằm lều cỏ, sau màn trướng định việc thiên hạ. Không phải là "mẹ Suu Kyi" vĩ đại của dân Myanmar để ngồi nhà mấy chục năm "làm biểu tượng" cho cuộc tranh đấu của người Miến. (Nói là bị quản thúc nhưng thật ra bà vẫn được gặp rất nhiều người, "quần chúng" vẫn đến thăm tư dinh bà nườm nượp, và bà vẫn là lãnh đạo một đảng đối lập chứ không bị khép vào tội "hành động lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ luật Hình sự (cũ) như ở ta).

Tất nhiên tôi cũng hiểu, họ đâu có coi tôi là một công dân bình thường, một người viết như mọi người viết khác. Họ coi tôi là một phần tử chống phá "Đảng và Nhà nước" của họ quyết liệt.

Tôi hiểu điều đó, và tôi chấp nhận hậu quả của nó. Suy cho cùng, chúng ta chống độc tài thì độc tài tiêu diệt chúng ta là đương nhiên, chứ lẽ nào cả một bộ máy đang vẫy vùng thoả thuê, phè phỡn trong quyền lực như thế lại để một vài công dân ngang nhiên chống lại nó, thách thức nó?

Cho nên, nếu có ai hỏi tôi "cảm thấy thế nào?" thì câu trả lời thành thực là "vẫn chưa có gì ghê gớm lắm, vẫn ở trong mức chịu đựng được, và tôi chấp nhận".

Tuy nhiên, dù sao cũng phải nói rằng: Đây đúng là một cuộc chiến, nhưng nó... bất bình đẳng quá. Giá như đó là một cuộc cạnh tranh chính trị bình đẳng, bằng lá phiếu chẳng hạn, thông qua bầu cử tự do và công bằng, thì sẽ làm đẹp cho cả hai bên.

Còn cuộc chiến giữa một bên là cả bộ máy độc đảng với hàng trăm ngàn công an, hàng ngàn tổ chức ngoại vi "cánh tay nối dài", quyền lực vô đối trong tiếp cận ngân sách nhà nước, các nguồn tài chính, sở hữu và kiểm soát chặt chẽ cả ngàn tờ báo, hàng chục kênh truyền hình-phát thanh, chưa kể không gian mạng, rồi viện kiểm sát của công an, toà án công an trị, nhà tù của công an... với một bên là vài cá nhân tay không tấc sắt, đi khỏi nhà còn chẳng được, hơi một tí là lại bị xách cổ về đồn... Cuộc chiến ấy chẳng quân tử vẻ vang gì cho bên thắng cuộc, nhỉ? (Cứ tạm cho họ là bên thắng cuộc đi).

Họ còn muốn gì ở tôi nữa? Muốn tôi ở yên trong nhà, "đi đâu thì báo với nhau một tiếng", cho đi mới được đi hay sao? Muốn tôi viết những bài chỉ trích phong trào dân chủ, chê bai dân trí thấp, người dân ý thức kém, giới hoạt động thì toàn bọn cơ hội chính trị hay sao?

Không đâu. Tôi - và chúng ta - không chiều họ dễ dàng như thế được đâu.

Tôi chấp nhận bị đàn áp, vì tôi chống họ. Nhưng phải kính sợ, nể phục một "cái gọi là nhà nước" hèn như thế thì không. Không bao giờ.


Chúng sẽ đến trong năm phút nữa

ENGLISH

“chúng sẽ đến trong năm phút nữa
chúng sẽ đến trong một phút nữa
chúng đến sau dòng chữ này…”

(thơ Thận Nhiên)

Buổi sáng thứ hai, 26/2. Tôi để đồng hồ dậy vào lúc 8h – khá muộn, vì tôi nghĩ tôi sẽ không thể ngủ qua đêm. Nhưng hoá ra tôi vẫn ngủ tốt và khi tỉnh dậy, chỉ có cảm giác giấc ngủ sao mà quá ngắn, hình như chưa kịp ngủ thì đã phải dậy.

Hà Nội vẫn còn lạnh. Trời tối mờ mờ, trông như mù sương nhưng thật ra là một cơn mưa phùn. Mưa xuân. Thứ mưa đặc thù của miền Bắc mà nhiều người rất ghét vì nó làm đường bẩn, nhem nhép bùn. Nhưng tôi thì lại rất thích. Tôi hay nhớ tới câu thơ của Nguyễn Bính, “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy…”.

