Tuesday 29 April 2014

“Ông trời con” Hoàng Kông Tư vs. BBC Việt ngữ

  • Trịnh Hữu Long - Nguyễn Anh Tuấn - Phạm Đoan Trang

Thứ sáu, ngày 25/4/2014, trao đổi với tờ báo “nhà trồng được” là Công An Nhân Dân, Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan ANĐT Bộ Công an, tuyên bố đại ý: Vào cùng ngày, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã khởi tố một vụ án hình sự về tội vu khống, liên quan đến bài báo “Dương Chí Dũng và những triệu đô la” của phóng viên Nguyễn Hùng trên BBC tiếng Việt.

Đáng chú ý là bài báo của phóng viên Nguyễn Hùng chỉ mới đăng trên BBC Việt ngữ vào thứ năm, ngày 24/4. Nghĩa là vừa đăng hôm trước, thì hôm sau Cơ quan ANĐT đã khởi tố liền. Đồng thời chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, cơ quan ấy cũng đã kịp “xác minh, làm rõ và xác định” một người tên Tiệc nào đó là ông Ngô Xuân Tiệc, sinh năm 1961, thường trú tại 277 Phạm Văn Hải, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, là Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa. Chưa hết, Cơ quan ANĐT còn kịp buộc được ông Tiệc này “viết bản tường trình cam đoan, khẳng định hoàn toàn không có sự việc như Dương Chí Dũng khai”.

Mọi sự diễn ra quả là nhanh chóng. Tướng Tư nói thêm: “Quá trình điều tra, nếu xác định phóng viên Nguyễn Hùng đang làm việc ở Ban Việt ngữ đài BBC ở Vương quốc Anh là tác giả bài báo thì Cơ quan ANĐT sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết yêu cầu cơ quan tư pháp Vương quốc Anh hỗ trợ triệu tập phóng viên Nguyễn Hùng về Việt Nam để điều tra… và xử lý theo quy định của pháp luật…”.

Bài trao đổi của tướng Tư với cơ quan ngôn luận của ngành có thể cho chúng ta thấy hai điều: Thứ nhất, ông hiểu rất ít về báo chí. Thứ hai, ông có cách hành xử của người tưởng mình là ông trời (con).

Ảnh không rõ nguồn
Không phải cứ thích kết tội báo chí là kết tội được

Ở đây, cần phải nói rõ là ông Tư không hiểu về báo chí nói chung và các nguyên tắc chung của nghề báo, chứ không phải thứ báo chí công cụ mà Đảng và Nhà nước vốn quen xài ở Việt Nam.

Một cách chung nhất thì có thể nói rằng việc đưa thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của một cá nhân/ tổ chức cấu thành một thứ tội trong báo chí, gọi là tội vu khống, bôi nhọ (defamation/ slander/ libel). Trên tinh thần bảo vệ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, các nền  luật pháp cũng như các nền báo chí lớn trên thế giới (Mỹ, Anh) đều không hình sự hóa tội này, đặc biệt khi người nại rằng họ bị báo chí làm mất uy tín lại là người của công chúng (public figure), nghĩa là bao gồm cả quan chức chính quyền.

Tại Mỹ, Tu chính án số 1 bảo vệ tuyệt đối các quyền tự do tư tưởng, trong đó có quyền tự do báo chí: “Quốc hội không làm luật để tôn xưng sự khai lập một tôn giáo, hoặc ngăn cấm sự tự do hành đạo, hoặc hạn chế tự do ngôn luận, hoặc tự do báo chí, hoặc quyền của người dân được tụ tập ôn hòa và quyền ra yêu sách buộc chính phủ sửa sai những bất công”. Luật pháp cho nhà báo quyền được viết về gần như tất cả mọi thứ và hầu như luôn được miễn trách nhiệm hình sự khi họ chỉ trích quan chức chính quyền. Thậm chí nhà báo không bị yêu cầu phải đưa tin có trách nhiệm, công bằng. Mike Farrell, một giáo sư về truyền thông và luật báo chí Mỹ, từng nhận định: “Tu chính án số 1 không buộc nhà báo phải công bằng, phải nghiên cứu toàn diện các vấn đề, phải phản ánh câu chuyện đặt trong bối cảnh của nó, phải nhận lỗi, xin lỗi”. (Đấy là chưa nói thêm, Tu chính án số 1 không để cho chính quyền có quyền cấp thẻ nhà báo.)

Trong một án lệ nổi tiếng năm 1964, Sullivan kiện New York Times, Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Brennan ra phán quyết rằng quan chức nhà nước chỉ có thể được phục hồi danh dự nếu chứng minh được là việc báo chí đưa tin sai sự thật xuất phát từ dụng ý xấu, nói cách khác là cố tình tung tin sai. Nhưng điều này rất khó chứng minh, cho nên có thể thấy là quan chức, nếu kiện báo chí cũng khó mà thắng. Với án lệ này, báo chí Mỹ được bảo vệ gần như tuyệt đối.

Trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam, “dụng ý xấu” được diễn giải là “bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác…” (Điều 122). Trường hợp phóng viên Nguyễn Hùng của BBC (người mang hai quốc tịch Việt Nam và Anh), Cơ quan ANĐT chưa cần biết ông Hùng có “biết rõ là thông tin bịa đặt” hay không mà đã vội khép tội, quả là nhanh chóng lắm thay! Dù sao đi nữa, trách nhiệm chứng minh thông tin đó là bịa đặt và ông Hùng cố ý loan truyền thuộc về cơ quan ANĐT. Nếu không chứng minh được thì quý cơ quan thua.

So với Mỹ, luật pháp Anh ít bảo vệ nhà báo hơn. Tiền bồi thường thiệt hại danh dự cho các nạn nhân của báo chí trong các vụ liên quan đến tội “libel” khá cao, có thể lên tới hơn 500.000 bảng Anh (gần 1 triệu USD) như trong một vài vụ nổi tiếng. Nhưng luật pháp Anh cũng quy định quyền miễn trừ dành cho báo chí, chẳng hạn như khi phản ánh một vấn đề thuộc về lợi ích công (và/ hoặc được công chúng quan tâm) theo một cách có trách nhiệm; khi đó, báo chí được miễn trừ ngay cả khi thông tin họ phản ánh không đúng sự thật. Chánh án Donald Nicholls còn đưa ra một danh sách 10 tiêu chí mà báo chí, căn cứ vào đó, có thể được miễn trách nhiệm, chẳng hạn giọng điệu, ngôn ngữ của bài báo – chú ý rằng báo chí được quyền nêu nghi vấn và/hoặc kêu gọi tiến hành điều tra – và thời gian tác nghiệp hay là “độ nóng” của sự kiện – rõ ràng là trong nhiều tình huống cần đưa tin gấp rút, liên quan đến lợi ích công, nhà báo có thể không có điều kiện kiểm chứng thông tin. (Đó là chưa kể, ngay cả nếu BBC Việt ngữ gọi điện từ nước ngoài về cho một cán bộ nào đó của Bộ Công an để kiểm chứng thông tin, cũng gần như chắc chắn 100% là không có câu trả lời).

Một điều quan trọng là ở các nền luật pháp bảo vệ quyền con người, “tội” đưa tin sai sự thật của báo chí không bao giờ bị hình sự hóa và càng không có chuyện nhà báo bị bỏ tù. Ở Việt Nam thì khác: Đưa tin đúng hay sai sự thật, không cần biết, nhưng hễ động chạm các ông trời con thì nhà báo chắc chắn bị xử lý nghiêm khắc, bao gồm cả đi tù.

