Friday 29 June 2012

Ý đồ biến biển của Việt Nam thành “vùng tranh chấp”

Khu vực 9 lô dầu khí mà PetroVietnam đang thăm dò khai thác và Trung Quốc đang mời thầu không phải là khu vực tranh chấp. Nó nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Câu hỏi có thể đặt ra là, vậy Trung Quốc căn cứ vào đâu để công khai mời thầu quốc tế ở địa điểm này? 

Câu trả lời là: Trung Quốc căn cứ vào đường lưỡi bò mà họ đơn phương đưa ra và muốn cả thế giới phải công nhận.

Bản đồ những lô dầu khí mà Trung Quốc đang mời chào, công bố trên website của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC), cho thấy, cả 9 lô đều nằm trong vùng biển thuộc đường lưỡi bò, và dọc theo đường 9 đoạn “tai tiếng” này.

Trong thông báo của mình, đăng trên mạng ngày 23-6, CNOOC tuyên bố: “Hiện nay, 9 lô dầu khí trải dài trên diện tích 160.124,38 km2 đang được mở ngỏ cho các hoạt động hợp tác thăm dò và khai thác giữa CNOOC và các công ty nước ngoài. Xin mời tham khảo vị trí của các lô trong bản đồ đính kèm: Bản đồ Vị trí các lô mở trong vùng biển thuộc quyền tài phán của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dành cho hoạt động hợp tác với nước ngoài trong năm 2012”. Tiếp sau đó là phần mô tả địa điểm và diện tích của từng lô, thủ tục để bắt đầu tiến hành hợp tác, và thông tin về địa chỉ liên hệ.

Trái với UNCLOS

Trước hành động đó của CNOOC, ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), đã tuyên bố ngày 27-6: “Đây là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế”. PVN “cực lực phản đối và yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu, nghiêm túc tuân thủ thỏa thuận về những nguyên tắc giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982”.

Văn bản quan trọng mà Trung Quốc vi phạm là UNCLOS 1982, ra đời ngày 10-12-1982, mà Trung Quốc ký phê chuẩn và tham gia vào ngày 7-6-1996. Với việc đưa ra đường lưỡi bò để đòi chủ quyền đối với 75% diện tích biển Đông, Trung Quốc đã hành xử một cách “phi UNCLOS”. Chẳng hạn, kèm với tấm bản đồ đường lưỡi bò được công bố chính thức lần đầu tiên ra thế giới ngày 7-5-2009, Bắc Kinh chỉ nói chung chung rằng họ “có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo trong biển Đông và các vùng biển lân cận; có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy biển và lòng đất của những vùng biển này”. Nhưng họ không hề xác định tọa độ, phạm vi cho “vùng biển lân cận”, “vùng biển liên quan”, và cũng không dùng tới các thuật ngữ của UCNLOS, như nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa… để định nghĩa “biển” của họ.

Đã ký phê chuẩn UNCLOS, nhưng lại đưa ra yêu sách hoàn toàn phi UNCLOS, và rồi công khai mời thầu những lô dầu khí trong một vùng biển nghiễm nhiên cho là của mình – những hành động đó cho thấy sự mâu thuẫn, lật lọng trong chính sách của Trung Quốc trên biển Đông.

Điều nguy hiểm cho Việt Nam

Việc dựng ra một đường lưỡi bò không tọa độ, rồi mời thầu trong vùng biển nằm trong ranh giới lưỡi bò là hành động vi phạm UNCLOS 1982 thấy rõ. Nhưng bên cạnh đó, rất có thể Trung Quốc còn có những ý đồ kín đáo hơn.

Ngày 27-6, học giả Mỹ Matt Taylor Fravel, Giáo sư khoa học chính trị, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đã có bài viết trên tờ The Diplomat, trong đó, ông nhận định: “Không như các lô mà CNOOC mời thầu trong năm 2010 và 2011, các lô mới này (9 lô dầu khí đang được Trung Quốc chào mời) nằm hoàn toàn trong vùng tranh chấp trên biển Đông. Như bản đồ (đăng tải trên website của CNOOC) cho thấy, các lô này nằm ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam, trải rộng hơn 160.000 km2. Rìa phía tây của một số lô có vẻ như nằm cách bờ biển Việt Nam không đầy 80 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Tất cả các lô đều chồng lấn ít nhất là một phần với (các lô) của PetroVietnam, kể cả những điểm có tiềm năng dầu khí, mà các công ty nước ngoài đang tiến hành hoạt động thăm dò”.

GS. Matt Taylor Fravel cũng viết: “Có lẽ các công ty nước ngoài ít có khả năng hợp tác với CNOOC để đầu tư ở các lô đang tranh chấp. Tuy nhiên, hành động của CNOOC rất có ý nghĩa, vì một số lý do. Việc tuyên bố mời thầu cho thấy một bước đi mới trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố quyền chủ quyền tại vùng biển này. Chẳng hạn, mới tuần trước thôi, Trung Quốc đã nâng địa vị hành chính của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ cấp huyện lên cấp vùng, thuộc tỉnh Hải Nam”.

“Việc một công ty nhà nước của Trung Quốc chào mời các lô dầu khí không chỉ củng cố quyền tài phán mà Trung Quốc đòi hỏi, mà còn tăng cường cơ sở pháp lý cho các lập luận của Trung Quốc phản bác mọi hoạt động của Việt Nam tại vùng biển này. Trong quá khứ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam, với lưu ý rằng rằng chúng diễn ra trong vùng biển của Trung Quốc. Giờ đây thì Trung Quốc có thể khẳng định là những hành động đó vi phạm luật pháp của Trung Quốc trong lĩnh vực khai thác tài nguyên”.

Nghĩa là, mặc dù thừa nhận rằng “một số lô… nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế” của Việt Nam, nhưng GS. Fravel cũng đã mặc nhiên coi đây là khu vực chồng lấn, tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nói cách khác, Bắc Kinh đã phần nào thành công trong việc biến vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam thành vùng tranh chấp. Từ đây, đi đến quan điểm “gác tranh chấp, cùng khai thác”… biển của Việt Nam chỉ là một bước ngắn.


* * *


The nine offshore blocks where PetroVietnam have been taking exploration and development activities and China has recently offered for joint cooperation with foreign companies, in fact, are not located in disputed areas. Rather they lie entirely within Vietnam’s exclusive economic zone and 200-mile continental shelf. A potential question to raise is: On what basis does China openly offer for bidding in the area?

The answer is: China relies upon the infamous “ox-tongue” line that they unilateral delineate and claim for recognition from the international community.

The attached map of the locations of the nine blocks being offered, published on CNOOC’s website on June 23th, 2012, shows the whole nine blocks located in the seas bounded by the "ox tongue" line, or the nine-dotted line.     

In response to CNOOC’s action, Mr. Đỗ Văn Hậu, CEO of PetroVietnam, on Thursday declared, “This undertaking is wrongful, invalid, and runs counter to UNCLOS 1982 as well as international oil and gas practices. This constitutes a grave violation of Vietnamese sovereignty, sovereign rights and national interests of Vietnam, further complicates the situation and causes tension on the East Sea.

Anti-UNCLOS

One of the important treaties that China keeps violating is the United Nations Convention on the Law of the Sea of December 10th, 1982, which China ratified on June 7th, 1996.

By using their nine-dotted line to claim territory over 75% of the Southeast Asian Sea, China proves to be anti-UCNLOS. Along with the nine-dotted line map submitted to the international community for the first time on May 7th, 2009, Beijing gave a vague statement that they have “indisputable sovereignty over the islands of the South China Sea and the adjacent seas; and enjoy sovereign rights and jurisdiction over the relevant waters as well as the seabed and the subsoil thereof (see attached map).” But they failed to address the exact the meaning of “adjacent seas”, “relevant waters”, and avoided using UNCLOS’s technical terms such as “internal waters”, “territorial seas”, “exclusive economic zone”, “continental shelf”, etc. to define their territorial claim.