Tôi chuẩn bị đồ đạc rất nhanh. Tất cả chỉ gói gọn trong một cây đàn guitar và tập bản nhạc. Ví tiền nhét sẵn trong cái túi nhỏ bên ngoài bao đàn. Tôi đeo đàn và rảo bước ra cửa, cố không nhìn vào mắt mẹ. Tôi chỉ nói nhỏ: “Mẹ, con đi đây”.

“Không ăn sáng gì hả con?”.

“Con không ăn đâu ạ”.

Tôi vội vã đi ra. Tôi không nói mẹ cũng biết tôi đang chuẩn bị đi đâu. Tôi không ngoái đầu lại nhìn mẹ, cắm cúi đi thẳng ra thang máy của toà nhà. Thậm chí tôi chẳng dặn mẹ bao giờ tôi sẽ về, nếu tôi không về thì mẹ cần làm gì. Bởi vì tôi cũng đâu biết rồi mọi chuyện sẽ thế nào, nên sao mà hứa “con sẽ về” được. Bởi vì tôi biết rằng, chỉ cần tôi dừng lại, ôm lấy mẹ, cảm nhận thân hình gầy quắt của bà cụ già 78 tuổi run lên trong tay mình, là có thể tôi sẽ ứa nước mắt. “Có thể” thôi, bởi vì vào những lúc như thế này, bản năng của một nhà báo trỗi dậy, tôi khá lạnh lùng, thậm chí trống rỗng. Nhưng dù gì đi nữa, cái ôm hôn đó của đứa con gái với mẹ trước khi đi cũng chỉ là một nhát cứa thêm vào lòng mẹ mà thôi.

Tôi xuống sảnh tầng 1, chuẩn bị bước xuống đường. “Mưa xuân phơi phới bay”, đất trời mờ đục như sương. Vỉa hè, như thường lệ, la liệt người đứng ngồi. Tôi vịn tường, lê từng bước xuống hè mà không biết xe nào là xe của “phe ta”, nghĩ thầm “lên nhầm xe an ninh bây giờ là bỏ mẹ”. Nhưng tôi vẫn đi thẳng về phía chiếc xe đứng sát mặt đường nhất. Người ngồi trên xe mặc áo mưa, đội mũ, đeo khẩu trang kín mít, chỉ hở hai con mắt, nhìn tôi gật đầu. Nhìn vào đôi mắt đó, tôi yên tâm ngay. Không phải mắt an ninh.

Tôi leo lên xe. Anh vừa nổ máy thì mấy thanh niên ngồi vỉa hè cũng nhanh chóng đứng dậy, ra xe. Chúng bám theo chúng tôi ngay. Tôi rùng mình, sởn gai ốc khi nghĩ tới cảnh một chiếc xe sẽ lao thẳng vào ngang thân xe tôi, và kẹp chân tôi lại. Kế đó là tiếng rắc rắc… Nhưng cũng may, đường rất đông, gần như kẹt xe. Anh đi cũng khá nhanh và lẫn vào đám đông kịp trước khi chúng kè kè bên cạnh.

Tôi cúi xuống nhìn bàn tay mình, thấy nó trắng bệch. Nó trắng vì tôi đang lạnh, dính nước mưa, hay vì nửa năm nay tôi rất ít ra nắng?

Nửa tiếng sau, chúng tôi rẽ vào con phố nhỏ gần đường Hào Nam, và đến quán nước mà tôi hẹn chúng. Sớm tới 40 phút so với giờ hẹn. Xuống xe, tôi định trả tiền nhưng anh gạt đi, phóng thẳng.

Đàn ơi, buồn làm chi…

Tôi bước vào quán. Việc đầu tiên là tháo cây đàn khỏi vai.

Chủ quán trông thấy tôi, ồ lên: “A chị Trang. Lâu quá rồi không gặp. Chân cẳng thế nào rồi?”.

Trong một khoảnh khắc, tôi ngỡ ngàng. Tôi không ngờ chủ quán biết mình, biết cả tên và thương tật của mình. Và biết không phải với tinh thần cảnh giác của một “quần chúng” từng nghe an ninh nói xấu về “đối tượng”.