Đối với báo chí Việt Nam, luật pháp dĩ nhiên chỉ là công cụ để Nhà nước quản lý báo chí và định hướng tư tưởng nhân dân. Các tội liên quan đến “bảo vệ lợi ích, uy tín, danh dự, nhân phẩm” chỉ được dùng để bảo vệ các quan thôi, còn với dân thường mà nhất là “thế lực thù địch, phản động” thì báo chí cứ việc vô tư mà mạt sát, vu khống. Điều đó thì chắc ông Hoàng Kông Tư và Bộ Công an biết rõ.

Ảnh không rõ nguồn
Có dẫn độ được không?

Liên quan đến việc dẫn độ tội phạm, đầu năm 2009, Anh và Việt Nam có ký Hiệp định Tương trợ Tư pháp. Theo đó, về phía Anh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận yêu cầu dẫn độ tội phạm là Quốc vụ khanh (Secretary of State) và Tổng cục Thuế vụ và Hải quan (HMRC). Phía Việt Nam, cơ quan duy nhất có thẩm quyền gửi yêu cầu dẫn độ là Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Vì đơn vị này lâu nay vốn dĩ “phối hợp ăn ý” với an ninh, công an, cho nên Cơ quan ANĐT của ông Kông Tư có thể dễ dàng có được yêu cầu dẫn độ cộp dấu của Viện Kiểm sát, nếu muốn.

Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam đòi Anh dẫn độ ông Nguyễn Hùng (mang hai quốc tịch Anh và Việt) là một chuyện, Anh có đồng ý không lại là chuyện khác. Nhìn chung, việc dẫn độ có khả năng được thực hiện với các tội nghiêm trọng như khủng bố, giết người, chứ chẳng nhà nước có chủ quyền nào lại dẫn độ một công dân của mình vì người đó đã… viết báo động chạm tới quan chức của nước khác (!). Bên cạnh đó, Điều 4 Hiệp định Tương trợ Tư pháp cũng quy định rõ về các trường hợp “Từ chối Hỗ trợ”, chẳng hạn, từ chối:

- nếu như việc dẫn độ ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng và các lợi ích căn bản khác của bên nhận được yêu cầu dẫn độ;

- nếu như yêu cầu dẫn độ liên quan đến những thủ tục khởi tố hình sự có động cơ chính trị;

- nếu như bên yêu cầu dẫn độ (Việt Nam) không đáp ứng được các quy định của luật pháp Anh về “phạm tội ở cả hai nước”.

“Phạm tội ở cả hai nước” (dual criminality) là một quy định trong luật liên quan đến dẫn độ ở nhiều quốc gia, kể cả Anh; theo đó, một nghi phạm chỉ có thể bị dẫn độ từ một nước A sang một nước B để chịu xét xử vì vi phạm luật nước B, nếu ở nước A cũng có luật tương tự.

Do vậy, nếu pháp luật ở Anh không hình sự hóa việc nhà báo đưa tin không vừa ý cơ quan công quyền, thì theo nguyên tắc “dual criminality”, ông Nguyễn Hùng không thể bị dẫn độ khỏi Anh để sang một nước mà tại đó ông sẽ bị kết tội.

Nguồn: Tuổi Trẻ.
Khởi tố để làm gì?

Khó mà tin rằng Hoàng Kông Tư không biết những nguyên tắc nêu trên khi ngành công an của ông có cả một văn phòng Interpol chuyên phụ trách lĩnh vực hợp tác quốc tế, dẫn độ tội phạm và điều tra xuyên quốc gia.

Nhưng, nếu biết chắc việc Vương quốc Anh dẫn độ phóng viên Nguyễn Hùng là bất khả thi, tại sao tướng Tư lại chủ động “mượn” báo ngành công an để phát lệnh khởi tố và đưa ra yêu cầu dẫn độ như trên? Nói nôm na là, biết rằng không thể, hà cớ gì vẫn làm?

Có thể lý giải hành động của tướng Tư khi giả định là dường như ông ta có một mục tiêu khác và việc khởi tố phóng viên Nguyễn Hùng chỉ là cái cớ.

Vậy mục tiêu đó là gì?

Có người đoán rằng tướng Tư muốn “rung cây dọa khỉ”: đưa nhà báo Nguyễn Hùng ra để dọa các facebooker, blogger trong nước. Nhưng giả định này bất hợp lý ở mấy điểm sau:

(1) Mục tiêu dọa nạt chỉ thực sự đạt được khi Vương quốc Anh dẫn độ ông Nguyễn Hùng cho Việt Nam xử lý. Mà điều này chắc chắn sẽ không xảy ra, như phân tích ở trên; vậy thì làm sao có thể khiến các blogger và facebooker sợ được?

(2) Ông Nguyễn Hùng sống ở nước ngoài, quốc tịch Anh, làm việc cho một hãng thông tấn quốc tế lớn trong khi các blogger thì sống trong nước, quốc tịch Việt Nam và chỉ hoạt động một cách độc lập. Khác nhau về hoàn cảnh và thế đứng như vậy, làm sao mà việc người này bị bắt có thể khiến người kia sợ sệt cho được? Vả lại, lâu nay chính quyền bỏ tù hàng chục blogger, cũng đã đủ cho mục tiêu dọa nạt của họ, đâu cần phải thêm vào danh sách một nhà báo quốc tế như ông Nguyễn Hùng mà cho dù có bắt được chính quyền cũng sẽ gặp phải những tổn thất nặng nề về mặt ngoại giao và hình ảnh quốc tế.

Như vậy, sẽ là hợp lý hơn khi giả định rằng, lệnh khởi tố dường như không phải nhắm vào người bị khởi tố mà có hơi hướng phục vụ cho một mục tiêu nội bộ nào đó, đặc biệt khi xem xét đến bối cảnh là phiên tòa xử Dương Chí Dũng đang có những diễn biến mới và chưa thể ngã ngũ trong thời gian ngắn.

Mức độ xác thực của giả định trên sẽ chỉ được đánh giá sớm nhất là sau khi phiên tòa Dương Chí Dũng kết thúc. Nhưng dù kết cục có là thế nào đi chăng nữa, báo chí và dư luận Việt Nam, một lần nữa, buồn thay, vẫn chỉ là những lá bài trong canh bạc chính trị của các phe.


Bài liên quan (cùng tác giả): Ý đồ xấu của Nguyễn Như Phong

Friday 25 April 2014

Hồi hương người Tân Cương, Việt Nam có vi phạm luật quốc tế?

ENGLISH

Báo chí Việt Nam đưa tin, vào rạng sáng ngày 18/4/2014, “một nhóm đối tượng người Trung Quốc” (không nói họ là người Duy Ngô Nhĩ) đã “vượt biên trái phép vào Việt Nam” và bị bắt giữ, dẫn giải ra cửa khẩu để trả về Trung Quốc. Sự việc này dẫn tới một vụ nổ súng giữa họ với cơ quan biên phòng Việt Nam, làm chết 7 người, trong đó có 2 chiến sĩ Việt Nam.