What lies behind China's move

On Thursday Matt Taylor Fravel, an Associate Professor of Political Science and member of the Security Studies Program at the Massachusetts Institute of Technology, wrote on The Diplomat:

“Unlike the blocks that CNOOC offered in 2010 and 2011, the new ones are located entirely within disputed waters in the South China Sea.  As this map shows, the new blocks lie off Vietnam’s central coast and comprise of more than 160,000 square kilometers. The western edge of some blocks appear to be less than 80 nautical miles from Vietnam’s coast, well within that country’s Exclusive Economic Zone. All the blocks overlap at least partially with PetroVietnam’s, including potentially ones where foreign oil companies have ongoing exploration activities. 

Foreign companies may be unlikely to cooperate with CNOOC to pursue investments in disputed blocks. Nevertheless, CNOOC’s action is significant for several reasons.  To start, the announcement of these blocks reflects another step in China’s effort to strengthen its jurisdiction over these waters. Just last week, for example, China raised the administrative status of the Paracel and Spratly Islands from county- to prefectural-level within Hainan Province.

The delineation of exploration blocks by a Chinese state-owned oil company not only enhances China’s claimed jurisdiction but also strengthens the legal basis of China’s ongoing opposition to Vietnam’s activities in these waters. In the past, China’s Foreign Affairs Ministry challenged the legality of Vietnam’s exploration and development activities by noting that they were in Chinese waters. Now, China can assert that such actions violate domestic laws related to resource development.”

Despite the fact that these blocks are located “well within the country’s Exclusive Economic Zone”, Professor Fravel apparently takes it for granted that this is part of the overlapping, disputed areas between Vietnam and China.

In other words, it seems Beijing has somewhat succeeded in transforming Vietnam’s Exclusive Economic Zone into disputed ones, thereby they move closer to the actualization of “Setting aside dispute, pursuing joint development” policy in other nation’s seas.


Saturday 23 June 2012

Lược sử blog Việt - A Brief History of Blogs in Vietnam


24-6-2012 là tròn 7 năm Yahoo! 360° khai trương ở Việt Nam. Là một blogger, tôi nghĩ rằng nếu các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 gắn với Facebook, thì ở thời kỳ 2007-2008, Yahoo! 360° là một công cụ tập hợp không thể thiếu. Do đó, giới blogger chính trị ở Việt Nam rất nên nhớ đến mạng xã hội (đã đóng cửa) này.  

Cũng trong những ngày kỷ niệm một năm “mùa hè không đỏ lửa” 2011, tôi nảy ra ý định lập một “biên niên sử” ngắn về phong trào viết blog ở Việt Nam, kể từ khi blog xuất hiện ở đây. Kính mong các bạn blogger, Facebooker cùng đọc kỹ và góp ý sửa chữa, bổ sung nếu thấy thiếu sót. Ngoài ra, đã là “lịch sử” thì chỉ liệt kê sự kiện, hạn chế bình luận chủ quan – nhưng nếu có phần nào tôi thể hiện đánh giá cá nhân sai lệch, rất mong được lượng thứ. Bản tiếng Anh ở phía dưới.

June 24th 2012 marks the seventh anniversary of Yahoo! 360°'s appearance in Vietnam. As a blogger, I believe that while anti-China protests in 2011 were mostly attached to Facebook, Yahoo! 360° was an integral part of the protests in 2007. Political bloggers in Vietnam, therefore, should never forget this departed blog.

These days, one year after the summer of protests in Hanoi and Saigon, I’ve come up with the idea of writing a short chronology of blogging in Vietnam since the advent of blogs here. I would be very grateful if readers would make corrections to anything you find to be wrong or misleading information. The English version is below the Vietnamese one.


* * *


LƯỢC SỬ BLOG VIỆT NAM


2005: Yahoo! 360° xuất hiện ở Việt Nam (chính thức khai trương ngày 24-6-2005).

2006-2008: Giai đoạn bùng nổ của Yahoo! 360°, mở ra cả một thế giới mới trong lĩnh vực truyền thông Internet. Các blogger viết, chụp ảnh, chia sẻ file dữ liệu, và kết nối với nhau. Xuất hiện khái niệm “văn học mạng”. Một thế hệ nhà văn hình thành trên mạng khi họ viết truyện ngắn, tiểu thuyết, đăng dài kỳ trên blog. Một số gương mặt nổi tiếng gồm Trần Thu Trang, Trang Hạ, Hà Kin, Nick D… Hầu hết là phụ nữ, tuổi từ 20-30, và nói chung hạn chế viết về chính trị, tập trung vào thơ văn.

Một số blogger tăng view bằng cách đăng tải những bài viết và ảnh liên quan tới các chủ đề tình dục và người nổi tiếng: Cô Gái Đồ Long, Only You, Tắc Kè, Vàng Anh (với triết lý “tình dục, chính trị, kinh dị”, nick Vàng Anh được đặt theo tên một nữ diễn viên tuổi teen nổi tiếng từng dính vào bê bối tình dục).

Có một số ít blogger chính trị và chưa ai nổi tiếng: Vàng Anh (nổi tiếng chủ yếu ở phần nội dung liên quan đến sex và kinh dị), Người Buôn Gió, Anh Ba Sàm.

Chủ nhật, 9-12-2007: Những cuộc biểu tình đầu tiên của blogger ở Hà Nội và TP.HCM chống việc Trung Quốc phê chuẩn quyết định thành lập khu hành chính mang tên Thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

20-4-2008: Blogger Điếu Cày bị bắt, sau đó bị kết án 2 năm 6 tháng tù vì tội “trốn thuế”. 

29-4-2008: Thanh niên biểu tình ở Hà Nội và TP.HCM, phản đối nghi lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh. Quy mô biểu tình khá nhỏ. 

Đầu tháng 11-2008: Tin tức về “đại dự án” khai thác bô-xít ở Tây Nguyên bắt đầu lan truyền cả trên báo chí chính thống và cộng đồng blog. Bắt đầu nổi lên một trang Yahoo! 360° nổi tiếng dưới tên gọi “Change We Need”, công kích trực tiếp dự án này.

Blog “Change We Need” cung cấp cho độc giả những thông tin không thể kiểm chứng về chính quyền và mối quan hệ với phía Trung Quốc, chẳng hạn viết rằng “Bauxite Tây Nguyên – huyệt mộ triều đại cộng sản tự đào chôn mình”.

24-5-2009: Ông Trần Huỳnh Duy Thức, Giám đốc Công ty Một Kết Nối, bị bắt.

Giữa năm 2009: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn và TS. Nguyễn Thế Hùng lập một website phản biện dự án bauxite Tây Nguyên.

13-6-2009: Luật sư Lê Công Định bị bắt. Theo cơ quan an ninh, ông Thức và ông Định là tác giả của blog “Change We Need”.

13-7-2009: Yahoo! 360° đóng vĩnh viễn. Cộng đồng blogger Việt Nam bị xé nhỏ. Một số tự động chuyển sang dùng Yahoo! 360° Plus. Số khác dùng Wordpress, Blogger, Multiply, Weblog, v.v.

Sau vụ Yahoo! 360° đóng cửa, Facebook nhanh chóng nổi lên như là mạng xã hội được ưa chuộng nhất. Blog Anh Ba Sàm trở thành điểm “tụ họp” của những người quan tâm đến chính trị. Chủ nhân gọi blog này là “Thông Tấn Xã Vỉa Hè”, một cách gọi có hàm ý giễu nhại Thông Tấn Xã Việt Nam (“Tin vỉa hè” là từ người Việt Nam dùng để chỉ chuyện ngồi lê ngôi mách, tin vịt, tin không được kiểm chứng mà mọi người kháo nhau khi đang ngồi café vỉa hè).

Nhiều blog mới về chính trị ra đời trong giai đoạn 2009-2010 như là kết quả của vụ đóng cửa Yahoo! 360°: Quê Choa (http://quechoa.info), Trương Duy Nhất (http://truongduynhat.vn), Nguyễn Xuân Diện, v.v. Quê Choa là của nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Quang Lập. Phong cách hài hước, thậm chí đôi khi tục, của ông được rất nhiều người đọc ưa thích. Trương Duy Nhất là nhà báo, đã tuyên bố nghỉ viết báo chuyên nghiệp để viết blog cho tự do. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là một người nghiên cứu về ca trù.

