Friday 26 June 2015

Quan chức hãy học hỏi thêm về luật pháp và trách nhiệm giải trình

Như tin mà nhóm Vì Một Hà Nội Xanh đã đưa, vào chiều 23/6/2015, Phòng Tiếp Công dân UBDN TP Hà Nội đã mời hai đại diện của nhóm đến làm việc – nguyên văn thư mời là “trao đổi về nội dung đơn của Ông, Bà gửi UBND TP (ghi ngày 28/5/2015), liên quan đến việc chặt hạ, thay thế cây xanh”.

Ngay từ đầu cuộc trao đổi kéo dài hơn một tiếng này, phía các quan chức của UBND đã tỏ rõ tâm lý muốn lấn át, bắt nạt hai người dân đại diện cho một nhóm dân sự đang bị coi là “phản động” hoặc “bị thế lực thù địch giật dây”. Đó là khi ông Phó Chánh Văn phòng UBND TP Phạm Chí Công tung đòn phủ đầu: “Theo Điều 6, Nghị định 90 (tức là Nghị định 90/2013/NĐ-CP ngày 8/8/2013, quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao – NV), điều kiện để cơ quan nhà nước giải trình là vấn đề phải trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị. Cho nên với cái nội dung này, chúng tôi không giải trình”.

Trong toàn bộ cuộc nói chuyện, ông cũng thường xuyên lặp đi lặp lại ý đó với thái độ kẻ cả và miệt thị người đối thoại: “Anh chị cùng một số người dân dùng từ này trên đơn là không đúng pháp luật”, “Anh chị đọc Nghị định 90 mà anh chị không nắm đúng tinh thần nên chúng tôi giải thích cho anh chị rõ”, “Đề nghị các anh chị nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để có kiến nghị, phản ánh đúng quy định”, v.v.

Ở đây, tạm không bàn đến vấn đề thái độ của một quan chức trong khi tiếp dân, thì vẫn phải nhận xét rằng ông Phạm Chí Công nói riêng và các đại diện của chính quyền nói chung trong cuộc tiếp dân ngày 23/6 đã phạm nhiều sơ hở và sai lầm nghiêm trọng trong lập luận, cho thấy hiểu biết còn hạn chế của họ về pháp luật và hành chính công.

 "Tiếp dân": Mời các anh chđi ra!

Lập luận 1: Về yêu cầu “phải liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp”

Điểm chính yếu mà UBND TP Hà Nội bám vào để bác bỏ việc trả lời văn bản yêu cầu giải trình của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh là “Điều 6, Nghị định 90/2013/NĐ-CP” về điều kiện tiếp nhận đơn, theo đó “nội dung yêu cầu giải trình liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải trình”.

(Xin nhắc để Ban Tiếp Công dân sửa lại là Nghị định này được ban hành ngày 8/8/2013 chứ không phải ngày 17/7/2013 như quý Ban đã ghi sai trong biên bản làm việc).

Vậy, mấu chốt ở đây là phải làm rõ xem việc chặt hạ, thay thế cây xanh có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân đứng tên yêu cầu giải trình hay không. Nói chung, không khó khăn gì lắm để gần 70 người có tên trong văn bản yêu cầu giải trình chứng minh được sự tồn tại của cây xanh Hà Nội có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ, ví dụ họ có thể chỉ ra rằng họ sinh sống ở thủ đô, họ thường xuyên phải ra ngoài đường, và cây xanh ít nhất thì cũng có tác dụng che mưa che nắng cho họ, lớn hơn nữa thì mang lại bầu không khí trong lành cho đô thị, làm đẹp cảnh quan, và họ cũng có quyền được hưởng những lợi ích đó. Chặt hạ cây tác động xấu tới môi sinh; còn thay thế cây thì rõ ràng thay những cây bóng mát lâu năm bằng những cây khẳng khiu trụi lá cũng tương đương một sự phá hoại. Điều đó ảnh hưởng tới lợi ích của ít nhất 70 con người và là ảnh hưởng trực tiếp, vì mọi hoạt động sinh sống, hít thở, đi lại… đều chịu tác động trực tiếp từ môi trường, từ không khí mà cây xanh giúp lọc, không thông qua trung gian nào.

Vấn đề ở đây là, nếu 70 người đứng đơn nói rằng việc chặt cây có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, còn UBND – cơ quan hành pháp – bảo rằng không có liên quan gì cả, thì ai, cá nhân hay tổ chức nào sẽ là nơi phân giải?

Ở một nhà nước pháp quyền, điều này được quyết định bởi tòa án hay nói cách khác, quyền giải thích pháp luật thuộc về cơ quan tư pháp. Và ta cũng có thể thấy ngay, là trong một xã hội văn minh thì nhận thức thông thường, lẽ phải thông thường (common sense) sẽ đứng về phía người dân trong trường hợp này mà thừa nhận rằng chặt hạ, thay thế cây xanh là gây thiệt hại trực tiếp đến dân.