Sau sự cố ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, trong cộng đồng mạng nảy sinh một số câu hỏi: Nên hay không nên thương xót những người Trung Quốc bị bắn chết, tự sát, hoặc bị trả về Trung Quốc? Việc họ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có cần phải bị trừng phạt bằng cách cưỡng bức hồi hương? Nếu không thì nên cư xử với họ như thế nào? Hành động của nhà chức trách Trung Quốc trong trường hợp này có vi phạm chủ quyền Việt Nam?

Bài trả lời phỏng vấn dưới đây của luật sư Vi Katerina Tran, Văn phòng Luật Vi K. Tran, San Jose, California, có thể cung cấp cho độc giả Việt Nam một số thông tin để giúp giải đáp các câu hỏi đặt ra.

* * *

1. Báo Tiền Phong, dẫn lại Cổng Thông tin  Điện tử tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Vào hồi 4 giờ 20 sáng ngày 18/4/2014, một nhóm 16 người Trung Quốc gồm 10 nam, 4 nữ và 2 trẻ em đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), trên đường thâm nhập sâu vào nội địa đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện, bắt giữ và dẫn giải ra cửa khẩu để tiến hành làm các thủ tục trao trả lại phía Trung Quốc theo quy định và thông lệ quốc tế.”

Xin luật sư cho biết quy định và thông lệ quốc tế cụ thể nào có thể được dẫn chiếu trong trường hợp này?

Tôi nghĩ đó là Cao ủy LHQ về Người Tị Nạn (UNHCR), Công ước LHQ về Người Tị Nạn năm 1951 và Nghị định thư năm 1967 của nó. Còn có một số công ước và tuyên bố khác, phù hợp cho từng khu vực cụ thể. Ví dụ, có các công cụ pháp lý về người tị nạn áp dụng cho châu Phi, châu Mỹ Latin, và EU. Cũng có khá nhiều điều luật về nhân quyền quốc tế bổ sung thêm cho các quyền của người tị nạn được quy định trong Công ước năm 1951. Các nhà nước thực hiện cam kết bảo vệ quyền của người tị nạn thông qua những nghĩa vụ của họ về nhân quyền.

2. Người tị nạn chính trị được định nghĩa như thế nào? Nói cách khác, có những tiêu chí nào để chúng ta xác định một cá nhân nào đó là người tị nạn chính trị?

Không có khái niệm “người tị nạn chính trị”, mà chỉ có khái niệm “người tị nạn” thôi bạn. Theo Cao ủy LHQ về Người Tị Nạn, Công ước LHQ về Người Tị Nạn năm 1951 quy định rằng người tị nạn là bất cứ ai “vì một nỗi sợ thâm sâu về khả năng bị ngược đãi, do các lý do liên quan đến sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch, tư cách thành viên của một nhóm xã hội cụ thể, hoặc do quan điểm chính trị, mà phải ở bên ngoài quốc gia mà người đó mang quốc tịch, và không thể, hoặc – cũng vì nỗi sợ đó – không muốn tìm kiếm sự bảo vệ của quốc gia đó”.

3. Vậy trong vụ việc gần đây ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, chúng ta có thể coi những người Duy Ngô Nhĩ đó là người tị nạn không?

Cách hành xử đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Hoa trong những năm gần đây đã gây ra sự quan ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế. Tôi nhớ là vào năm 2009, quốc tế từng kêu gọi không trục xuất 9 người Duy Ngô Nhĩ khỏi Campuchia. Mới đây, lại có những lời kêu gọi tương tự trong cộng đồng quốc tế, yêu cầu chấm dứt việc trục xuất những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ đang ở Thái Lan.

Tôi tin rằng căng thẳng giữa sắc tộc Duy Ngô Nhĩ và tộc Hán ở tỉnh Tân Cương đã leo thang kể từ tháng 7/2009, sau vụ đụng độ giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán ở Urumqi [Urumqi, tiếng Hán Việt là Ô Lỗ Mộc Tề, thủ phủ của khu tự trị Tân Cương – PV]. Từ những gì tôi đọc được, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương không được đối xử bình đẳng với người Hán, và cũng chưa bao giờ được đối xử bình đẳng kể từ khi Trung Hoa kiểm soát khu vực này vào khoảng năm 1949. Họ không được phép làm một số công việc thuộc khối chính quyền. Việc hành đạo của họ bị kiểm soát và ngăn cản. Họ bị bắt giam, bị đánh đập nếu dám đòi quyền bình đẳng và các quyền con người cơ bản. Theo tôi, sắc tộc Duy Ngô Nhĩ ở Trung Hoa chắc chắn phù hợp với định nghĩa về người tị nạn của Công ước LHQ năm 1951.

Xác những người Duy Ngô Nhĩ bị chất lên ba xe bò, trả về Trung Quốc.
Hình như bức ảnh đã bị gỡ khỏi các trang báo (chính thống) của Việt Nam.

4. Theo luật quốc tế, những người đó nên được đối xử như thế nào?

Khi một người chạy vào một quốc gia khác, gọi là “nước chủ nhà”, thì nước chủ nhà có nghĩa vụ tiến hành tự đánh giá để xác định xem người đó có đáp ứng định nghĩa quốc tế về người tị nạn hay không.

Một trong các quyền căn bản của người tị nạn là được nước chủ nhà bảo vệ khỏi nước mà họ chạy trốn, và không bị trao trả về nước mà họ chạy trốn đó, bởi vì nếu không người tị nạn đó có thể phải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng về tính mạng hoặc quyền tự do. Đây là nguyên tắc không trao trả, nằm trong Điều 33 Công ước LHQ năm 1951.

Công ước năm 1951 này cũng quy định các quyền cụ thể của người tị nạn trên nước chủ nhà. Ví dụ, quyền không bị trục xuất (Điều 32), quyền có chỗ ở (Điều 21), quyền được giáo dục (Điều 22), quyền được làm việc (Điều 17-19), v.v.

Mặc dù Việt Nam không ký Công ước LHQ năm 1951, song nguyên tắc không trao trả – cấm việc gửi trả người tị nạn về lãnh thổ nơi tính mệnh hoặc quyền tự do của người đó bị đe dọa – được coi là một quy định thuộc tập quán pháp quốc tế. Với đó, Nghị định thư năm 1967 quy định rằng nguyên tắc không trao trả có tính ràng buộc đối với tất cả các nước, bất kể họ có tán thành Công ước 1951 hay Nghị định thư 1967 hay không. Không được phép ngăn chặn một người tị nạn – vốn đang đi tìm sự bảo vệ cho mình – nhập cư vào một quốc gia khác, nếu không thì sẽ tạo thành hành động trao trả.

Việt Nam ở trong số nhiều nước Đông Nam Á không có điều luật nào quy định về quyền của những người đang xin tị nạn hoặc người tị nạn. Tuy nhiên, tôi tin rằng UNHCR thực sự đã xây dựng các quy định về tị nạn, mặc dù thiếu vắng một cơ chế cho tị nạn mang tính quốc gia trong khu vực. Trong trường hợp Việt Nam, UNHCR đã làm việc với chính phủ Việt Nam về vấn đề người vô tổ quốc (tức là không được công nhận quốc tịch, không được có tư cách công dân của quốc gia nào – PV). Do đó, có sự hiện diện của UNHCR ở Việt Nam chứ không phải là không.