27-8-2009: Người Buôn Gió bị bắt. Phạm Đoan Trang bị bắt ngày hôm sau, rồi đến Mẹ Nấm vài ngày sau đó. Ba người lần lượt được thả sau 9 ngày đêm.

Khoảng tháng 12-2009: Facebook bắt đầu bị chặn.

26-10-2010: Cô Gái Đồ Long bị bắt vì đã viết một entry “bôi nhọ” một tướng công an.

5-11-2010: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt trong một khách sạn ở TP.HCM sau một vụ “đột kích” của công an.

4-4-2011: Phiên xử sơ thẩm ông Cù Huy Hà Vũ. Phiên phúc thẩm tổ chức sau đó bốn tháng, vào ngày 2-8, y án 7 năm tù đối với ông Vũ.

26-5-2011: Tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của PetroVietnam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Làn sóng phẫn nộ lan khắp Internet, cả blog lẫn mạng xã hội Facebook. Nhật Ký Yêu Nước (một trang Facebook, thành lập ngày 30-4-2010) kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc. 

5-6-2011: Những cuộc biểu tình đầu tiên nổ ra cả ở Hà Nội và TP.HCM. Trang blog của Nguyễn Xuân Diện và Anh Ba Sàm (nay gọi là Ba Sàm) nổi lên như là hai “điểm hẹn” trên mạng của người biểu tình. Cả hai blog thường xuyên bị hack và tấn công đánh phá, có thể do cả an ninh mạng Việt Nam lẫn lực lượng hacker đỏ của Trung Quốc.

Về những blogger một thời nổi tiếng như Hà Kin, Trang Hạ, Trần Thu Trang, Nick D… họ vẫn viết, nhưng cũng đã có thêm nhiều gương mặt mới, cho nên dường như giờ đây chinh phục, thu hút độc giả có phần khó khăn hơn ngày xưa. Hơn nữa, khi mà Việt Nam đang trải qua suy thoái kinh tế thì có lẽ các chủ đề như chuyện tình cảm lãng mạn sẽ bớt được ưa thích. (Không có nghĩa là độc giả sẽ đổ xô sang đọc tin tức về chính trị).

9-6-2011: Tàu cá Trung Quốc phá hoại cáp thăm dò của tàu Viking II (cũng của PetroVietnam).

12-6-2011: Biểu tình lần thứ hai ở Hà Nội và TP.HCM. Biểu tình ở TP.HCM bị đàn áp. Có những bức ảnh chụp cảnh công an mặc thường phục đánh người biểu tình trẻ trên đường phố Sài Gòn.

19-6-2011: Biểu tình lần thứ ba ở Hà Nội và TP.HCM. Đây là cuộc biểu tình lần cuối của blogger TP.HCM trong mùa hè 2011. Với Hà Nội, phong trào xuống đường còn kéo dài cho tới ngày 21-8-2011, khi 47 người bị bắt và một số người bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” (cũng tương tự tội “kích động bất ổn xã hội” ở Trung Quốc). 


* * * * * * *


English version:

A BRIEF HISTORY OF THE BLOGGING MOVEMENT IN VIETNAM


2005: Yahoo! 360° came to Vietnam after officially launched on June 24th.

2006-2008: Yahoo! 360°'s boom years, the dawn of a whole new world of Internet media. We Vietnamese wrote, photographed, shared files, and got connected with each other. A generation of “net-writers” forms as fiction authors write chick-lit (chicken literature) including novel, short stories, feulleton, and post their works to blogs everyday. Prominent figures included  Trần Thu Trang, Trang Hạ, Hà Kin, Nick D… Most of them are women in their 20s, and most of them stayed away from politics, only focusing on their chick-lit works.

Some bloggers try to increase page views by publishing titillation entries and photos, as well as contents related to celebrities: Cô Gái Đồ Long (The Dragon-killing Lady), Only You, Vàng Anh (whose “philosophy” of blogging was “sex, politics and thrillers”, named after a teen star who was involved in a sex scandal).

There are also a few political bloggers, but none of them are famous yet: Vàng Anh (mainly known for sex-related entries and thrillers), Người Buôn Gió (Wind Trader), Anh Ba Sàm (a former public security officer).

Sunday, December 9th, 2007: First protests by bloggers in Hanoi and HCMC opposing China’s ratification of a plan to set up “Sansha City” to administer the Spratly and Paracel islands.

April 20th, 2008: Blogger Điếu Cày arrested. He would later be sentenced to 2 years and 6 months in prison for “tax evasion”.

April 29th, 2008: Youths protested at the Olympic Torch Relay in Hanoi and HCMC. The scope of the protests was rather small.

Early November 2008: News about the “great project” of bauxite mining in Tây Nguyên (Central Highland of Vietnam) begins to spread on both mainstream media and in the blogosphere. A new political Yahoo! 360° blog, “Change We Need”, becomes famous by directly attacking the project.

This blog provided readers with unverifiable information about the government and its relations with Chinese counterparts. “The Tay Nguyen bauxite mining project: a grave the Vietnamese communist regime digs for itself,” it said.

May 24th, 2009: Trần Huỳnh Duy Thức, CEO of the One-Connection IT company, is arrested.

Mid-2009: Professor Nguyễn Huệ Chi, elementary school teacher Phạm Toàn, and Dr. Nguyễn Thế Hùng set up a website critical of the bauxite mining project (http://bauxitevn.info). It was hacked and subjected to denial of service attacks hundreds of times. The current address is http://boxitvn.blogspot.com; http://boxitvn.wordpress.com  

June 13th, 2009: Lawyer Lê Công Định is arrested. It turned out that Thức and Định were behind “Change We Need.”

July 13, 2009: Yahoo! 360° is closed down permanently. The community of bloggers in Vietnam splits up. Some automatically moved to Yahoo! 360° Plus. Others choose Wordpress, Blogger, Multiply, Weblog, etc.

Following the closedown of Yahoo! 360°, Facebook soon emerges as the most popular social network. Anh Ba Sàm’s blog becomes a hot “meeting point” for those who pay attention to politics. He calls his blog “Thông Tấn Xã Vỉa Hè” or “The Sidewalk News Agency”, mocking Vietnam News Agency. (Sidewalk news is Vietnamese slang for “gossip”, “canards” or “unverifiable information” that people tell each other when they are fooling away their time at sidewalk cafes).

Many new blogs on politics were created in 2009-2010 as a result of the closing of Yahoo! 360°: Quê Choa (http://quechoa.info), Trương Duy Nhất (http://truongduynhat.vn), Nguyễn Xuân Diện, etc. Quê Choa is the blog of Nguyễn Quang Lập, a fiction writer and scriptwriter, whose humourous, even vulgar style was very popular with audience. Trương Duy Nhất is a mainstream reporter, who declared that he quit professional journalism to focus only on blogging as a free man. Nguyễn Xuân Diện, Ph.D., is a researcher on Vietnam’s ca trù (a Vietnamese folk song genre).

August 27th, 2009: Người Buôn Gió is detained. Phạm Đoan Trang is detained on the following day, and then Mẹ Nấm a few days later. The three were released respectively after a nine-day detention.

Around December 2009: Facebook is blocked for the first time.

October 26th, 2010: “Social blogger” Cô Gái Đồ Long is arrested for having posted an entry “defaming” a public security officer, General Nguyễn Khánh Toàn, and accused of committing libel.

November 5th, 2010: Lawyer/Activist Cù Huy Hà Vũ is arrested in a hotel in HCMC in an apparent “ambush” by policemen.

April 4th, 2011: First trial of Cù Huy Hà Vũ. Four months later, on August 2nd, an appeal court would confirm Vũ's sentence of 7 years imprisonment for “disseminating anti-state propaganda”.