Ở Việt Nam thì không thế. Việc giải thích pháp luật hiện nay thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tức là nhánh lập pháp chứ không phải tư pháp. Đây là một bất cập, một khuyết tật của hệ thống, bởi cơ quan lập pháp giữ quyền giải thích những văn bản do chính họ vẽ ra, cũng giống như vừa đá bóng vừa thổi còi, hay một phóng viên vừa viết bài vừa tự đăng bài, không cần biên tập viên vậy.

Trong vụ cây xanh, thực tế của cuộc gặp hôm 23/6 còn tệ hơn thế nữa.

Nghị định 90/2013/NĐ-CP ra ngày 8/8/2013 chứ không phải 17/7/2013, thưa các quan/công chức.

Lập luận 2: Dân không có quyền chất vấn hay yêu cầu giải trình

Đây là một lập luận lố bịch khác của các quan chức UBND TP. Họ dẫn và tự ý diễn giải Điều 6 Nghị định 90 đã là sai, và còn sai hơn khi mà lẽ ra, họ phải dẫn Điều 3:

Điều 3. Giải thích từ ngữ. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giải trình là việc cơ quan Nhà nước cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.
2. Người yêu cầu giải trình là cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải trình về những nội dung liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Căn cứ Khoản 2, Điều 3, có thể khẳng định: Cá nhân (tức công dân) có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước giải trình.

Vừa làm sai thẩm quyền, vừa “cả vú lấp miệng dân”

Như đã nói ở trên, quyền diễn giải pháp luật, ở Việt Nam, thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Thực ra điều này cũng không phải nhà nước Việt Nam tự nghĩ ra, mà họ học từ mô hình của ông anh Trung Quốc, và có lẽ đây cũng là đề tài tốt cho các nhà phân tích, nhưng nó nằm ngoài khuôn khổ bài viết).

Khoản 2, Điều 74 Hiến pháp Việt Nam (2013) quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: “(...) Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh”.

Hiến pháp và luật pháp Việt Nam không quy định ai là người có quyền giải thích nghị định, thông tư, quyết định của các loại UBND cấp huyện/xã. Do vậy, UBND TP Hà Nội cũng có thể lấy đó làm lý do để bảo rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội không phải là cơ quan giải thích Nghị định 90. 

Tuy nhiên, vấn đề là Nghị định 90 lại được xây dựng căn cứ vào Luật số 27/2012/QH13 (là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, Chống tham nhũng). Điều 6 của Nghị định 90 là sự hiện thực hóa, cụ thể hóa Điều 32a của Luật số 27/2012/QH13 về trách nhiệm giải trình:

Điều 32a. Trách nhiệm giải trình
Khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó.
Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm của cơ quan có nghĩa vụ giải trình; trình tự, thủ tục của việc giải trình.

Nói cách khác, Nghị định 90 là sự hiện thực hóa Luật số 27/2012/QH13. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn giữ thẩm quyền giải thích Nghị định 90 và là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đó.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới là nơi tuyên bố việc chặt hạ, thay thế cây xanh tác động trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của dân, chứ không phải cơ quan hành pháp (UBND, TTCP) của ông Phạm Chí Công hay các ông bà có mặt trong cuộc gặp ngày 23/6.

Cho nên, cần phải khẳng định rằng việc các ông bà đại diện cho UBND TP tự ý diễn giải Nghị định 90 để dùng nó bác bỏ văn bản yêu cầu giải trình của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, là sai thẩm quyền, vượt thẩm quyền.

Ai cho phép họ làm điều đó?

Ngay trong nội bộ hệ thống hành pháp, UBND cũng không có quyền giải thích luật, khi mà họ chỉ là đơn vị hành chính cấp dưới. Họ không có quyền tự ý giải thích các quy định của cơ quan cấp trên – trong trường hợp này là chính phủ, cơ quan làm ra Nghị định 90.

Nền luật pháp Việt Nam sẽ ra sao nếu mỗi UBND tỉnh trên cả nước đều tự ý giải thích một nghị định theo hướng có lợi cho họ?

Đó là chưa kể, ngay cả chính phủ cũng không có quyền giải thích luật do chính nó ban hành. Trong một nhà nước pháp quyền, đó là công việc của tư pháp. Nếu Việt Nam tự nhận mình là nhà nước pháp quyền thì hãy để tòa án có thêm vai trò và sự độc lập.

"Tiếp dân".

Đối thoại với dân khó thế sao?

Trong vụ cây xanh, nếu vấp phải một văn bản yêu cầu giải trình từ phía người dân, việc đúng mà UBND TP Hà Nội lẽ ra nên làm là gửi văn bản đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và/hoặc cơ quan ban hành nghị định diễn giải giúp nó xem trường hợp này là ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân (và theo lẽ phải thông thường thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phải trả lời một cách công bằng, là việc chặt cây gây ảnh hưởng trực tiếp).