Cá nhân tôi muốn đề nghị Nhà nước Việt Nam cấp nơi trú ẩn tạm thời cho người tị nạn, đồng thời tìm sự hỗ trợ và hướng dẫn từ UNHCR để giải quyết vấn đề này, nếu Việt Nam không có điều luật nào liên quan đến người tị nạn và người đang xin tị nạn.

Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, rằng bất kể các quy định và luật lệ riêng của Việt Nam về người tị nạn là như thế nào, thì Chính phủ Việt Nam vẫn bị buộc phải thực hiện đúng nguyên tắc không trao trả, có nghĩa là họ không được phép gửi trả những người tị nạn ở nước mình về nước xuất phát để rồi những người đó sẽ bị ngược đãi; họ cũng không được từ chối, không cho những người tị nạn đó vào Việt Nam, khi mà người ta đang chạy trốn khỏi quốc gia xuất thân của người ta.

Ở một nước có luật pháp quy định về quyền của người tị nạn và người đang xin tị nạn, nói chung, từ phía nước đó sẽ phải có sự tiếp nhận và hỗ trợ di chuyển, quá cảnh, với sự hỗ trợ từ UNCHR.

UNHCR phối hợp với chính phủ các nước trên khắp thế giới để giúp họ giải quyết các khó khăn mà họ phải đương đầu trong vấn đề người tị nạn và người đang xin tị nạn (người đang xin tị nạn là người nhận họ là người tị nạn, tuy nhiên, tư cách tị nạn của họ chưa được xác định rõ ràng). Ví dụ như một chương trình 10 điểm mà UNHCR đang triển khai, chương trình này xác lập các lĩnh vực chính cần có hành động để giải quyết vấn đề nhập cư giữa các nước xuất phát, nước quá cảnh và nước định cư cuối cùng.

-------

Luật sư Vi Katerina Tran là thành viên của Đoàn Luật sư Quốc tế (International Bar Association, IBA), và có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền theo luật pháp quốc tế.

Kỳ sau: Sự hiện diện của phía Trung Quốc và vấn đề chủ quyền 

Refoulement when Vietnam hands Uighur immigrants back to China?

Following is the interview with attorney Vi Katerina Tran, member of the International Bar Association, about the recent border clash between Uighur immigrants and Vietnamese border forces, in which seven people were killed. 

The deadly clash of April 18 at the Bac Phong Sinh border checkpoint raised questions among Vietnamese bloggers whether or not the immigrants deserve sympathy, how they should have been treated, and if the Chinese authorities violated Vietnam's sovereignty when they enforced law in Vietnam.

1. The Tien Phong quoted the “Quang Ninh Electronic Information Gate” as saying, “At 4.20 a.m., April 18, a group of 16 Chinese people, including 4 women and 2 children, illegally entered Vietnam via Bac Phong Sinh border checkpoint. On their way to further intrusion into Vietnam, they were detected by Vietnamese authorities, then arrested and taken back to the border gate for repatriation procedures in accordance with international conventions and regulations.

Could you please let me know which particular international conventions and regulations can be referred to in this case?

I would refer to the United Nations High Commissioner for Refugees – UN Refugee Agency (“UNHCR”) and the 1951 UN Refugee Convention and its 1967 Protocol.  There are also several conventions and declarations that are particular relevant to a specific region.  For example, there are legal instruments on refugees that apply in Africa, Latin America, and the European Union.  There is also substantial body of international human rights law that complements the rights of refugees in the 1951 Convention.  States are committed to protecting the human rights of refugees through their human rights obligations.

2. Would you tell me what a political refugee is, or by which criteria we can identify a person as a political refugee?

According to the United Nations High Commissioner for Refugees, the 1951 Refugee Convention spells out that a refugee is someone who "owing to a well-founded fear of being persecuted for reasons of race, religion, nationality, membership of a particular social group or political opinion, is outside the country of his nationality, and is unable to, or owing to such fear, is unwilling to avail himself of the protection of that country."

3. In the recent incidence at Bac Phong Sinh, can we identify those Uighur as refugees?

The treatment of the Uighur in recent years in China has gained deep concern from international community. I recall there was an international call to stop the deportation of 9 Uighurs from Cambodia in 2009.  Recently, there are similar international calls to stop deporatation in regard to the situation of the Uighur refugees in Thailand.

I believe the tension between Uighur and Han Chinese in Xinjiang Province has been escalated since July 2009, following the clash between Uighur and Han Chinese in Urumqi.  From my readings, Uighur are not treated equally as Han Chinese in Xinjiang and they have never been since China gained control over the region in about 1949. They are not allowed to work at certain government jobs. Their religious practices are being censored and limited.  They are jailed and tortured if they demand equal rights and basic human rights. In my opinion, Uighur in China definitely met the definition of refugees under the UN 1951 Convention.


Dead bodies of the Uighurs were put on carts before returned to China.
The photo (source unknown) were apparently removed from mainstream news sites in Vietnam.

4. Under international law, how should they be treated? (This question is very important for Vietnamse readers to understand the story, so please be clear and specific).

When a refugee enters a host country, it is the responsibility of that host country to conduct their own assessment to determine whether the refugee meets the international definition of a refugee.

One of the most basic right of a refugee is to seek protection from their own country at the host country and not to be returned to their home country as he or she may be facing serious threats to his or her life or freedom.  This the principle of non-refoulement contained in Article 33 of the 1951 Convention. The 1951 Convention also specifies specific rights of a refugee in a host country.  For example, right not to be expelled (Article 32), Right to Housing (Article 21), Right to Education (Article 22), Right to Work (Articles 17-19), etc.

While Vietnam did not sign the 1951 Convention, the principle of non-refoulement, which prohibits the return of a refugee to a territory where his or her life or freedom is threatened, is considered a rule of customary international law.  As such, the 1967 Protocol provides that said principle is binding on all States, regadless of whether they have acceded to the 1951 Convention or 1967 Protocol.  A refugee seeking protection must not be prevented from entering a country as this would amount to refoulement.

Vietnam is among many Southeast Asia that do not have any legislation regulating the rights of asylum-seekers and refugees.  However, I believe the UNHCR does conduct refugee status determination in the absence of a national asylum system in the region.  With Vietnam, UNHCR has been working with the government on issue of statelessness, so there is a presence of UNHCR in Vietnam.  I would suggest the government of Vietnam to provide temporary shelter for the refugees and seek assistance and guidance from the UNHCR to deal with the issue if Vietnam does not have a national regulation in regard to refugees and asylum seekers.  Yet, I would like to again emphasize that regardless of Vietnam’s own rules and regulations on refugees, the government of Vietnam is bound to comply with the principle of non-refoulement, which means that it shall not return refugees to their home country to face persecution or deny those refugees entry into Vietnam when they are fleeing their home country.

In a country where there is national legislation regulating the rights of asylum seekers and refugees, typically, there would be reception and transit facilities set up by that country with the assistance of the UNCHR. 

UNHCR works with governments around the world to help them respond to challenges they face in dealing with refugees and asylum seekers (an asylum seeker is a person who claims to be a refugee, yet his or her status as a refugee has not been definitely determined).  An example of this is a 10-point plan which UNHCR is implementing.  It sets out key areas in which action is required to address mixed migration in countries of origin, transit and destination.