May 26th, 2011: Chinese maritime surveillance vessels cut seismic exploration cables of PetroVietnam’s Bình Minh 2 (Dawn 2) vessel in Vietnam’s exclusive economic zone. A burst of anger spreads on the Internet, including the blogosphere and Facebook. The Nhật Ký Yêu Nước (Dairy of Patriotism, a Facebook page created on April 30th, 2010) called for protests against China.

Sunday, June 5th, 2011: Protests broke out in both Hanoi and HCMC. Nguyễn Xuân Diện and Anh Ba Sàm (now known as Ba Sàm) emerge as prominent rallying points for protestors. Both blogs are regularly hacked and attacked, arguably by both Vietnamese internet police (red guards) as well as Chinese hackers. Whereas Ba Sàm just quoted sources from both mainstream and unmainstream media, adding some satiric comments, Nguyễn Xuân Diện seemed to have “overstepped” by posting even the calls for protests, advertising the place and time to rally. It is said this may be part of the reason why Diện has always been in trouble with policemen and in danger of arreste anytime, while Ba Sàm was apparently safe.

Once-famous bloggers Hà Kin, Trang Hạ, Trần Thu Trang, Nick D… are not much heard of now. They keep writing, but there have also been many new faces in chick-lit; thus it looks more difficult now for them to win the hearts of readers. Moreover, when Vietnam is undergoing economic recession, books on such subjects as imaginary romance, home and family, etc. would possibly become less attractive. (This does not necessarily mean that audience will rush to political news and stories instead). 

June 9th, 2011: Chinese fishing boats damaged seismic exploration cables of Viking II, another PetroVietnam vessel.

June 12th, 2011: Protests in HCMC are suppressed brutally. Photos circulate on Internet showing plainclothes policemen knocking down young protestors on the streets of Saigon.

June 19th, 2011: Third Sunday of protests in Hanoi and HCMC. This was the last “bloggers' protest” in HCMC. In Hanoi, protests continued each Sunday until August 21st, when 47 people were arrested, some of them accused of “disrupting public order” (similar to “inciting social disorder” in China).

© Đoan Trang, 2012



Tuesday 19 June 2012

Làm báo thời thổ tả

- Liệu bài có được đăng không? 

- Không biết… nhưng hy vọng là ổn. Anh TBT đã bảo là "có gì sẽ trao đổi với phóng viên trực tiếp trong ngày hôm nay”. Tinh thần chỉ là sửa bớt những chỗ quá cụ thể, còn thì sẽ đăng và phải đăng. 

- Ái chà chà. Thế cơ à? 

- Vì ảnh bảo, có những lúc, nếu chúng ta không nói, sẽ là có tội. Sau này về già, còn mặt mũi nào nhìn con cháu mà chém gió: “Ngày xưa ông làm báo thế đấy!”. 

- Quá chuẩn! Thế mới là TBT chứ! Sao anh tổng nhà tôi không được như thế? 

- Há há, lêu lêu… 

- Sướng nhỉ? Đang nghĩ là nếu bài được đăng, bà con bên Văn Giang sẽ mừng lắm đây. Nhớ mua lấy mấy chục tờ mang về biếu bà con. 

- Ấy, đừng vội mừng sớm... Nói thế chứ vẫn lo lắm. Đã đăng đâu, mới là “sẽ đăng” thôi. Mà đưa một bài lên, bị thổi còi ngay chẳng hạn, là xong… 

* 

Ngày xưa ông làm báo thế đấy!”. 

Mô típ “chúng ta nói gì với con cháu chúng ta” hẳn là đã được sử dụng nhiều trong văn học, sách báo, phim ảnh. Như nhà văn Phan Tứ (1930-1995) viết trong tiểu thuyết nổi tiếng “Mẫn và tôi” về tình yêu thời chiến tranh: “Bầy cháu nội ngoại sẽ nghe tôi kể: “Ông gặp bà giữa hồi núi sụp rầm rầm, nước dâng như chưa hề ghi trong sử sách…”. Chúng cười khì, tưởng tôi mượn chuyện thời vua Hùng. (…) Đành vậy, lớn lên chúng sẽ biết, sẽ nhớ. Tôi phải giúp chúng nhớ. Đừng để những bông hoa mai sau tự rứt mình ra khỏi cây vì không muốn dính dáng với bầy rễ cắm vào bùn”. 

Đánh Chu Lai, chắc Mẫn lại kẹp cácbin đưa các anh đặc công lội trắng đêm trên cát và đời nào em tôi chịu vắng bóng trong đợt pháo hoa cuối cùng. Tôi chia lửa cho Mẫn là phải, riêng tây gì đâu. Phải không em, Mẫn, dù anh đi khắp chân trời góc biển, mỗi lần ra trận chúng mình lại gặp nhau; có phải lúc này em đang quấn quít bên anh, em gần đến nỗi anh chỉ đẩy ngón tay đặt nên tim là nghe ngay tiếng người thương rủ rỉ trong tai, kể rằng quê ta thắng Mỹ rất ngon, và hai đứa mình là bông bạc vẫy hai ngón giữa dòng?”. 

Nghe nhà văn viết những dòng thủ thỉ, thấy tình yêu của hai nhân vật chính – Mẫn và Thiêm – sao mà đẹp đến lý tưởng. Đúng là cuốn tiểu thuyết “một thời khuấy động hàng triệu con tim”, cũng chẳng khác gì “những nhạc phẩm lừng danh của Trịnh Công Sơn”, “đầy phẫn nộ, khát khao cho một niềm hy vọng chung của cả dân tộc”… (*) 

Lũ nhà báo bây giờ sau này kể lại cho con cháu nghe chuyện làm báo của mình thời nay, sợ rằng không được đẹp như thế. Nó thảm hại hơn nhiều, lố bịch hơn nhiều, hèn nhát hơn nhiều… 

* 

Nó là câu chuyện của những nhà báo hễ xuất hiện ở điểm nóng nào là chỉ đi cùng “lực lượng chức năng”, áo nhiều túi, máy ảnh trước ngực, vẻ mặt nghiêm trọng. Cũng là câu chuyện của những phóng viên về Văn Giang lúc xế chiều để chứng kiến một cánh đồng tung tóe, cây cối đổ nát nghiêng ngửa. Dân quê thấy người lạ vào, chẳng ai buồn ngẩng lên, vẫn cắm cúi đào bới, nhặt nhạnh, xúc, đổ đất… Nhưng đến khi thấy “người lạ” lúi húi lấy máy ghi âm, sổ và bút ra, thì họ vây lấy, thẫn thờ: “Sao đến giờ nhà báo mới về? Mất rồi. Mất hết rồi!”. 

Rồi họ nhất định kéo nhà báo vào nhà, để họ pha trà, mời nước, và nghe họ kể lể chuyện “mất hết rồi”. Hàng xóm lục tục kéo đến, người nào cũng phải xán lại, nhìn, chạm tay vào áo khách một cái, khẩn khoản: “Nếu nhà báo giúp được chúng tôi đòi lại được đất, thì chúng tôi mang ơn nhà báo suốt đời”. Màn đêm buông xuống, trai tráng trong làng rầm rập đưa xe máy hộ tống nhà báo về. Người dân nông thôn bao giờ cũng là vậy, họ có thể khôn ngoan hay thực dụng, nhưng vẫn có cái hồn hậu chất phác – nên không để ý thấy nhà báo đang cúi gằm mặt, lủi thủi rời khỏi hiện trường. 