Còn những việc sai mà UBND TP Hà Nội đã làm, là:

  • Tự ý diễn giải luật pháp, sai thẩm quyền, vượt thẩm quyền cho phép;
  • Diễn giải sai luật;
  • Tự ý bịa ra chuyện “dân chỉ có quyền đề nghị, kiến nghị, tố cáo, phản ánh; không có quyền chất vấn hay yêu cầu giải trình”;
  • Tự ý bịa ra chuyện “người dân thực hiện quyền quản lý nhà nước của mình thông qua đại diện; thứ nhất là quốc hội, thứ hai là đơn thư phản ánh, kiến nghị, và việc trưng cầu ý dân”: Không biết lý thuyết này mọc ra từ đâu vậy, thưa các vị quan chức và công chức của UBND TP Hà Nội? Trưng cầu dân ý là “thông qua đại diện” ư?
  • Cậy số đông và cậy quyền thế để “cả vú lấp miệng em”, bắt nạt dân thường.

Với từng ấy sai phạm và thiếu hiểu biết, có lẽ UBND TP cũng khó mà học được gì thêm trong chuyện thái độ và cung cách ứng xử với dân – vốn là việc đòi hỏi một sự tinh tế và trình độ nhất định.

Vài lời nhắn gửi UBND TP Hà Nội

Chiều chủ nhật, 21/6, Cao Vĩnh Thịnh (nhóm Vì Một Hà Nội Xanh) đăng lên Facebook của nhóm bức thư “hỏa tốc” từ UBND TP. Hà Nội, mời đại diện Vì Một Hà Nội Xanh lên làm việc về bản yêu cầu giải trình, liên quan đến đề án chặt hạ, thay thế cây ở Hà Nội.

Ngay lập tức, status của Thịnh nhận được hàng chục comment bày tỏ sự ủng hộ, hoặc sự bi quan, nghi ngờ chính quyền, chúc thành công, chúc bình tĩnh, chúc may mắn, chân cứng đá mềm…

Chiều 23/6, khoảng ba chục thành viên của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh đến Phòng Tiếp Công dân của UBND TP. Hà Nội. Hàng chục công an sắc phục, an ninh thường phục, dân phòng, đổ ra canh chừng họ với cái nhìn gườm gườm và máy quay phim sẵn sàng. Chỉ có Cao Vĩnh Thịnh và Nguyễn Anh Tuấn được vào. Bốn người nữa bước lên tầng hai theo Thịnh và Tuấn, lập tức bị cả chục công an và công chức ở Phòng Tiếp Công dân giữ lại.

Và thế là diễn ra một cảnh tượng bi hài kịch: Bốn người buộc phải đứng dựa lưng vào cửa sổ tầng hai, bám chặt nhau, thủ thế. An ninh, công an và các công chức “đầy tớ của dân” bu xung quanh họ, ra sức đuổi họ xuống tầng một. Hai bên cãi vã, quát xa xả vào mặt nhau. Thậm chí có lúc một an ninh thành phố còn sừng sộ xông vào túm cổ áo bạn trẻ Lưu Văn Minh, quát: “Mày thích gì? Mày liệu hồn đấy, tao mà gặp mày ở ngoài thì mày chết với tao”.

Phía dưới, hai chục người dân – các thành viên trẻ, già của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh – cùng ngước lên lo lắng. Rồi cuộc cãi vã cũng kết thúc, bốn người vẫn đứng lại bên cửa sổ, mồ hôi ướt đầm lưng áo, xung quanh là cả đám an ninh, công an lừ lừ “canh” họ.

Cung cách tiếp dân của chính quyền thủ đô là như thế đó.

* * *

Càng nghĩ đến, càng chỉ thấy chua xót. Chua xót vì phải làm dân của một chính quyền thấp kém như thế.

Chính quyền gì mà khi có giấy mời gửi đến dân, người dân lại nói với nhau “chúc thành công”, “chúc may mắn”, “chân cứng đá mềm nhé”, “bình tĩnh nhé”?

Chính quyền gì mà khi dân đến tiếp xúc, lại huy động an ninh thường phục ra quay phim tận mặt từng người?

Chính quyền gì mà có những nhân viên an ninh túm cổ áo công dân và ăn nói hệt một kẻ thất phu vô học: “Mày thích gì? Mày liệu hồn đấy, tao mà gặp mày ở ngoài thì mày chết với tao”.

Chính quyền gì mà nói với dân những câu như thế này: “Mình là công dân thì không có quyền “yêu cầu giải trình””, “Anh chị chỉ có quyền phản ánh đề nghị của các anh chị thôi chứ không có quyền chất vấn”, “Anh là người dân. Tôi sẽ không giải trình với anh các nội dung đó. Anh không có quyền yêu cầu tôi trả lời và tôi không có trách nhiệm trả lời. Anh lấy điều nào của luật mà đòi hỏi cơ quan nhà nước phải trả lời anh?”.

Tóm lại, chính quyền gì mà coi dân như kẻ thù?

* * *

Chúng tôi vốn không muốn mình là kẻ thù của ai, cũng chẳng thích thú gì việc phải tiếp xúc, gặp gỡ với các vị đại diện của chính quyền. Nhưng chính thái độ thù địch, não trạng coi thường dân, cung cách hành xử thấp kém của các vị, đã và đang buộc chúng tôi phải làm điều này:

Chúng tôi sẽ dạy cho các vị cách ứng xử với dân chúng và quản trị đất nước.