Next: Chinese intervention and the issue of sovereignty 

Monday 21 April 2014

Thân xác của một cuộc Cách mạng


Ngày hôm nay (20/4/2014) tôi đã lặng đi rất lâu khi thấy bức ảnh do một người bạn Việt Nam trên Facebook của tôi, anh Henry Pham, chia sẻ: Vài xác chết nằm ngổn ngang như mấy cái bao tải cát trên ba chiếc xe bò nhỏ; có mấy xác tay vẫn bị còng sau lưng. Khoảng hơn chục người đứng cách đó vài mét, nhìn. Henry viết cho tôi rằng anh phải mất một lúc mới bình tĩnh lại được, và anh suýt nôn thốc. Một người bạn Việt Nam khác, Vi K. Tran, là người đầu tiên kể cho tôi nghe về câu chuyện này bằng cách dịch một số bài báo và thông tin tiếng Việt trên Facebook. Cô ấy phẫn nộ, và sẵn sàng làm tất cả để phổ biến thông tin. “Tôi muốn lên tiếng” – cô ấy viết cho tôi như thế.

Nhiều bạn Việt Nam như Henry, và một số bạn phương Tây, đã đặt câu hỏi tại sao các nạn nhân lại bị còng tay. Làm sao những nạn nhân đó có thể cướp súng được, chứ đừng nói đến là nổ súng. Ai mà biết? Truyền thông ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều bị Đảng Cộng sản kiểm soát rất chặt và tất cả tin bài liên quan của báo chí phương Tây đều chỉ dẫn lại báo quốc doanh của Việt Nam. Bắc Phong Sinh, cửa khẩu biên giới tại tỉnh Quảng Ninh, nơi thảm kịch xảy ra, đã ngăn cản báo chí độc lập và truyền thông quốc tế. Tất cả đều giống như ở Trung Quốc. Và tất cả đều rất gây phẫn nộ.

Theo dõi tin tức về vụ này liên tục cho người ta cảm giác đã gặp chuyện tương tự đâu đó rồi (déjà vu) – nó gợi nhớ về những câu chuyện mà báo chí từng đưa về Tân Cương hay Tây Tạng. Nhưng nhờ có mạng xã hội và một mạng lưới Facebook rất sôi nổi ở Việt Nam (một nhà báo Việt Nam từng nói với tôi là đồng bào của anh ta có khoảng 20 triệu người dùng Facebook), một bức ảnh như thế, cùng với nhiều ảnh khác mà tôi chia sẻ trên Facebook và Twitter từ hôm thứ sáu, cộng với các thông tin giá trị, các bài phân tích sâu từ các bạn Việt Nam của tôi đã đem đến rất nhiều sự thật. Bây giờ thì chúng ta biết rằng có 16 người đến từ Tân Cương, trong đó có bốn phụ nữ và hai trẻ em, đã bị bộ đội biên phòng Việt Nam bắt giữ. 5 người trong số họ bị bắn chết hoặc thiệt mạng do nhảy từ trên tầng cao của một ngôi nhà, vào hôm thứ sáu (18/4). Phía Việt Nam có hai sĩ quan chết. Bốn người bị thương.

Tôi thật sự xúc động trước nhiệt huyết, trước sự quan tâm và nhận thức chính trị của những người bạn Việt Nam của tôi. Tôi vốn được dạy dỗ để tin rằng quân đội Trung Hoa xâm lược Việt Nam vào năm 1979 là việc làm đúng đắn trong một cuộc chiến đấu nhằm “phản kích tự vệ”. Tôi học tiểu học ở Chengdu (Thành Đô) và trông thấy những xe tải quân sự phủ lá ngụy trang, đầy chật lính và quân dụng chạy ngang qua nhà tôi ngày này qua ngày khác trên đường ra ga xe lửa. Chúng tôi đã xem những đoạn phim quay cảnh người Việt Nam “cướp bóc” các làng mạc ở Trung Quốc, và nghe những anh hùng trong chiến tranh kể chuyện về các trận chiến đấu của họ…

Tôi đã mất nhiều thập kỷ để biết được sự thật về cuộc chiến, và chính là tình cảm và nhiệt huyết của những bạn Việt Nam của tôi – về nhân quyền và tự do – đã cho tôi thêm sức mạnh để đấu tranh chống chế độ cộng sản. Suy cho cùng, Việt Nam đã là tiểu đệ của Trung Quốc suốt trong những thập kỷ đó.

Thay vì phàn nàn về những người nhập cư bất hợp pháp, các bạn Việt Nam của tôi chỉ trích thái độ hèn mạt của chính quyền trong việc xử lý vấn đề này theo lệnh Bắc Kinh, và họ lên án việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Tôi gửi những thông điệp đó từ họ đến các độc giả của mình trên Twitter, mà hầu hết là người Trung Quốc (tôi có khoảng 2700 người theo dõi). Các bạn Việt Nam cũng bày tỏ sự cảm thông và thương xót những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ. Nhiều bạn hỏi tại sao chính quyền Trung Quốc lại cảnh báo cho nhà chức trách Việt Nam trước khi những người tị nạn vượt qua biên giới, thay vì tìm cách ngăn chặn họ? Tấn thảm kịch cũng gây ra tranh cãi trên Twitter về sự đàn áp của Trung Quốc đối với Tân Cương và Tây Tạng. Cho nên, ít nhất đây cũng là một lời cầu nguyện ngấm ngầm và chua xót, trước cảnh nhiều mạng người bị cướp đi một cách vô nghĩa như thế. Một cán bộ biên phòng Việt Nam đã bị chết, vợ anh ta đang mang bầu. Theo báo chí Việt Nam, cả hai nạn nhân đều không phải quân nhân trực tiếp chiến đấu. Còn về phía các nạn nhân người Tân Cương và những người còn sống sót, thì chúng ta chẳng có thông tin gì. Hoàn toàn không, nhưng đã có những bức ảnh như thế, ghi lại những cái chết tức tưởi và cảnh người ta bị cưỡng bức hồi hương!

Sau khi tôi đăng tải ảnh các nạn nhân trên ba chiếc xe bò, một Twitterer Trung Quốc tên là Wang Bing ở địa chỉ tom2009cn (giới thiệu về bản thân là “Kẻ thù của Độc tài”) viết cho tôi như sau: “Chở xác người kiểu ấy cho thấy rõ ràng hai nhà nước cộng sản thờ ơ và vùi dập nhân phẩm của bất kỳ ai như thế nào. Họ giống nhau cả”. Tôi đáp: “Dưới chế độ độc tài, người sống còn chẳng có nhân phẩm, thì chắc chắn sau khi chết càng không có”. Wang viết: “Chuyện này nhất định phải chấm dứt”. Tôi đáp: “Sự thật và công lý sẽ chiến thắng dối trá và bạo tàn. Tôi tin chắc như thế”. Wang viết: “Chắc chắn vậy!”.

Nguồn ảnh: FB Rose Tang

Vâng, câu chuyện về các nạn nhân Duy Ngô Nhĩ này và những người còn sống sót rồi sẽ được đưa ra ánh sáng vào một ngày nào đó, và công lý sẽ đến với họ. Dù chính quyền Trung Quốc và Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp đối kháng và bỏ tù người bất đồng chính kiến, nhưng sự chống đối thậm chí càng mạnh mẽ hơn. Họ có thể bắt giam chúng ta, nhưng không bao giờ họ bắt được tất cả chúng ta. Họ có thể giết chúng ta, nhưng không bao giờ họ giết được tất cả.