Và từ ấy, ngày nào họ cũng ngong ngóng ra bưu điện huyện, chờ xem có báo nào đưa tin, viết bài “về xã mình” không. Những mảnh báo hiếm hoi nhắc đến vụ việc của làng họ được photocopy ra hàng chục bản, và truyền tay nhau nhiều quá, đã nát ra rồi… 

 * 

Họ không nhìn thấy cảnh nhà báo phóng xe máy rời làng, đầu cúi gằm. Họ cũng không biết đến chuyện, có những lần, nhà báo về làng khi trời vẫn còn chưa tối. Trên đường đi, dưới ánh hoàng hôn, cây lá trong vùng vẫn xanh biếc như thế, triền đê vẫn mườn mượt cỏ, gió vẫn lồng lộng, và nhà báo dở hơi bỗng nghĩ tới lời thề của danh tướng Trần Quốc Tuấn thời xưa: “Trận này không phá xong giặc Nguyên, quyết không về bến sông này nữa”. Thì chúng cháu cũng vậy, Hưng Đạo Đại Vương ơi! Chúng cháu cũng muốn đứng trên đê, nhìn xuống cánh đồng xanh mượt mà thề: “Chuyến này không đăng được bài, quyết không về chốn này nữa”. Nhưng nói vậy thôi, chúng cháu sao dám gở miệng như thế - vì chúng cháu hiểu, sẽ còn nhiều, rất nhiều những vụ cưỡng chế đất đai, những bạo lực, đổ máu, hận thù, bất mãn… mà nếu còn nghĩ tới chuyện làm báo thì còn phải chứng kiến, và viết. Không ở đây thì cũng ở nơi khác mà thôi. 

Những người dân quê chất phác. Họ chẳng biết gì tới sự căng thẳng của ban biên tập, nỗi dằn vặt của phóng viên. Họ cũng chẳng biết đến Internet, cùng những cuộc cãi vã xô xát trên đó, bảo rằng họ tham lam, đã nhận tiền rồi nay thấy ít nên lại đòi tăng, rằng họ bất mãn nên bị bọn phản động lợi dụng, rằng cưỡng chế đất đai là việc không thể tránh khỏi trên con đường phát triển của Việt Nam (chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tóm lại là “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”). 

Họ càng không biết tới Hiến pháp, tới bài toán phát triển kinh tế của đất nước – toàn những thứ vĩ mô đến thế. Họ chỉ biết vào cái buổi sáng hôm ấy, hàng chục xe cam nhông, xe tải chở lính, đã “bò như cua” vào thôn làng họ, và họ bị xô đẩy, dồn ra ngoài cái mảnh đất cho đến rạng sáng vẫn còn là của họ trong tiếng loa oang oang nhắc nhở: “Không phận sự miễn vào”. Không chống lại được thì họ cự lại, phản ứng, họ chửi, khóc, ngồi bệt, rồi lăn cả ra đấy, uất ức như những đứa trẻ bị cướp đồ ăn. 

Lúc ấy, ai còn dám lý luận với họ về những vấn đề cao siêu, ví dụ, về sự cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất? 

Nhưng nếu đặt câu hỏi ngược lại, rằng giả sử cuộc cưỡng chế diễn ra căng thẳng và khốc liệt, rồi một nhân viên công vụ bị đánh trọng thương, máu me be bét, lực lượng cưỡng chế buộc phải rút lui trong thất bại, thì có ai vui mừng hả hê với chiến thắng của “phe nhân dân” không? Câu trả lời, với những người làm báo nghiêm túc, sẽ là không. Đơn giản bởi vì người ta ai cũng xương cũng thịt. Ai cũng là tinh cha huyết mẹ mà thành. 

Báo chí không thể ủng hộ, cổ vũ bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào. Một điều mà các nhân viên an ninh “ít chữ” rất hay muốn làm rõ là “Anh/chị viết bài vì động cơ gì?”. Họ không hiểu rằng với nhà báo, sự thật là tối thượng, và nếu có thể gọi đấy là “động cơ”, thì nhà báo chỉ có động cơ duy nhất là phản ánh sự thật. Đôi khi, một nhà báo viết hết, phản ánh hết – đúng 100% - những gì một bên đưa ra (ý kiến, bằng chứng…), mà vẫn là không chấp nhận được. Bởi vì như vậy là không đủ khách quan, công bằng: Mọi bên đều phải có cơ hội thể hiện quan điểm như nhau. 

Nếu dân sai thì ngay cả có bị dí súng vào đầu bắt viết “vu vạ” cho công an, người làm báo cũng không viết. (Ở đây, phải giới hạn là không phải tất cả các nhà báo đều như nhau, ngoài ra, nhiều khi họ không viết xấu về chính quyền không phải vì tôn trọng sự thật khách quan, mà là vì không đủ bằng chứng, hoặc vì sợ bị trừng trị). Ngược lại, nếu chính quyền sai thì dù có cố đến đâu cũng khó lòng bênh nổi. 

Ai đó đã nói về “chiến dịch” đưa tin của báo chí trong và sau các vụ Tiên Lãng, Văn Giang như sau: “Một cuộc vật lộn để được nói sự thật”. Thực tế còn hơn thế nữa: Một cuộc vật lộn để được biết sự thật, để được viết sự thật, và để được khách quan (tất nhiên cũng chỉ dám mong ở mức độ tương đối). Thế mà, cho đến giờ, cái đích ấy vẫn chưa đạt được. 


37 năm sau ngày thống nhất đất nước. Hơn nửa thế kỷ sau cải cách ruộng đất. 67 năm sau ngày thành lập nước. Sáu thế kỷ sau thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy ở phương Tây. Bước vào thời đại toàn cầu hóa, hội nhập, ở Việt Nam, vẫn còn diễn ra những cuộc cưỡng chế đất đai nhốn nháo, tiếng la hét chửi bới của dân lẫn trong khói hơi cay và tiếng oàng oàng chói tai của “quả nổ nghiệp vụ”. 

Tệ hơn nữa là chuyện ấy lại diễn ra cùng với đây đó những mệnh lệnh (miệng) yêu cầu báo chí “hạn chế đưa tin”, và những cuộc tranh cãi ầm ĩ, đầy ngụy biện, trên mạng, về quan tham, dân gian và bọn báo chí lề phải, blogger lề trái ngu dốt, phản động. 

“Ngày xưa ông làm báo thế đấy”. 

Ghi chú: 

(*) Lời giới thiệu album “Sơn Ca 7” của Khánh Ly. 

http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3429


Sunday 3 June 2012

Ngày chủ nhật yêu nước - Patriotic Sunday

Below are two writings by local bloggers on June 5th 2011, the day that marked the first one in a series of street protests in Hanoi and Saigon last summer. They are just two among hundreds of blog entries, Facebook notes and statuses. Kindly scroll down for the English translation.


* * *


MẸ KHÔNG MUỐN CON ĐI BIỂU TÌNH

- Dạ Thảo Phương -

Phan yêu,

Mẹ vốn không định cho con đi biểu tình với mẹ hôm nay. Người đàn ông chân ngắn của mẹ mới 3 tuổi rưỡi, mẹ chỉ muốn đưa con đến những nơi như công viên Thống Nhất (để con chơi cưỡi ngựa đu quay), hay công viên Yoyogi (để con nhặt cánh hoa anh đào chơi và ấp lên đôi má non tơ, mềm mại hơn cả cánh anh đào của con). Cho đến giờ, mẹ vẫn cố bảo vệ tâm hồn nhạy cảm của con khỏi tất cả những gì liên quan đến bạo lực, dù chỉ là hình ảnh một khẩu súng trong phim hoạt hình.

Biểu tình (dù ôn hòa) ở VN vẫn là một việc mạo hiểm ở nhiều cấp độ. Và ngay cả khi không có gì nghiêm trọng xảy ra, thì mẹ cũng không muốn con phải nhìn thấy mẹ và những người biểu tình bị bao vây, xua đuổi, xô đẩy, bởi rừng các chú công an, cảnh sát cơ động với súng ống, dùi cui (Mặt chú nào chú nấy hằm hằm, đầy cảnh giác, chẳng giống hình ảnh các chú cảnh sát trên áp phích mẹ vẫn chỉ cho con, hic).