Còn cá nhân tôi sẽ có bài viết phân tích rõ những sơ hở và sai phạm của các vị đại diện chính quyền Hà Nội trong cuộc gặp thành viên nhóm Vì Một Hà Nội Xanh chiều 23/6.


Wednesday 24 June 2015

UBND TP. Hà Nội tiếp nhóm VMHNX: Theo luật, công dân không có quyền chất vấn chính quyền (?!)


Một tháng rưỡi sau ngày nhóm Vì Một Hà Nội Xanh (VMHNX) đưa văn bản yêu cầu giải trình đến Phòng Tiếp Công dân UBND TP Hà Nội lần thứ nhất, vào 15h chiều thứ ba, 23/6, cơ quan này đã mời đại diện của nhóm đến làm việc về nội dung liên quan đến vụ chặt hạ, thay thế hàng loạt cây xanh trên địa bàn Hà Nội.

Tiếp nhóm VMHNX là các ông Phạm Chí Công (Phó Chánh VP UBND TP, Trưởng ban Tiếp Công dân TP), ông Nguyễn An Huy (Phó Chánh Thanh tra TP), ông Lê Hồng Oanh Ngọc (Phó Trưởng ban Tiếp Công dân TP), ông Bá Văn Thắng (Phó phòng chuyên môn, VP UBND TP), bà Lại Thị Tuyết Nhung (Trưởng phòng Tổng hợp, Ban Tiếp Công dân TP), cùng hàng chục công an sắc phục, an ninh thường phục và dân phòng đứng bên ngoài để “canh” và quay phim các thành viên của VMHNX.

Tuy nhiên, ngược với số lượng đông đảo của đoàn tiếp dân, phía VMHNX chỉ có hai người được phép vào là anh Nguyễn Anh Tuấn và chị Cao Vĩnh Thịnh, mặc dù trong hai lần gặp trước, đều có 5 thành viên tham gia thảo luận.


 “Dân không có quyền yêu cầu Nhà nước giải trình”

Ngay từ đầu cuộc gặp, Phó Chánh VP UBND TP Phạm Chí Công đã “phủ đầu” bằng cách khẳng định: “Tôi phải nói rằng các anh chị dùng từ “văn bản yêu cầu giải trình” trên đơn là không đúng quy định của pháp luật. Ta phải thống nhất với nhau là không dùng mấy từ này. Chỉ có một là kiến nghị, hai là đề nghị, ba là tố cáo, chứ mình là công dân thì không có quyền “yêu cầu giải trình”. Theo luật là không có”.

Ông Công giải thích: “Theo Điều 6, Nghị định 90 (tức là Nghị định 90/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013, quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao – VMHNX), điều kiện để cơ quan nhà nước giải trình là vấn đề phải trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị. Cho nên với cái nội dung này, chúng tôi không giải trình”.

Ông Công lặp đi lặp lại ý này và còn nói: “Đề nghị các anh chị nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để có kiến nghị, phản ánh đúng quy định”.

Đại diện của VMHNX, anh Nguyễn Anh Tuấn, nói: “Chúng ta làm việc trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và trân trọng tình cảm của người dân đối với thủ đô. Chính vì thế nên việc tranh cãi xem văn bản này phải mang tên là “kiến nghị” hay “yêu cầu giải trình” là không cần thiết. Tuy nhiên, một khi anh cứ nhấn mạnh mãi rằng chúng tôi vận dụng sai luật thì phải nói thẳng: Chúng tôi không sai. Bản thân chúng tôi là những người chịu thiệt hại trực tiếp từ hành vi chặt phá cây xanh trên các tuyến phố. Chúng tôi có bị ảnh hưởng từ sự chặt phá cây, và đó là hành vi chặt hạ chứ không phải tỉa cành”.

Anh Tuấn cũng khẳng định bản báo cáo kết luận thanh tra (ngày 8/5/2015) chỉ là nhằm báo cáo cấp trên (UBND TP và Thanh tra CP) chứ không mang ý nghĩa giải trình đối với người dân để họ xác định cụ thể sai phạm ở đâu. “Về mặt logic, các anh làm và các anh tự thanh tra mình và báo cáo lẫn nhau, là không đúng. Về nội dung, chúng tôi cũng không hài lòng với kết quả thanh tra, vì nó không khách quan, không cụ thể, không chỉ rõ các sai phạm”.

“Anh là dân, và cơ quan nhà nước không giải trình với anh”

Vị Phó Chánh VP UBND TP to tiếng: “Thành phố Hà Nội đã hết sức nghiêm túc, đã chỉ đạo thanh tra và có kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra đã làm rõ mọi việc rồi, các anh chị về mà đọc, mà nghiên cứu cho kỹ. Còn các đề nghị khác của các anh chị, chúng tôi trả lời luôn, là không có cơ sở cung cấp. Thành phố chính thức trả lời là tất cả nội dung đã được đề cập trong kết luận của Thanh tra rồi và Thành phố cũng đang thực hiện hết sức nghiêm túc. Anh chị không thấy khách quan chứ đa phần người ta thấy khách quan rồi”.