Đến đây, tôi muốn trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của Các Mác và Ăng-ghen, mà hồi còn bé tôi từng bị bắt phải học thuộc: “Chúng quẳng công nhân, những người vốn đã tuyệt vọng, ra đường. Chúng tiến xa hơn và sâu hơn vào các thị trường chưa bị bóc lột hoặc các thị trường còn có thể bị bóc lột hơn. Và khi làm như vậy, chúng đang tự đào huyệt chôn mình. Tư sản đã mở đường cho khủng hoảng tồi tệ hơn bao giờ hết”. Những tên độc tài ở Trung Quốc và Việt Nam không phải là cộng sản thật sự; chúng là lũ tư sản giả danh cộng sản. Chúng là Tư sản Quyền lực, khái niệm do nhà báo lão làng người Trung Quốc Yang Jisheng (Dương Kế Thằng [?]), tác giả cuốn “Tombstone: the Great Chinese Famine, 1958-1962” (Bia mộ: Nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc giai đoạn 1958-1962), đưa ra. Cha của ông chết đói trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt, và ông Yang đã bỏ ra hơn 10 năm nghiên cứu các ghi chép chính thức về nạn đói và ăn thịt người ở Trung Quốc – đếm được vô số xác chết – khoảng 50 triệu người, trong số đó có 11 người là họ hàng của tôi.

Nhiều thập kỷ sau, những con quỷ hút máu người, thèm khát quyền lực đó vẫn tưởng là chúng có thể kiểm soát hàng tỷ người chỉ bằng dối trá và bạo lực. Chúng tưởng chúng có thể chặn Internet, bỏ tù các nhà hoạt động và kiểm soát suy nghĩ của chúng ta. Chúng nhầm rồi. Không lẽ chúng không nhận ra là chúng đang tự đào sâu hơn huyệt mộ của mình? Và thậm chí một vài kẻ trong số chúng đã kết thúc cuộc đời một cách khá bạo lực, như những tên cán bộ quản lý đô thị (chengguan - một lực lượng được nhà nước thuê để quản lý đô thị, có lẽ cũng giống như dân phòng ở ta - ND) tàn bạo đã phải vật vã mà chết sau khi bị đám đông đánh tơi bời, vào hôm thứ bảy (19/4) tại thành phố Ôn Châu ở miền đông Trung Quốc. Chúng đã đánh đập tàn nhẫn một người dân, vì anh này quay phim cảnh chúng hành hung một người bán rau. Hàng nghìn người xúm lại và đánh trả chúng, bằng bất kỳ thứ vũ khí gì họ có thể tìm được: gậy, bình cứu hỏa… Hàng trăm cảnh sát chống bạo động được điều tới hiện trường, dùng hơi cay giải tán đám đông. Nhưng thiệt hại đã xảy ra rồi… máu đổ khắp nơi. Thi thể tả tơi của đám cán bộ nằm ngổn ngang rất nhục nhã trong một xe tải đầy máu.

Trong khi rất nhiều người Trung Quốc trên mạng xã hội reo hò ủng hộ hành động trả đũa, coi đó là một hành vi đúng đắn, thì một số, kể cả tôi, kêu gọi mọi người bình tĩnh lại. Bạo lực không thể là giải pháp cho khủng hoảng, cũng như không thể là vũ khí chống lại bạo lực. Nhưng Trung Hoa thật sự là một ngọn núi lửa; bất kỳ cái gì giống như vụ việc ở Ôn Châu này đều có thể châm ngòi cho hiệu ứng domino lan rộng trên khắp đất nước, để rồi sẽ đưa đến một chính biến vốn được trông đợi từ lâu, và sẽ san phẳng đất nước. Tôi sợ phải hình dung đến cái cảnh những xác chết đầy máu nằm vạ vật khắp nơi, dù đó là thi thể của người vô tội hay của thủ phạm. Tôi đang cố hết sức để có được một cuộc cách mạng ôn hòa, và tôi hy vọng đổ máu càng ít càng tốt. Trong khi “tư sản mở đường cho khủng hoảng tồi tệ hơn” như Mác từng rao giảng 166 năm về trước, tôi thật sự hy vọng cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của Đảng Cộng sản rồi cuối cùng sẽ đến, nhưng tôi sợ phải nhìn thấy thêm nhiều thi thể đẫm máu… Tôi chỉ muốn những tên độc tài kia và đồng chí của chúng sẽ phải ra tòa và bị tống giam, tài sản của chúng trên khắp thế giới bị phong tỏa. Tôi nóng lòng muốn thấy chúng bị Interpol truy nã, và những của cải, tiền bạc chúng ăn cướp của người dân sẽ được trả lại cho người dân. Nhưng, mặc dù tôi đang góp phần vào một tiếng nói ngày càng lớn để lật đổ Đảng Cộng sản, tôi cũng muốn góp thêm tiếng nói của tôi vào một phong trào đấu tranh ôn hòa, phi bạo lực.

Sự thật và tình thương là vũ khí thật sự của chúng ta. Tôi mong chờ đến cái ngày tôi không còn phải nhìn vào những bức ảnh xác chết hay là ngày nào cũng phải viết về những thảm kịch…

Nguồn ảnh: 
http://revolution-news.com/china-violent-government-thugs-beaten-death-angry-crowds-killed-man-documenting-brutality/

-------

Chú thích:

Để các bạn biết thêm về tác giả Đường Lộ (Rose Tang, 唐路): Dưới đây là một đoạn trong bài báo trên tờ MintPress viết về cô, tháng 6/2013:

“Vào cái đêm 3/6/1989, Rose Tang, 20 tuổi, mặc đồ đen từ đầu đến chân để tránh bị phát hiện, vớ lấy con dao găm và lẻn ra ngoài Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh, rồi đạp xe đến quảng trường Thiên An Môn.

“Lúc đó, tôi đã sẵn sàng chết cho dân chủ” – cô nói với phóng viên Mint Press trong cuộc phỏng vấn (sau này).

“Buổi sáng hôm sau, tôi ở trong số những người cuối cùng rời khỏi quảng trường. Hỗn loạn. Tôi giẫm lên những xác chết. Tôi không biết họ chết chưa. Nhưng tôi đã bị đánh; công an cầm gậy dài quật chúng tôi túi bụi”.

“Tôi bị ép vào giữa đám đông và xe tăng, thế là tôi trèo lên xe tăng để chạy ra ngoài. Tôi đã phải bò dưới nòng súng máy của một công an”.

Nhảy được ra bên ngoài, cô thấy một toán phóng viên CNN đứng trước mặt, đang tìm người để phóng vấn. “Họ chĩa máy quay phim vào tôi, và tôi nói tôi đang phẫn nộ. Nhiều người chết lắm rồi”.

Sau đó Tang và các bạn ở trường phải lẩn vào các con ngõ nhỏ của Bắc Kinh để trốn khỏi đám lính, rồi họ bắt xe chạy về ký túc xá. Mặc dù nhiều sinh viên trốn học ở nhà với bố mẹ ở Bắc Kinh hoặc các nơi khác, nhưng Tang vẫn ở trường. Có tin đồn là nội chiến sắp bùng nổ, và cô không muốn đứng ngoài sự kiện đó. Vài ngày sau, chính quyền ra lệnh bắt tất cả các sinh viên đứng đầu cuộc nổi dậy, trong đó có Tang. Nhưng may là khi công an đến nhà, cô lại đang ngủ và không nghe tiếng gõ cửa. Họ bắt nhầm người khác.