Khi mình sống ở Nhật, con từng hỏi "Chú cảnh sát đi trên đường làm gì hả mẹ?". Mẹ đã nói, việc của chú cảnh sát là bảo vệ mọi người, trong đó có mẹ con mình, và bắt bọn xấu. Lúc ấy con nói: "Mẹ ơi con rất là yêu các chú cảnh sát", cũng hồn nhiên như khi con nói "con rất là yêu" ông, bà, bố, mẹ, yêu cây, chim và sư tử. Nếu mẹ cho con đi biểu tình hôm nay, mẹ sẽ phải giải thích cho con rằng không phải tất cả những con người/ hành động bị các chú cảnh sát trấn áp đều là xấu. Mẹ muốn nói điều đó với con muộn hơn một chút, khi tâm hồn chỉ có tình thương yêu của con hiểu được rằng không phải lúc nào những người xung quanh cũng đáp trả con bằng tình thương yêu, và một số ngoại lệ phi lý vẫn xảy ra thường xuyên.

Mẹ còn không muốn cho con đi biểu tình với mẹ hôm nay, vì biểu tình cũng có nghĩa là nói lên chính kiến của mình, và con không nên tham gia chỉ vì người khác (dù người khác đó là mẹ) tham gia.

Vì vậy, tối hôm qua mẹ đã bảo con: "Sáng mai con sang ông bà chơi, mẹ đi biểu tình chống Trung Quốc". Mặc dù rất háo hức sang nhà ông bà vì sẽ được chơi xếp hình, tô màu với chị Dĩn và em Tôm, nhưng con vẫn hỏi: "Biểu tìn là gì hả mẹ? Tại sao mẹ lại biểu tìn chống Trung Quốc hả mẹ?".

Thế là mẹ lấy bản đồ ra, chỉ cho con hình nước Việt của mình và bảo: "Trung Quốc lấy mất đất của nước Việt mình, làm người Việt mình đau. Trung Quốc to hơn mình, nhưng Trung Quốc sai thì mình vẫn phải nói. Mẹ đi biểu tình để cùng các bác các cô khác nói lên điều đó".

Con bảo: "Trung Quốc xấu quá, hư quá mẹ nhỉ. Mình không chơi với Trung Quốc nữa, mình cho cá mập cắn chết Trung Quốc luôn". "Ôi, không nên bạo lực như thế con ạ. Mình chỉ đi biểu tình hòa bình thôi, mình không bạo lực". Con nghĩ một lát rồi bảo: "Con muốn đi biểu tìn với mẹ cơ"! "Con không muốn chơi với chị Dĩn và em Tôm à? Đi biểu tình sẽ rất mệt và có thể nguy hiểm như động vào dao, đồ điện vậy". "Thế hả mẹ? Nhưng con cứ muốn đi biểu tìn với mẹ cơ".

Sáng nay con gọi mẹ dậy, con không chịu ăn sáng vì muốn đi "biểu tìn" ngay. Nhưng không được, con trai ạ. Trước khi thực hiện nghĩa vụ công dân, mình phải làm tốt nghĩa vụ cá nhân của mình đã. Mẹ phải cho con ăn sáng, và con phải ăn ngoan.

Tham dự biểu tình hôm nay mệt hơn mẹ tưởng. Trời nắng đến 36, 37 độ, oi bức kinh người. 2 mẹ con lếch thếch tìm chỗ gửi xe (khá xa chỗ biểu tình), nhập được vào đoàn rồi thì lại phải chạy lòng vòng qua bao tuyến phố. Các chú cảnh sát cứ thích lùa người biểu tình vào những đường nắng ong đầu nhất để các chú cũng phải nhễ nhại mồ hôi đuổi theo là sao? Trời nóng, người đông, mẹ phải lúc thì bế, lúc thì cõng con cho an toàn. Tối qua giày đế bằng của mẹ bị hỏng, thế là mẹ phải đi giày cao gót. Mẹ không có mũ, con chẳng có cờ, biểu ngữ... 2 mẹ con mình trông không "chuyên nghiệp" lắm nhỉ. Thế nhưng mẹ con mình đã thực hiện được một cuộc đi bộ dài hơn 3 tiếng đồng hồ dưới trời nắng gắt cùng các bác, các cô, các chú biểu tình "xịn".

Cảm ơn chú Dino đã tạm xa cái máy ảnh để cõng con một đoạn đường. Cảm ơn cô Codet đã giúp mẹ chăm sóc con. Cảm ơn cô chú không đi biểu tình nhưng đã tặng con chai nước mát ở đường Phùng Hưng. Cảm ơn các cô, chú, các bác mà mẹ con mình không biết tên đã cho con uống nước khi con khát, cho con quạt giấy khi con nóng, và mỉm cười với mẹ con mình. Cảm ơn gần nghìn người ở Hà Nội, khoảng 2000 người ở Sài Gòn hôm nay đã xuống đường biểu tình, tay giơ cao biểu ngữ và cờ Tổ Quốc, cùng hô khẩu hiệu, hát quốc ca..., bất chấp những rắc rối và hiểm nguy họ có thể gặp phải. Cảm ơn các chú cơ động đã lấy dùi cui đẩy mẹ con mình (theo nhiệm vụ) nhưng lại giữ tay mẹ để mẹ con mình không bị ngã (theo phản ứng tự nhiên của một con người).

Hôm nay chú Tie Suc bảo mẹ: "Năm 2007 cô này đi biểu tình một mình, năm nay có zai đi cùng nhé!". Khi mẹ đi biểu tình năm 2007, con còn chưa đầy tháng. Còn năm nay, con đã là một người đàn ông cao 1m05, con đã thấy cậy to mà ức hiếp, ăn cướp của người khác là xấu. Và con đã tự quyết định đi biểu tình với mẹ, đã là một trong những người cuối cùng rời đoàn biểu tình chứ không khóc đòi về giữa chừng dù có lẽ con rất mệt, như mẹ vẫn nói với con: "Đã làm, thì làm đến cùng, khó thì phải cố đến khi không cố được nữa". Mẹ tôn trọng và tự hào về người đàn ông chân (vẫn còn) ngắn của mẹ quá!

Suốt buổi biểu tình hôm nay con nói rất ít. Có lẽ con mệt, có thể đám đông, những nắm tay vung lên, những dùi cui, súng ống... mọi điều quá mới và làm con chấn động. Cũng có thể bộ não 3 tuổi rưỡi của con chưa thật sự hiểu những điều xảy ra quanh con ngày hôm nay, nên con chỉ muốn làm một "quan sát viên".

Nhưng sau khi ngủ trưa dậy, tự nhiên con nói: "Mẹ ơi, con sẽ không bao giờ để Trung Quốc đánh em Tôm, đánh mẹ".

Con yêu, mẹ vẫn không muốn con đi biểu tình. Mẹ hy vọng khi con lớn lên, dù sống ở Việt Nam hay nơi nào khác trên trái đất, con cũng có thể được tự do nói lên những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của mình và không cần phải đi biểu tình giữa thời tiết khắc nghiệt, giữa những người mang dùi cui, súng ống trấn áp. Con sẽ không bao giờ phải ngần ngại trước các loại áp lực, phải ít nhiều suy tính về sự an toàn của bản thân mỗi lần quyết định nói lên chính kiến của mình, như thế hệ của mẹ. Bởi mẹ hy vọng khi đó, xã hội sẽ tiến hóa đến mức quyền được phát biểu chính kiến của con người sẽ được coi là đương nhiên, cho dù chính kiến đó khác với mong muốn của một đám đông hay một nhóm người nào đó.

Mẹ yêu và tôn trọng con, ngay cả khi con không nghe lời mẹ. Và nếu điều con thực sự muốn không nguy hại đến tính mạng của con và xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của người khác, thì ngay cả khi mẹ không muốn, con vẫn cứ làm, con yêu nhé!

Hà Nội, 05.06.2011.

Mẹ Phương của con.

Ảnh: Mai Kỳ (Hà Nội)

English version:

I DON'T WANT YOU TO GO PROTESTING

Phan, my dearest son,

I had not intended to carry you to the demonstration today. My short-legged man is just 3.5 years old, and I just wanted to take you to places like Unity Park, where you would enjoy ferris wheels and hobby-horse. Or I would like to take you to Yoyogi Park, where I could find you pick up petals of cherry blossoms, applying them on your cheeks rosy and softer than the blossoms themselves. So far I have kept trying to protect your sensitive soul from all things related to violence, even though it might be just a gun shown in a cartoon image.