Anh Nguyễn Anh Tuấn một lần nữa nhắc lại: “Bản kết luận không thể hiện được các văn bản mà chúng tôi yêu cầu. Là người dân, chúng tôi có quyền giám sát và chúng tôi cần những văn bản đó để tiếp tục thực hiện công việc giám sát độc lập và phản ánh tiếp”.

Các quan chức tiếp tục yêu cầu đại diện nhóm VMHNX “về đọc kết luận thanh tra”. Họ không đưa ra được một thông tin nào mới cũng như không giải trình thêm được một lời nào.

Với các câu hỏi mang tính chất vấn của anh Nguyễn Anh Tuấn và chị Cao Vĩnh Thịnh về bản kết luận thanh tra (ví dụ, văn bản của Bộ Giao thông Vận tải liên quan đến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có nói đến việc lập phương án bảo vệ, không rõ phương án đó có bao gồm việc chặt cây không và chặt bao nhiêu?), các quan chức đồng loạt: “Anh chị chỉ có quyền phản ánh đề nghị của các anh chị thôi chứ không có quyền chất vấn”. Ông Phó Chánh Thanh tra Nguyễn An Huy còn tuyên bố: “Anh là người dân. Tôi sẽ không giải trình với anh các nội dung đó. Anh không có quyền yêu cầu tôi trả lời và tôi không có trách nhiệm trả lời. Anh lấy điều nào của luật mà đòi hỏi cơ quan nhà nước phải trả lời anh?”.

Các bạn trẻ chờ đợi kết quả buổi làm việc.

Thái độ thiếu tôn trọng dân

Cuộc làm việc kết thúc sau hơn một tiếng, với biên bản do Ban Tiếp Công dân lập. Anh Nguyễn Anh Tuấn ghi rõ: “Biên bản này chỉ phản ánh được một phần nội dung buổi làm việc. Buổi làm việc không làm rõ được các nội dung yêu cầu giải trình – mục 1 và 2. Chúng tôi bảo lưu việc đề nghị UBND TP Hà Nội làm rõ thêm các nội dung của bản kết luận thanh tra bằng việc cung cấp bản sao các văn bản như đã nêu trong “văn bản yêu cầu giải trình” đã gửi ngày 28/5/2015”.

Phía ngoài phòng, các nhân viên an ninh Thành phố, quận Hoàn Kiếm, và công an, cũng ngăn cản ba thành viên của nhóm VMHNX vào bên trong để cùng tham gia thảo luận.

Nhìn chung, cuộc gặp và thảo luận của Ban Tiếp Công dân với những thành viên đại diện của VMHNX chiều 23/6 một lần nữa cho thấy chính quyền vẫn chưa thực sự cầu thị và coi trọng ý kiến cũng như yêu cầu của người dân, đồng thời cũng thể hiện rằng một cơ chế để chính quyền phải thực sự minh bạch là chưa thể có ở Việt Nam.

Điều này mở ra nhiều vấn đề mới trong công cuộc vận động bảo vệ môi trường, thúc đẩy minh bạch, của nhóm VMHNX. Trước mắt, sẽ là việc tiếp tục yêu cầu Hà Nội phải có lời giải trình và trả lời bằng được những câu hỏi còn bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, thái độ và cung cách cư xử với người dân là điều mà chính quyền phải khẩn trương cải thiện.

Nhóm VMHNX sẽ tiếp tục các yêu cầu, kiến nghị, nhằm làm rõ các sai phạm, để bảo vệ môi trường và cây xanh một cách triệt để.


Monday 22 June 2015

Timeline of the tree-felling project and tree-protecting campaign in Hanoi (updated)



The government’s tree-felling project may have started in 2013 when the Hanoi Department of Construction came up with the plan of “overhauling and replacing urban trees in Hanoi during the period 2014-2015.” Or it may have started earlier in 2010 with a government decree, called Decree 64.

* * *

May 14, 2010

The Hanoi People's Committee issues Decision 19/2010/QD-UBND enacting the “Regulation on managing the green urban trees, public parks, gardens, and zoos in the city of Hanoi” whose Article 3, point 2, stipulates that “the selection of trees... shall not damage or adversely impact the infrastructure beneath, on or over the ground, and shall be based upon the list of trees eligible to be grown in urban areas.”

The Regulation also includes Article 14 on “trimming, cutting and replacing green trees,” Article 17 on banned activities, including “wrongful or unpermitted trimming, cutting and replacing green trees” (point 2) and “growing trees in unconformity with urban planning or trees that are not in the permitted categories” (point 8). 

June 11, 2010

The government issues Decree 64/2010/ND-CP “on the management of urban trees.” Article 14 of the Decree states that tree felling must be licensed in cases of: trees on the list of conservation; shade trees on the street; shade trees; tree for preservation; trees that are marked in public parks, gardens, public sites and areas under construction; shade tree of at least 10 meter height; trees conserved in the campuses of organizations and individuals.