Còn người chủ quán chỉ cười hồn hậu, tươi như hoa. Anh không hề biết nụ cười và câu chào của anh có ý nghĩa với tôi như thế nào. Nó làm tôi bình tĩnh lại, ý thức được rằng đây vẫn đang là một cuộc sống bình thường giữa những con người bình thường.

Tôi cười: “À, thì mình cũng vẫn thế, nhưng không sao”. Rồi tôi kéo ghế ngồi, gọi một ly Lipton sữa nóng.

Trong lúc chờ chủ quán pha trà, tôi mở bao, rút cây guitar ra, đàn luôn. Đằng nào thì ngồi chờ nửa tiếng cũng chẳng có gì làm.

If a picture paints a thousand words, then why can’t I paint you?
The words will never show the you I’ve come to know…”.

Những hoà âm ngọt ngào của If giống là những giọt nhạc đang rơi.

Tôi đã nghe If từ năm 12-13 tuổi. Đã nghe trong bóng tối, khi chỉ có ánh đèn nhà hàng xóm chiếu xuyên qua cửa sổ, hắt bóng mình lên tường. Ngày ấy, có bao giờ tôi nghĩ lớn lên, mình sẽ sống một cuộc sống như thế này. Không, nó không hề buồn, đau khổ, cô độc, đáng sợ như nhiều người vẫn tưởng. Chỉ đơn giản là nó khác thôi, nó quá khác so với những năm tháng tuổi thơ tràn đầy ánh sáng và âm nhạc của tôi.

Rồi những người lạ bắt đầu lục tục bước vào, đi lẻ. Mỗi người chọn một bàn riêng. Chỉ sau vài phút, quanh tôi la liệt an ninh. Họ ngồi ở vị trí có thể trông chừng tôi, nhưng tôi cũng không để ý lắm vì đang mải đàn. Tôi chọn chỗ ngồi hướng ra đường. Từ đây nhìn ra, thỉnh thoảng tôi lại thấy người “phe ta” phi xe máy chạy ngang qua và liếc mắt vào quán xem tôi thế nào. Có lẽ là một cảnh tượng vừa lãng mạn, vừa bi tráng, khi tôi ngồi một mình đánh đàn chờ công an đến, và bên ngoài, trời cứ mưa. Mưa xuân...

Gần 10h thì cặp nhân viên an ninh hẹn tôi đến, sớm 10 phút. Họ đi bộ, chắc là bắt Grab hoặc Uber. Hai người hơi khựng lại khi thấy tôi đang… chơi đàn.

S. cười: “Hay quá, chị làm bản nhạc chào anh em đi nào”.

Không cần S. nói, tôi cũng đang chơi.

Romance, Serenade... Tôi chơi và điều kỳ lạ là tôi thấy mình đàn cũng không đến nỗi dở, vô cảm, khô khốc. Người ta bảo nghệ sĩ chơi đàn là mở lòng mình với thiên hạ, nhờ cây đàn nói hộ tiếng lòng mình. Chẳng biết lúc đó tôi muốn nhờ đàn nói gì, nhưng tôi cảm nhận rõ là tiếng đàn cũng khá ngọt.

Hết hai bài, tự thấy chơi nữa thì bất lịch sự nên tôi bỏ cây guitar sang bên, đặt nó lên ghế, dựa vào tường. Câu chuyện giữa ba người bắt đầu sau đó, rời rạc. Tôi chỉ thích nói chuyện âm nhạc, mà họ thì lại không hoàn toàn chia sẻ đam mê đó. Sự thực là cuối cùng, tôi cũng chẳng biết họ hay nghe thể loại gì, dù họ đã nói “thường lúc nào mệt mỏi thì nghe, gọi là để giải trí”.

Chuyện chính trị, thì chúng tôi có gì để nói với nhau? Tại cuộc thẩm vấn hai ngày hôm trước, vào lúc 22h đêm, S. đã tươi như hoa sau khi “khích” được tôi viết hẳn vào một tờ giấy: “Tôi đấu tranh để chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài, nên tôi đấu tranh để xoá bỏ nó. Ký tên: Phạm Đoan Trang”. S. mừng hớn hở và từ lúc đó, hạ ngay từ “ép làm việc” xuống “cafe” trong tuần tới. Có lẽ vì S. thấy mình đã xong việc rồi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rồi. Hồ sơ về con phản động đã hoàn chỉnh. Phần còn lại bây giờ là của những nhóm khác.