Demonstration in Vietnam, however peaceful it is, is in many senses still a dangerous thing to do. And even if nothing serious enough may happen, I still don’t want you to see your mum and other protestors surrounded, pushed, hustled, chased away by bunches of policemen and quick reaction officers equipped with guns and clubs. All of them, with their murderous and vigilant look, have no bearing with the policemen you used to see on street posters.

When we lived in Japan, you once asked, “What does a policeman do on streets, mum?” I replied that his duty is to protect people, including you and me, and to control wicked guys. You then said, “Mum, I love policemen,” as innocently as when you said you love your grandparents, mum and dad, trees, birds and lions. If I took you to the demonstration today, I would have to make it clear to you that it’s not that anybody or anything suppressed by policemen is bad. In fact I’d like to tell you this later, when your pure and loving soul is capable of realising it is not true that everybody around you loves you back, and that there are often unjustifiable exceptions.

Moreover, I don’t want to carry you with me today because demonstration is when you voice your opinion, and you should not join it just because others (your mummy included) do.

That’s why I told you yesterday evening, “Tomorrow you’ll be with grandparents, for I’ll join the demonstration against Chinese invaders.” Though you were eager to visit grandparents’ where you can play geometric puzzles, painting pictures with sister Din and brother Tom, you asked, “What is demonstat, mom? Why do you demonstat against China, mom?”

So I took a map, showing you our country of Vietnam, and I said, “Chinese bullies invaded our land, hurting our Vietnamese people. China is bigger than us, but we have to raise our voice once China commits wrongdoings. Your uncles, your aunties, and I will demonstrate to speak this out.”

You said, “China is so bad, so ugly, mum. We won’t be their friend any more. We’ll make the sharks eat China.” “Oh, no, don’t be so aggressive, son. We’ll just demonstrate peacefully, we don’t use force.” You thought in a while, and you said, “I want to go demonstat with you, mum.” “Don’t you want to visit sister Din and brother Tom? Joining a demonstration gets you tired, and it is so dangerous as when you touch a knife or electrictity.” “Is it, mum? But I want to go demonstat with you.”

You woke me up this morning, and you declined to take breakfast because you wanted to go “demonstat” immediately. No, son. Before fufilling a citizen’s obligation, we would have to fulfill our personal duties. I should feed you, and you should eat up as a good child always does.

Going to demonstration today was more tiring than I had expected. The temperature reached up to 36-37 Celsius degrees and it was a sweltering, deadly hot day. At first you and I went around just to find a place to put our motorbike, and finally we found one which was quite far from the demonstration site, then we joined with the protestors, and meandered through tens of streets. I wondered why policemen loved to hustle protestors into the most parching streets so that they themselves had to perspire following them. The weather was too hot, streets too crowded, and I had to carry you in my arms, then on my back, for your safety. My casual shoes broke down last night, so I must take high-heel shoes this morning. I went bareheaded under the sun, you did not carry a flag or a banner. We both did not look professional, did us? But we succeeded in covering a three-hour walk under parching sun with “professional protestors.”

We should thank uncle Dino, who had to keep his hand off the beloved camera to carry you on his back on a long road. Thank miss Codet, who helped me take care of you. Thanks to a couple on Phung Hung Street who did not join the protest but gave you a bottle of cool water. Thanks to aunties and uncles whose names were unknown to us and who gave you drink when you were thirsty, handed you paper fan when you got hot, and smiled at us. Thanks to nearly one thousand people in Hanoi and around two thousand ones in Saigon, who went to the streets today for demonstration, holding aloft banners, slogans and the national flag, singing out loud the national anthem, shouting slogans, etc., despite potential trouble and danger they would have to face. Thanks also to the policeman who pushed us back with his club as part of his duty, and then acted on his instinct when he held my arm back to keep us from falling.

Uncle Tie Suc said today, “In 2007 you went for demonstration alone. This year, you have a boy with you.” When I joined the 2007 protest, you were less than one month old. This time, you are a man of 1.05 metre, a man aware that it is bad of a big country to bully smaller nations. And you yourself decided to go with me in the demonstration. Although you must have been very tired, you were one of the last people to leave the protest, rather than crying, insisting on going home halfway. That was what I often told you, “Once you do something, you must do it to the end. If it’s hard, you must try until you can’t do anymore try.” I respect you, and I’m so proud of you, my short-legged man!

During the demonstration you spoke very little. It seemed you were tired. Perhaps the crowd, the fists, the clubs and the guns… all such things were new to you and they shocked you. Or perhaps your naïve 3.5 year-old mind did not absorb today’s happenings, so you just wanted to be an “observer.”

But after the nap, you suddenly said, “Mum, I’ll never let China bully my brother Tom and you.”

My dear, still I don’t want you to go demonstrating. I hope when you grow up, no matter where you are living – Vietnam or any other country in this world – you are free to voice your opinions, your wishes, and you don’t have to launch street protests under severe weather, among suppressors equipped with guns and clubs. You’ll never have to hesitantly confront all kinds of pressures, never have to consider your security every time you decide to voice your opinions, as my generation always did. Because I hope that when that day comes, the society we’re now living in will evolve to the point that the human right to expression will be taken for granted, although the ideas expressed may differ from those of a community or a group.

I love you and respect you even when you don’t obey me. So, if what you really wish for is innocuous to your life and does not intrude into others’ legitimate rights, then you can do that even when I don’t want you to.

Will you, my dear?

Hanoi, June 5th, 2011

Your mum Phuong


* * *


5-6-2011: “CÒN LẠI TÌNH YÊU”


- Đoan Trang - 

Tôi biết đây sẽ là một bài viết rất kém của mình, bởi vì tôi không đủ khả năng để thể hiện hết những gì mình đã chứng kiến hôm qua, 5/6/2011. Tôi chỉ có thể nói, đó là một ngày nắng chói chang, vàng rực đường phố, cây lá rất xanh và màu cờ, màu áo thì rất đỏ.

Tôi đã thấy những bạn trẻ đứng dưới nắng như thế, từ 8h sáng, giơ cao cờ, những khẩu hiệu in lên giấy A4, ảnh Bác Hồ và ảnh tướng Giáp với nụ cười mạnh mẽ và quả đấm giơ lên: “Không sợ”. Tôi thấy hàng rào cảnh sát cơ động nai nịt, mũ bảo hiểm, khiên, dùi cui, đẩy các bạn lùi dần từng bước, từ dưới chân tượng Lenin, bật dần khỏi vườn hoa, ra vỉa hè và xuống lòng đường. Có những dân phòng trẻ, xô đẩy rất hung hãn. Có những dân phòng già hơn thì ôn tồn đạo mạo: “Được rồi, được rồi, ghi nhận. Thế thôi, xong. Về, về đi”, hệt như nói với trẻ nít. Ngay cả trong những phút ấy, tôi vẫn nghe các bạn nhắc nhau: “Đừng chửi, đừng nổi nóng”, “hết sức giữ bình tĩnh”, “ôn hòa anh em ơi”… Hàng người cứ bị đẩy lùi từng bước một, mặc cho các bạn trần tình: “Chúng em có làm gì đâu?”, “Các anh giăng dây đi vậy, cho cái ranh giới để chúng em biết chỗ mà đứng”.

Tôi thấy một dân phòng trẻ tuổi, gần như chỉ chờ lệnh ban ra là lấy hơi, giơ hai tay xông tới, sấn sổ đẩy các bạn cùng trang lứa với mình lại. Nhưng tôi cũng tin rằng, ngoài một số ít vị nhiệt tình quá mức đó, các nhân viên an ninh, cảnh sát cơ động, dân phòng… đều không chủ trương “chơi rắn”, vì nếu không, sẽ không có chuyện các phóng viên ảnh, nhiếp ảnh gia được tự do cứ việc mướt mồ hôi mà bấm máy tanh tách thế kia.