Article 14 also provides that only in the following cases that tree felling is exempt from license: trees that need felling immediately in case of emergency due to natural disasters; decayed trees. A tree, prior to being chopped down, must be inspected and the status quo must be documented with its snapshot taken.

November 1, 2013

The Hanoi Department of Construction submits the Hanoi People’s Committee with Proposal No. 8542/TTr-SXD, asking for the approval of the scheme of “overhauling and replacing urban trees in Hanoi during the period 2014-2015”. The scheme will later be referred to by bloggers as “Project 6700 green trees” for short.

Under the scheme, the process of “overhauling and replacing urban trees” will take place over two years in the following locations:
  • 2014: 46 streets in Ba Dinh district, 60 streets in Hoan Kiem district, 25 streets in Hai Ba Trung district, 16 streets in Dong Da district.
  • 2015: 07 streets in Tay Ho district, 05 streets in Thanh Xuan district, 09 streets in Long Bien district, 06 streets in Hoang Mai district, 06 streets in Ha Dong district.

Estimated cost for the project is 73.38 billion Vietnamese dongs. The total number of trees being cut down and/or replaced is 6708 on 190 streets.

November 11, 2013

The Hanoi People’s Committee issues Decision No. 6816/QD-UBND, approving the scheme drafted by the city’s Department of Construction.

January 25, 2014

The Hanoi Department of Construction submits Proposal No. 718/TTr-SXD to the Hanoi People’s Committee for the approval of “planning the system of trees, parks, gardens and lakes in Hanoi until 2030, with a vision for 2050.”

March 18, 2014

The Hanoi People’s Committee issues Decision No. 1495/QD-UBND to adopt the above proposal by the Department of Construction.

August 20, 2013

The Hanoi Department of Natural Resources and Environment submits Proposal No. 4585/TTR-STNMT-CCMT to the People’s Committee, requesting the approval of a biodiversity conservation plan for Hanoi until 2030.

September 24, 2014

The Hanoi People’s Committee issues Decision No. 4924/QD-UBND to approve the above proposal by the local Department of Natural Resources and Environment.

November 4-5, 2014

More than 500 trees on Nguyen Trai street are felled to serve the high-speed railway between Cat Linh (Hanoi) and Ha Dong. Many are big trees with diameters ranging from 50 to 80cm.

* * *

2015

January 14

The Department of Construction suggests “replacing green trees that do not fit in the category of urban green trees or conserve urban landscape, and trees that are bent, tilted, bad-looking, or decayed in 5 streets: Trang Thi, Ly Thuong Kiet, Thanh Nien, Phan Chu Trinh, Hai Ba Trung”. The cost is proposed to be covered by “socialization”. (Photo courtesy of VnExpress)

January 29

150 mahoganies along the streets of Nguyen Trai (Hanoi) and Tran Phu (Ha Dong), some up to 30 meters high with diameter of over 50 centimeters, are massively cut down. The office in charge of chopping down these trees is the state-owned Hanoi Green Tree company, and they does so at the request of the Hanoi Department of Construction and with the prior permission of the Hanoi authorities, who explain that trees must be chopped down to get more space for the high-speed railway between Cat Linh (Hanoi) and Ha Dong.

January 30

In a document numbered 695/UBND-XDGT, the Hanoi People’s Committee approves the January 14 proposal by the Department of Construction.

February 10

The Department of Construction, in the implementation of “the guidance by the Hanoi People’s Committee, as written in Document 695/UBND-XDGT”, requests some other relevant offices to “socialize the replacement of trees that do not fit in the category of urban green trees or meet required standards” on the 5 streets mentioned above. “To socialize” is an euphemism for “privatization”, “equitization”, or simply “doing together”. The Department also urges relevant authorities to rapidly implement the guidance so that “all things are done within May.”

So the tree-felling project commences. Trees have been chopped down in different parts of Hanoi starting in early March.

March 14

Trees alongside Nguyen Chi Thanh, the street once elected as “the most beautiful road in Vietnam”, are felled.

March 16

Journalist Tran Dang Tuan sends an open letter to Nguyen The Thao, Chairman of the Hanoi People’s Committee, suggesting a delay in cutting trees for more research.

March 17

Photo courtesy of VNN
At a weekly meeting where the Paty’s Propaganda Meeting gives instructions to the press, the Department’s Deputy Head, Phan Dang Long, is asked about the open letter from journalist Tran Dang Tuan. He replies, “Mr. Tran Dang Tuan is an ordinary citizen. The City has already had a master plan with many public offices involved. Even if he does not agree to it, he is just one among many ordinary citizens. What if there are many other people who agree?”

Reporter: “You mean, the citizenry has not been consulted?”

Phan Dang Long: “Do you mean we have to consult the people on everything? It’s just a project to cut trees. I am asking you: If we have to consult the people about everything, what is the point of electing the government?”