Tôi luôn nhìn ra niềm vui lấp lánh trong ánh mắt của những nhân viên an ninh như S. hay như Yến, Minh, Long… Tiếc rằng đó là sự phấn khởi của những kẻ vừa làm tốt những công việc mà người bình thường chúng ta sẽ gọi là thất đức: hoàn tất hồ sơ để đưa một đối tượng phản động vào tù. Có nghĩa là, S., Yến, Minh, Long… vui mừng vì chỉ vài tuần, hoặc vài ngày nữa thôi, cái kẻ vừa ngồi trước mặt chúng, thậm chí vừa chơi đàn cho chúng nghe, say sưa nói với chúng đủ điều về âm nhạc, sẽ bị tách khỏi gia đình, người thân để đi vào một môi trường mới, không có đàn, không có bố mẹ, anh chị em, không bạn bè, không ai cả và không gì cả. Bỏ lại tất cả quãng đời tự do sau lưng.

Khi chúng bỏ tù Mẹ Nấm 10 năm, thì không phải chỉ mình Mẹ Nấm “chịu sự trừng phạt của pháp luật” như cách chúng hay nói. Bởi vì sau lưng Mẹ Nấm còn là hai đứa con nhỏ đang tuổi cần có mẹ, còn người mẹ già và người bà đã 90 niên.

Nghề “bảo vệ an ninh quốc gia” của chúng đấy.

Cuộc đối thoại

Thỉnh thoảng, buồn tay, tôi lại với cây đàn, chơi thêm vài bản. “It’s only love”, “Lên ngàn”… Ở xung quanh tôi, an ninh vẫn la liệt ngồi mỗi bàn một người. Bên ngoài, trời vẫn mưa, và tôi biết cả an ninh lẫn anh em hoạt động đều đang ngồi xen kẽ trong thế “cài răng lược” để xem tình hình bên trong thế nào. Thỉnh thoảng, anh “xe ôm” vừa nãy chở tôi lại chạy ngang quá, ghé mắt nhìn vào quán.

Thật là một cảnh tượng như phim khi bên trong một người đánh đàn giữa quán và giữa an ninh. Bên ngoài, phe ta phe địch “cài răng lược”. Tôi cứ chơi, chơi như thể đang lên cơn nghiện, không thể bỏ đàn xuống. Bỗng dưng tôi nhớ đến hình ảnh những nghệ sĩ vĩ cầm chơi bản nhạc cuối cùng trong đời họ trên con tàu Titanic đang chìm.

Rồi đột nhiên, người “lái xe ôm” chở tôi mấy tiếng trước bước vào quán, vẫn khẩu trang kín mít. Anh đi ngang qua tôi, vẫn kịp liếc nhìn. Khi hai ánh mắt chạm nhau, tôi giật bắn mình. Sao anh liều đến thế?

Anh đi thẳng vào trong quán và kéo ghế… ngồi ngay sau lưng tôi. Hai chúng tôi gần như tựa lưng vào nhau. Không hiểu sao chiếc bàn anh ngồi vào phút đó lại trống. Có lẽ phía an ninh đổi ca.

Và câu chuyện diễn ra giống trong phim hơn bao giờ hết, khi hai người khách trong một quán nhỏ ngồi xây lưng vào nhau, cố tìm cách nói chuyện với nhau nhưng không để ai biết. Thỉnh thoảng tôi nghe tiếng anh trầm trầm sau lưng tôi: “Nó ngồi trong góc đó, cẩn thận”. Tôi nói to với S.: “Vâng, mình hiểu mà”.

Rồi hai tiếng đồng hồ cũng hết. S. và đồng chí của anh ta trả tiền nước cho cả ba rồi gọi grab ra về. Họ có thể yên tâm rằng hồ sơ xong xuôi cả rồi mà con mồi chưa hề biết điều đó, cũng chẳng có ý định chạy trốn. Đi đâu được nữa với hai cái chân này, và trong tình hình này?