Và rồi đoàn người ấy xuống đường, rùng rùng bước đi.

Qua những con phố đông đúc, chật chội của thủ đô. Qua những cửa hàng hào nhoáng và những quán ăn vỉa hè nhếch nhác. Qua những hàng xà cừ xanh, bằng lăng tím và phượng đỏ. Qua một ngã tư, nơi vài người đi xe máy dừng chờ đèn đỏ đã vỗ tay hưởng ứng đoàn ra mặt. Tôi đã nghe các bạn nhắc nhau “đi gọn lại”, “chậm thôi”, “đừng giẫm lên cỏ”, “đi lên vỉa hè”. Các bạn hát Quốc ca, Nối vòng tay lớn, Dậy mà đi, Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Rồi đọc vang “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” phiên âm Hán-Việt – đành vậy, vì có tới ít nhất hai bản dịch tiếng Việt. Nhưng tiếng hét đến lạc cả giọng “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!” của các bạn, ai có thể xem thường?

Những chiếc xe cảnh sát vẫn áp sát, tiếng loa văng vẳng: “Các lực lượng đi bộ không đi xuống lòng đường. Các phương tiện giao thông tiếp tục di chuyển, không dừng lại, không đi lên vỉa hè”. Tôi mỉm cười, vì thật ra chính vào lúc đó, chúng tôi rất có cảm giác như mình đang được bảo vệ, giá các anh ấy gọi thẳng ra là “đoàn biểu tình” có phải hay hơn dùng cụm từ “các lực lượng đi bộ” không? Một bạn trẻ bỗng “nhân thể” hô lên: “Phản đối Trung Quốc xâm lược. Phản đối công an đi ngược chiều”. Ai cũng cười. Tôi thấy anh công an trẻ, rất đẹp trai, rảo bước song song với đoàn, quay đi cười rung rung vai.

Tôi biết tôi viết kém, vì ngay đến cái tựa đề, tôi cũng phải mượn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Cũng vì tôi thích vở kịch “Còn Lại Tình Yêu” của ông, viết về người anh hùng Nguyễn Thái Học. Nhà văn viết rằng, con người làm cách mạng bất thành ấy, trước khi chết đã nói thế này: “Chỉ một mình mình tốt thôi thì nguy hiểm lắm. Người tốt bao giờ cũng yếu đuối và dễ vỡ. Những người tốt phải liên kết lại với nhau, như thế thì bọn xấu mới không làm hại được. Cái ấy gọi là chính trị đấy”. Chính trị, theo ý nghĩa đó, thật tốt đẹp thay vì là cái gì xấu xa, đáng sợ như người ta vẫn đang cố gắng làm cho thế hệ trẻ ở nước mình nghĩ. Chính trị, đơn giản như một sinh viên kinh tế đã nói với tôi, đó là vấn đề tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người (lưu ý là tạo cơ hội bình đẳng chứ không tạo sự bình đẳng), bảo vệ người tốt và chống lại cái xấu, bảo vệ người yếu và chống lại kẻ bạo ngược.

Cuối cùng thì điều đọng lại sau cuộc biểu tình bị cho là “không tồn tại” kia, là gì? Đó là tình yêu.

Và tôi thấy một bạn trẻ, rất trẻ, có lẽ tôi nên gọi là em. Em cầm cuốn sổ tay, mở rộng, trên trang bìa lót của quyển sổ có hình tấm bản đồ nước CHXHCN Việt Nam, mà em đã dùng bút dạ đỏ khoanh hai trái tim vào quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Em đi hàng đầu, tay giơ cao quyển sổ mở, thiêng liêng như đang nâng lá cờ Tổ quốc. Em cứ đi như thế, rất lâu, dưới nắng hè gay gắt làm ai cũng phải nheo mắt lại. Người em gầy, mắt em cận, mặt em nhợt nhạt và nhễ nhại mồ hôi.

Tôi đi lùi lại, tụt xuống cuối đoàn, bởi vì tôi không muốn ai nhìn thấy tôi trào nước mắt.


English version:

LOVE REMAINS

I foresee that this is a very bad writing of mine due to the fact that I am not able to convey what I saw yesterday, June 5, 2011. Rhetorically I just can say it was a day full of sunshine inlaying the streets, when trees are verdant and the colour of flags and shirts are blazingly red.

I saw youths stay in the sun since early in the morning, raising flags and “slogans” printed on paper, holding aloft pictures of President Ho Chi Minh and General Vo Nguyen Giap, who gave the vigorous smile, clenching his fist: “Don’t be afraid.” I saw the fence of mobile policemen in helmets, using shields and clubs to push away the youths, step by step, from the park where the Lenin statue is located to the pavement and down into the streets. There were young and assertive plainclothed militia who savagely pushed back the protestors. Older policemen preached didactically as if they were talking to children, “OK, OK, you are heard. Everything is all right now. Go home. Go.” Even in those moments, I heard young protestors tell one another, “Don’t get mad,” “Try to keep calm,” “Be peaceful, brothers,” etc. But the lines of people kept being pushed backed despite their objection, “But we haven’t done anything,” “So set up a barrier please, so we know where we are allowed to stand,” etc.

I saw a young civil defender who just couldn’t wait until he took a deep breath, hustling away his peer protestors. But I also believed that except some extravagantly zealous youths, other security officers, quick reaction policemen, militia-man did not mean to be tough; otherwise photographers would not be allowed to work in sweat as such.

And then those young people walked down into the streets, and they went forward.

They passed by the capital’s tiny and crowded streets. They passed by luxurious boutiques and frowzy, low-roofed sidewalk eateries. They passed by green mahogany trees, violet lagerstroemia, and red flame trees. They passed by a crossroads where some bike riders awaiting green light clapped hands in obstentious support of the protestors. I heard the proterstors telling each other to “go slow”, “step off the grass”, “stay on the pavements”. They sang the national anthem, and other songs “Great Circle of Vietnam”, “Arise”, “Uncle Ho with Us on the Glorious Day”. They read loudly “Over Mountains and Rivers of the South, reigns the Emperor of the South” in Vietnamese transliteration. No way, because there have been at least two Vietnamese versions. But who could ever abase them shouting from heart, “How dare those barbarians invade our land? Your armies, without pity, will be annihilated.”

The police cars were still clinging to them, tedious voices emitting from megaphones, “Walking forces stay on the pavement. Don’t go down into the street. Transportion vehicles keep moving. Don’t stop.” I smiled, for the sensation at that very moment that we were being protected rather than suppressed by policemen. If only they could precisely defined us as “demonstrators”. A young boy suddenly “took advantage of the situation”, shouting, “Objections to the policeman taking the wrong way!” I saw the young and very handsome police officer who kept following the protestors turned away to hide his laughing, his shoulders moving.

I know I am bad at writing, for I have to borrow even the title from a play by Nguyen Huy Thiep. It is also because I am too fond of  his works, “Love Remains”, depicting hero Nguyen Thai Hoc. The author wrote that the failed revolutionary said this before death, “It’s dangerous if you are alone in being a good person. Good people are always feeble and vulnerable. They must stand up together. Only when they do, evils fail to harm them. That is politics.” Politics in that meaning is really beautiful rather than something evil and frightening as the young generations in this country have been made to believe. Politics, to put simply as an economic student told me, is the issue of creating equal opportunities for everyone (not creating the equality itself), defending good people against bad ones, defending weak people against bullies.

So, what remained following the demonstration forcibly framed as “non-existent”? That was love.

And I saw a very young man whom I should call “my younger brother.” He took an open student notebook, on whose inner cover there was a printed map of the Socialist Republic of Vietnam with the Spratly and Paracel Islands circumscribed by a heart-shaped red line. He took the lead, holding the open notebook high over his head, sacredly as if he was holding the national flag. He kept marching so long, under burning sun that made all people screw eyes up. He was thin, short-sighted, his face pale and sweltered.

I moved back and stayed at the end of the procession, for I did not want anybody to see me in hot tears.