March 18

Regarding the open letter from journalist Tran Dang Tuan, a spokesman for the Hanoi People’s Committee says Mr. Nguyen The Thao, Chairman of the Committee, has instructed the Department of Construction to “directly supervise the overhaul and replacement of trees in the city and make sure that it complies with urban planning and meets the requirement in urban management and development.” At the same time, the Department of Construction is requested to “work closely with the local authorities and the media to release information and create consensus in the implementation of the project.”

March 19

Young students from different universities in Hanoi hang slogans calling on people to protect trees, and they tie green ribbons around the mahoganies in Giang Vo street.

On the same day, three lawyers Tran Vu Hai, Nguyen Ha Luan and Le Van Luan co-signed an urgent letter to Prime Minister Nguyen Tan Dung, requesting him to stop the tree-felling project and seriously punish those who are involved and have violated laws.

March 20

In the morning, dozens of people launch a protest against tree felling in Hanoi.

In the afternoon, the Hanoi People’s Committee hold a press conference on “Project 6700 trees”. Reporters raise dozens of questions, which demonstrates a public concern about the massive felling of trees. However, Deputy Chair of the People’s Committee, Mr. Nguyen Quoc Hung, does not answer any question. He just says the Project is a good policy, only that “the impatience of the sponsors, added with a lack of transparency in the implementation period, makes the public unconsenting.

While all reporters are asked to submit their official press card and official invitation to attend the press conference, there is an individual introducing himself as “a representative of the people” and praising the Project. This “representative of the people” also criticizes the press for raising such questions.

March 21

A spokesperson for VP Bank confirms to the press that VP Bank, as a sponsor of the Project, only finances planting, not felling trees in Nguyen Chi Thanh street, implying that they are not impatient as mentioned by the authorities in the previous press conference. Another sponsor, VinGroup, also says they support this Project at the request of the Hanoi authorities.

Many young people in Hanoi begin to participate in the campaign “Tie a yellow ribbon around each tree trunk”. Wherever the ribbons are tied, the police and civil defense forces come and “confiscate” them.

March 22

In the morning, many people join the Tree Hug event held by some civil society organizations at Thien Quang lake. People take photograph and pose with trees, singing, holding banners, wearing advocacy T-shirt, and calling to stop cutting trees and protect the environment.

In the evening, a group of people hold a commemoration ceremony between tree stumps in Nguyen Chi Thanh street. The commemoration is aimed to pray for the “souls” of the trees that have been chopped down so that they will rest in peace.

March 23

A seminar, “From the Project 6700 trees to Hanoi planning issues”, co-organized by two NGOs, MEC and PanNature, suffers from an unexpected power outage right at the beginning. Despite the unexplained outage, the seminar still takes place, many questions are raised. Some scientists confirm that the new trees being planted to replace the felled trees in Nguyen Chi Thanh street are actually manglietia conifer, not magnolia dandyi as stated by the Hanoi authorities.

Professor Pham Ngoc Dang, Deputy Chair of the Vietnam Association for Conservation of Nature and Environment, even adds, “The project of Cat Linh-Ha Dong high-speed railway does not mention chopping down the mahoganies alongside Nguyen Trai street.”

According to lawyer Tran Vu Hai, felling 6700 trees, including 500 mahoganies alongside Nguyen Trai street, constitutes a violation of the 2012 Capital Law and the government’s Decree 64/2010/ND-CP “on the management of urban trees.”

March 29

A rally called Green Walk is held in Hoan Kiem Lake area. Hundreds of people are walking around the lake, holding banners protesting the tree cutting and urging the government to be transparent and accountable.

April 2

Five lawyers Tran Vu Hai, Nguyen Ha Luan, Tran Thu Nam, Le Van Luan and Truong Chi Cong write an open letter to the Hanoi People’s Committee and the Department of Construction, urging them to be accountable for the felling of mahoganies alongside Nguyen Trai street and the replacement of green trees in Nguyen Chi Thanh street with cheap manglietia conifer.

April 5

Despite strict police siege, around 50 people hold a bike from West Lake to Hoan Kiem lake to advocate environmental protection and oppose the felling of trees in the capital. They are obstructed and split by the police into small groups before they reach the final destination at Hoan Kiem lake, where they are disturbed by police and civil defense forces.

April 9

Under cold rain, a group of 20 students cycle 10 kilometers around Hanoi in T-shirts advocating for tree protection. This is part of their activities to raise public awareness of environmental protection and preservation and to pressure the government to be transparent and accountable.

April 12

About 200 people in Hanoi, including largely NGO workers, business staff, civil servants and students, march around Hoan Kiem lake, chanting slogans requesting for environmental protection, government transparency and accountability. The march is organized by a Facebook group, For A Green Hanoi, which is considered to be an “anti-state” organization because it is not legally registered.

April 15

At the quarterly press conference, Deputy Inspector General Nguyen Duc Luong says the Hanoi People’s Committee reported to the Government Inspectorate two days before on the process of dealing with wrongdoings in the project of “overhauling and replacing green trees in Hanoi.” However, he does not elaborate on who commit the wrongdoing or how they will be sanctioned. Rather, Nguyen Duc Luong repeats the rhetoric that “this issue will be settled” and that Hanoi is still working on it.