Hai người đó đi ra, nhưng các nhân viên an ninh khác vẫn ngồi yên trong quán. Và anh – người lái xe ôm bất đắc dĩ – cũng vẫn ngồi sau tôi, quay lưng ghế vào tôi. Chúng tôi cố nói chuyện trong một đoạn đối thoại kỳ lạ, đối lưng.

“Khi nào anh đứng lên ra ngoài thì em hãy ra nhé. Ngoài kia đông lắm đấy”.

“Vâng”.

“Chủ quán, tính tiền” – anh đứng dậy, nói rất to.

Anh trả tiền và đi ra ngoài. Tôi bước theo, không quên chào chủ quán và chủ quán cũng cười như hoa đáp lại: “Chị về nhà, hôm nào rảnh ghé nhé”.

Bên ngoài, vỉa hè cũng đầy nhóc những người đứng, ngồi trên xe máy, nhìn tôi đăm đăm.

“K. sẽ đón em” – anh nói rất nhanh lúc leo lên xe máy.

Tôi cũng nhìn anh, mấp máy môi thay lời cảm ơn. K. phi xe đến rất nhanh, trong màu áo grab, mặt bịt kín khẩu trang. Tôi hì hục leo lên xe và nói với K., như cách một người khách nói với anh xe ôm, nhưng nội dung khác: “Chị chưa biết đi đâu đâu đấy”.

“Em biết. Chị lên đi, ôm chặt em nhé. Mình cắt đuôi”.

K. phóng vèo đi. Và cả đám “xe ôm” kia cũng lốc nhốc bám theo. Tôi còn không biết rằng anh lái xe “phe ta” cũng đã bám theo để theo dõi ngược lại, cả lũ. Tôi cũng không hề biết, rất nhiều anh em hoạt động khác vẫn theo sát tình hình, họ chỉ “lảng vảng” cách chúng tôi đâu đó vài chục mét.

“Chị giữ chắc nhé. Em phóng đây”.

K. rồ ga, lao đi. Cuộc rượt đuổi bắt đầu. Tôi bám chặt áo K. và nhìn xuống, thấy hai bàn tay lại trắng bợt.

“Chị đừng lo. Hồi nhỏ em đọc Conan nhiều lắm”.

Tôi bật cười vì câu nói đó của K.

Nhưng K. nói đúng. Chàng thám tử Conan bất đắc dĩ đã cắt được đuôi, đưa chúng tôi chạy thoát giữa vòng vây an ninh. Về sau này, nghe anh “xe ôm” kể lại, đám an ninh điên cuồng khi để mất dấu vết hai con mồi. Chúng lồng lên, chạy đi chạy lại dọc mấy con phố, nhưng hai con mồi đã mất dạng.

Chúng tôi chạy thoát mà đến cả tiếng sau, cả hai vẫn còn run cầm cập. Khi đến được “cơ sở cách mạng”, mặt tôi hình như tái mét. Chỉ đến khi chủ nhà mỉm cười, tôi mới hiểu là mình đã tạm thoát rồi, và hàng chục anh em cả trong Sài Gòn lẫn ngoài Hà Nội, trong nước và nước ngoài, đều biết và vui mừng đến phấn khích vì điều đó.

* * *

Phải rồi. Đó sẽ là một buổi cafe mà tôi không bao giờ quên được trong đời, vào một ngày đầu xuân đầy mưa và ẩm ướt. Mỗi con người, mỗi gương mặt xuất hiện đều để lại những ấn tượng dữ dội, đầy cảm xúc, và họ đều có một vai trò nào đó. Kể cả anh chủ quán, kể cả anh xe ôm mà hiện giờ tạm thời tôi chưa thể nêu tên anh, cả K. và thậm chí S. Và cả cây đàn guitar của tôi.

Tôi không hình dung được mọi người – những anh chị em trong phong trào dân chủ – đã lo lắng và tìm đủ cách bảo vệ tôi như thế nào.

Nhưng mọi người cũng không biết những cảm xúc trong tôi ngày hôm đó, không biết rằng họ có một phần ý nghĩa lớn như thế nào trong cuộc đời tôi, không biết rằng vì họ, vì những điều ấy, tôi thấy mình hạnh phúc biết bao nhiêu.