Tang chỉ biết về cuộc thoát nạn trong gang tấc này của cô vào ngày hôm sau, khi phòng công tác chính trị ở khoa của cô thông báo lại cho cô về những gì vừa xảy ra...”.

Hiện nay, Tang là một người viết, một họa sĩ ở New York.

Đoan Trang biên dịch

The Body of a Revolution


I was speechless for a long time today, looking at a photo my Vietnamese Facebook friend Henry Pham shared with me: several bodies slumping on three small carts like sandbags, some of them had their hands tied at their backs. A dozen people standing a few yards away looking on. Henry wrote to me that it took him a long time to calm down and he almost threw up. Another Vietnamese friend, Vi K. Tran, first alerted me to the story with her translation of Vietnamese media coverage and Facebook postings on Saturday. She was angry and was eager to spread the truth. "From your FB I learned how the Muslims and Uighur are treated, so this is even more upsetting. :'( I, too, want to stand up against these inhumane treatments from these two regimes (Chinese & Vietnamese).

Many Vietnamese friends like Henry and some Western friends have been questioning why the victims were handcuffed. How could they have seized guns, let alone fire any shots? Who knows? The media in Vietnam and China are tightly controlled by the Communist Party and all the Western media coverage has been quoting Vietnamese state media coverage. Bac Phong Sinh, the border checkpoint in Quang Ninh province where the tragedy happened has banned independent and foreign media. It all sounds like in China. And it's all very frustrating.


Following this story's news trail is deja vu all over again -- reminiscent of news coverage of Xinjiang and Tibet. But thanks to social media and the vibrant Facebook network among Vietnamese (a Vietnamese journalist told me there're as many as 20 million Facebook users among his compatriots), such a photo along with others that I shared with my Facebook and Twitter friends since Friday, plus the valuable information and in-depth analyses from my Vietnamese friends have brought forward so much more truth. Now we know 16 people from Xinjiang including four women and two children were detained by Vietnamese border guards. Five of them died in gunfire or by jumping off a building on Friday. Two Vietnamese officers were killed. Four people were injured.

I'm truly touched by my Vietnamese friends' compassion, caring and political awareness. I was brought up to believe it was right for the Chinese troops to invade Vietnam in 1979 in a "Self-defending Fight-back" war. I was in elementary school in Chengdu and watched camouflaged military trucks loaded with soldiers and supplies drove by my home day in day out on their way to the railway station. We watched TV footage of Vietnamese "looting" Chinese villages and heard war heroes telling us stories of their battles...

It took me decades to learn the truth of the war and it was my Vietnamese friends' compassion and passion for human rights and freedoms that gave me more strength about fighting against communist regime. After all, Vietnam has been China's little brother for all these decades.

Instead of complaining about illegal immigrants, my Vietnamese friends criticize their government's cowardly attitude in treating the matter by following Beijing's order, and they condemn China's oppression of the Uighurs. I've been conveying their messages to my audience on Twitter, who are mostly Chinese (I have about 2,700 followers). They have also expressed much sympathy and compassion towards the Uighur refugees. Many of them question why the Chinese government alerted the Vietnamese authorities before the refugees crossed the border instead of trying to stop them in China. The tragedy has also sparked debates on Twitter about China's oppressions in Xinjiang and Tibet. So at least this is the blessing in disguise, in a poignant way, after such senseless and unnecessarily loss of human lives. One of the Vietnamese border officers who was killed, his wife is pregnant. Both of the Vietnamese victims were non-combatant officers, according to Vietnamese media. As for the Xinjiang victims and the survivors, we know nothing. Absolutely nothing, but such photos of undignified deaths and repatriation!

Chinese Tweeterer Wang Bing @tom2009cn (profile description "Enemy of Tyranny") wrote to me after I posted the photo of victims on the three carts: "Transporting bodies like this obviously shows how two Communist countries neglect and crush any human dignity. They're the same." I replied: "Under a dictatorship, those who are alive don't even have any dignity, they certainly won't after they die." Wang wrote: "This is bound to end." I replied:"Truth and justice will overcome lies and evil. I firmly believe that." Wang wrote: "Definitely!"

And yes, the stories of these Uighur victims and survivors will come to light one day and justice will come to them. As Chinese and Vietnamese governments keep crushing dissent and jailing dissidents, the resistance will become even stronger. They can jail us but they can never jail all of us. They can kill us but they can never kill all of us. Dharamsala-based Tibetan poet Tsering Wangdu sent me this line from Pablo Neruda:"You can cut all the flowers but you cannot keep spring from coming."

Here let me quote from the Manifesto of the Communist Party by Karl Marx and Friederich Engels that I was forced to recite as a kid: "They throw workers, already desperate, onto the street. Also, they spread, farther and deeper, into markets that had not been exploited or markets that could be exploited more. And in doing so, they dig their own graves. The bourgeoisie pave the way for ever worse crises." These dictators in China and Vietnam aren't real Communists, they're bourgeoisie disguised as Communists. They're Power Capitalists, as veteran Chinese journalist Yang Jisheng who authored "Tombstone: the Great Chinese Famine, 1958-1962" coins it. His own father died of starvation in the Great Leap Forward and Mr. Yang spent more than ten years ploughing through official records on starvation and cannibalism -- plenty of bodies to count -- about 50 million, including 11 of my relatives.

Decades on, these blood-sucking, power thirsty monsters still think they can just control billions of people with lies and violence. They think they can block the Internet, jail the activists and control our minds. They're wrong. Can't they see that they're further digging themselves into their graves? And some may even meet their end quite violently, just like those ruthless Chinese City Management Officers (chengguan)  who are fighting for their lives right at this moment after they mobs beat them into a pulp n Saturday in the bustling city of Wenzhou in eastern China. Thousands of people gathered and hit back at them with whatever weapons they could find, sticks, fire extinguishers after the officers brutally beat up a man using his cell phone to take videos of them beating up a vegetable vendor. Hundreds of riot police were called into the scene and dispersed the crowds with tear gas. But the damage had been done...there was blood everywhere. The officers’ mangled bodies were lying in very undignified positions inside a blood-soaked van. See photos on this link (warning, graphic scenes) http://revolution-news.com/china-violent-government-thugs-beaten-death-angry-crowds-killed-man-documenting-brutality/

While many Chinese on social media are cheering on the retaliation as a righteous move, some, including myself, are calling for calm. Violence should not be a solution to crisis nor should it be a weapon to fight against violence. But China is such a volcano, anything like the Wenzhou incident could trigger a domino effect across the country which would bring a long awaited upheaval and flatten the motherland.  I dread picturing bloody bodies scattered around, either those of the innocent or the culprits. I’m working hard on a peaceful revolution and am hoping for as little bloodshed as possible. When the “bourgeoisie pave the way for ever worse crisis” as Marx and Engels chanted 166 years ago, I truly hope the Communist Party's worst crisis will finally arrive, but I dread to see any more bloody bodies... I only want those tyrants and their cronies to be in the courtrooms and in jails,  their assets around the world frozen. I can't wait to see them being chased by the Interpol and their properties and moneys they've robbed off the people returned to the people. While I'm joining in an increasing louder voice to topple the Communist Party, I'm also adding my voice to a peaceful, non-violent resistance movement.