April 19

The unregistered group “For A Green Hanoi” organizes the second march around Hoan Kiem lake.

Photo courtesy of RFA
April 22

Blogger Trinh Anh Tuan (aka. Gio Lang Thang – Wandering Wind), one of the admins of the Facebook group “For A Green Hanoi”, is assaulted by plainclothes police. The group calls for the third march which adds issues of violence and police harassment to the agenda in addition to tree protection and government transparency.

April 26

The third march organized by the group “For A Green Hanoi” is suppressed by hundreds of police and “civic order defenders”. The police arrest 22 people, including five women in Vietnamese traditional ao dai, take them in a bus to the Long Bien police station for interrogation, and try to accuse them of “causing public disorder”. The detainees are released in the afternoon that same day.

May 6

Representatives of the group “For A Green Hanoi” bring the open letter of April 2 composed by lawyers to the headquarter of the Hanoi People’s Committee as a reminder to them that there are questions they must be answerable for.

May 8

Young members of the group “For A Green Hanoi” go to the Hoan Kiem district hall with a list of queries for the National Assembly deputies. They were notified on the day before that the Hanoi National Assembly delegation will meet constituents of Hoan Kiem district on May 8, and that of Ba Dinh and Tay Ho districts on May 9. So they believe the meeting will be an opportunity for the group to exercise their citizens’ rights by questioning their representatives.

However, all the young constituents are stopped outside the hall. Dozens of police and plainclothes security agents are developed in the area to prevent them from getting inside.

May 11

Another active member of the group “For A Green Hanoi”, Mr. Nguyen Chi Tuyen (a.k.a. Anh Chi), a human rights activist in Hanoi, is brutally attacked by 5 masked men who hit him on his head with iron bars in what looks like an assault by police-sponsored thugs. The savage assault provokes a huge anger in social media networks. Hundreds of Vietnamese facebookers inside and outside of the country change their avatar into Tuyen’s bloody head.

Western diplomats in Hanoi visit Nguyen Chi Tuyen and express their concern over the abuse of violence as a tactic to curb dissent voices in Vietnam, while the local authorities remain absolutely silent.

May 17

Despite police harassment and intimidation, nearly 100 members of the group “For A Green Hanoi” visit Nguyen Chi Tuyen at his hometown near Chua Huong [Huong Pagoda], a scenic tourist spot in the suburb of Hanoi.

May 28

The 22 protesters contemporarily arrested in the march “Walking for the Green Trees” of April 26 file a complaint to the police department of Hanoi, denouncing police and the so-called “civil order defense” forces for arbitrary detention of peaceful activists. This is the first time Vietnamese protesters take a legal action against those who suppress them, although there is very little chance that any authority will deal with their complaint.

The “For A Green Hanoi” group hands their second reminder to the Hanoi People’s Committee that there are unanswered questions regarding the  “6700 green trees” project.

Hanoi suffers from the first heat wave in this year’s summer, with daily temperature reaching 42 Celsius degrees (approximately 107 Fahrenheit degrees). According to Mr. Le Thanh Hai, Deputy Director of the National Hydro-Meteorological Service, this is the most excessively hot weather in northern and central Vietnam in the recent 15 years.

May 29

A woman is found dead under extreme hot weather in the public garden of Duong Thanh, central Hanoi, at 5pm.  The victim is later identified as Ms. Pham Thi B., a sixty-year-old homeless woman from Hung Yen, a province 64 kilometers southeast from Hanoi. It is highly likely that she is killed by a heat stroke.

June 13

Questioned by Huynh Nghia, a deputy from Da Nang, in one morning session of the seventh meeting of the 13th National Assembly, Deputy Prime Minister Nguyen Xuan Phuc says “there are some shortcomings in bringing trees down in Hanoi, but just to the extent of incorrectness. What is more important is that Hanoi has gained some experience and has reported to the Government and the Politburo how it earnestly rebuked those who committed wrongdoings in the process of overhauling and replacing trees. The Government highly appreciates that earnestness.”

Photo courtesy of VTC
Two persons are killed and five injured, 140 houses have their roofs blown off, 21 pylons collapse and more than 1000 trees are uprooted in a short but fierce tornado in Hanoi at the end of the day. The disaster provokes a strong debate and conflict when the people who oppose “those anti-state tree protectors” now arise to fight back and blame the environment activists in Hanoi for all the deaths and damage caused by tree collapses.

Worse still, most of the old trees planned to cut down stand strong in the wind while the others, including the newly planted trees, fell over. Many uprooted trees are found with nets and nylon bags covering their roots, and these nets and nylon bags stay intact, showing how recklessly the trees have been planted so that the roots cannot penetrate the nylon.

Photo courtesy of VNN

June 23

More than twenty environmental activists of the “For A Green Hanoi group respond to an apparent invitation to talk from the local People’s Committee. However, local government's representatives tell them that in this case, the people shall not have the right to ask for accountability and government officials do not have an obligation to answer any question from the people.

July 2-3

With temperature reaching 40 Celsius degrees, young members of the “For A Green Hanoi group take to the streets to distribute pamphlets on how to avoid heatstroke.