Truth and compassion are our real weapons. I'm looking forward to that day when I don't have to look at pictures of bodies or write about their tragedies on a daily basis...
  

Friday 18 April 2014

19 điều nhà dân chủ không được làm

Sau một thời gian tìm hiểu, ghi nhận ý kiến đóng góp của các nhà bất mãn với các nhà dân chủ, thiết nghĩ đã đến lúc cộng đồng mạng soạn thảo một nghị quyết về “19 Điều Nhà Dân Chủ Không Được Làm” để kịp thời chấn chỉnh những tiêu cực, hạn chế còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ các nhà dân chủ.

Theo các nhà bất mãn với các nhà dân chủ, thì một nhà dân chủ thực thụ, không phải “dân chủ giả cầy”, nhất định phải là người có các đặc điểm sau:

1. Có gia đình ổn định (tức là có vợ/ chồng giá thú đàng hoàng), chỉ có từ 1 đến 2 con theo đúng chính sách dân số của Nhà nước. Không được quan hệ nam nữ không trong sáng, không được là người đồng tính, không được độc thân, không được ly dị, không được lấy nhiều hơn một chồng/vợ.

2. Gia đình hòa thuận êm ấm, kinh tế cũng phải khá giả, bởi vì “ông không lo được cho vợ con mình thì lo được cho ai?”. Không được nghèo.

Nhưng phải chú ý là nếu giàu quá thì cũng có thể mang tiếng “ăn đủ rồi giờ quay sang làm cách mạng”, hoặc “nhà giàu vợ đẹp, đang ăn sung mặc sướng thế đi chống đối làm gì không biết, chắc lại hoang tưởng, thích làm lãnh tụ, điên”.

3. Ăn ở hòa thuận, đoàn kết với láng giềng; nhất thiết là không được để hàng xóm mất lòng, cấm cãi cọ, tranh giành. 

4. Con ngoan: Phải là con có hiếu, tốt nhất không bao giờ cãi bố mẹ, vì nếu không sẽ gây dư luận về “thằng con trời đánh thánh vật”, “bất hiếu bất nghĩa”, “bố đẻ nó, nó còn chả coi ra gì thì nó coi ai ra gì”.

5. Trò giỏi: Phải có thành tích tốt trong học tập suốt những năm tháng ngồi dưới ghế, à nhầm, trên ghế nhà trường XHCN, ít nhất là không bao giờ đội sổ, vì nếu không khi trở thành nhà dân chủ sẽ bị mang tiếng: “Ối cái thằng ấy tao còn lạ gì, hồi nhỏ học cùng tao, học dốt nhất lớp, toàn quay cóp bài”.

6. Có bằng cấp, học hàm, học vị có thể là một lợi thế, vì nếu học ít, sẽ bị đánh giá là “thất học”, “trình độ học vấn không hết lớp 9”, “cấp ba trường làng”, v.v. Nhưng bằng cấp cũng không nhất thiết là lợi thế, vì nếu là tiến sĩ chẳng hạn, thì lại mang tiếng kiểu khác: “trí thức không bằng cục phân”, “trí thức ở Việt Nam ấy mà, tâm với tầm cũng chỉ ở cái hạng đấy thôi”.

7. Làm rất nhiều nhưng nói rất ít, tốt nhất là phải âm thầm lặng lẽ, không nói, không viết trên mạng hay ba hoa xích tốc ngoài quán là mình đã làm những việc như thế, như thế, nếu không là thành “anh hùng bàn phím”, “nổ văng miểng”, “chém gió”, “kể công” ngay.

Cái này thì giống như các cán bộ tham gia giúp dân cải cách ruộng đất được mô tả trong tiểu thuyết Ly Thân của nhà văn Trần Mạnh Hảo: Đến nhà dân, “không thấy ăn thấy uống, chỉ thích rửa chén giùm”. Nói chung là nhà dân chủ phải im lặng, làm nhiều mà phát biểu ít, ăn ít (nhất là không ăn thịt chó). 

Tuy nhiên, riêng nếu an ninh yêu cầu ký xác nhận vào bài viết của mình (do các đồng chí ấy in từ trên mạng ra) thì lại phải ký ngay, đàng hoàng, công khai, nêu rõ cả tên tuổi, địa chỉ, số CMT, bởi nếu không thì chả hóa ra “mình làm, mình viết rồi không dám nhận à”. 

8. Không được cực đoan khi nhìn nhận về Nhà nước – bên cạnh những cái gọi là “chưa được” thì phải ghi nhận cả mặt tốt, mặt thành tựu, mặt Nhà nước đã đạt được, thế mới khách quan, đa chiều.

9. Không được chửi bậy, văng tục trên mạng.

10. Khi được các dư luận viên hạ cố vào chửi (hay là “phản biện”, theo cách nói của các dư luận viên), thì không được nổi nóng chửi lại, phải trao đổi ôn hòa, có lý lẽ, lập luận.

11. Không được remove và block ai trên Facebook, không được xóa comment – ơ kìa, dân chủ cơ mà, tôn trọng tự do ngôn luận cơ mà hố hố… (lời dư luận viên).

12. Không tham gia đảng phái, vì “đảng nào thì cũng chỉ vì quyền lợi của đảng ấy thôi chứ nghĩ gì đến dân”.

13. Không nhận tiền tài trợ của bất cứ cá nhân, tổ chức nào, đặc biệt là không nhận tiền nước ngoài. 

14. Không được có các mối quan hệ quốc tế, vì như thế là “cầu viện nước ngoài”, “bán rẻ Tổ quốc”, hoặc nói một cách nhẹ nhàng hơn là “vọng ngoại, việc của Việt Nam phải để người dân Việt Nam tự giải quyết”. 

* * *

Trên đây là 14 yêu cầu căn bản đối với một nhà dân chủ, theo “các nhà bất mãn với các nhà dân chủ”. Ngoài ra, còn 4 yêu cầu nữa do các giới khác nhau trong xã hội đưa ra, theo đó nhà dân chủ:

15. Không nên là người miền Bắc, vì “dân Bắc Kỳ” xảo trá, lươn lẹo, nằm trong lòng chính quyền, tóm lại là không tin được.

16. Không nên là dân oan, vì “chẳng qua là bất mãn, hằn học thôi chứ dân chủ dân chiếc gì”.

17. Không nên là người Công Giáo, Tin Lành… vì “cái đám tôn giáo vong bản, vọng ngoại, hồi xưa theo Tây bán nước, bây giờ thì cũng chỉ thờ Chúa của tụi nó thôi chứ làm gì có quê hương đất nước nào”.

18. Không nên là “thành phần thứ ba” thời trước 1975, vì “xưa mấy ổng thân cộng lắm mà, giờ về già ăn đủ rồi thì quay ra phản tỉnh, ai mà tin”.

* * *

19. Và cuối cùng, nhà dân chủ phải là người mà sau khi đọc hết những điều trên đây thì không được than “Ôi làm nhà dân chủ khó thế, kiểu này là thánh con mẹ nó rồi”. Bởi vì dư luận viên sẽ mắng ngay: Đã chấp nhận đấu tranh dân chủ thì phải như vậy mới được chứ, không chịu nổi thì đừng tự vỗ ngực nữa!

Ảnh: Nguyễn Lân Thắng