Saturday 27 July 2013

Emblem of Bloggers Imprisoned, Dream of Freedom Broken

By imprisoning a highly influential blogger whose only weapon was his photo camera and laptop, the Vietnamese Government dealt a very harsh blow at freedom of expression.

The morning of September 24, 2012 must have been unforgettable for Binh Nhi, a 29-year-old who had just passed thousands of kilometers in a secret journey by train from Hanoi to Ho Chi Minh City. Slightly overweight at his age, he was caught by the police, carried like a pig by four policemen to the station and was heavily beaten there while in custody. Not because he got involved in any criminal act, whatsoever. The only wrongdoing he committed was that he tried to approach the People’s Court of Ho Chi Minh City, where the trial against a very famous blogger was taking place that morning. Hundreds of policemen, both in uniform and plain clothes, were ubiquitous in the area to stop people from approaching the court. Ironically, the proceeding was said to be “public trial.”

Binh Nhi was not alone in being carted off to the station and beaten. Dozens of people, mostly bloggers and Facebookers who claimed themselves “freelance journalists”, including a priest, were stopped by the police on their way to the court and then taken away for interrogation. Many were harassed and beaten, including a young girl going by the name An Do Nguyen on Facebook, who was brutally punched and kicked until she nearly fainted and must be taken to hospital. Her T-shirt was even stripped from her body, because it carried the words, “Free Dieu Cay, freedom for the patriot.” (An Do Nguyen is the FB name of Nguyen Hoang Vi, a blogger who has been victim to police harassments and assaults in the recent years.)

Dieu Cay is the pen name of the blogger who was standing trial then. While he was in court that morning, his ex-wife and their son were kept outside, prevented from attending their own family member’s trial, despite their desperate and angry objection, and the son was stripped of his “Free Dieu Cay” T-shirt as well. A young policeman even shouted at them, “[You want] Freedom? Your freedom is my penis!”

After a trial that lasted for only three hours - too short it may seem for such an allegedly serious crime - Dieu Cay was sentenced 12 years in prison, while Ta Phong Tan, a woman blogger received 10 years, and Phan Thanh Hai, aka blogger AnhbaSG, 4 years. Analysts said AnhbaSG was given the slightest sentence for having admitted before the court that he was wrong, he felt remorse and would cut off all relationships with “anti-state elements.” This verdict for AnhbaSG was something his family and friends all knew ahead of the trial.

All of the three bloggers were convicted under Article 88 of the Penal Code of Vietnam, a vague provision making “anti-state propaganda” a crime.

Dieu Cay's son, Nguyen Tri Dung, and his ex-wife Duong Thi Tan
outside the September 24 trial court. 
Dung was stripped of his Free Dieu Cay T-shirt. 
Photo courtesy: Dan Lam Bao 

The charisma of a pen

“Dieu Cay”, which means “Peasant’s Pipe”, is a very Vietnamese nickname that a Vietnamese blogger can think of. And it’s the nickname of Nguyen Van Hai, a man who is really like a peasant in the sense that he is easy-going, amiable, and warm-hearted - at least his friends think so.

Born on September 23, 1952 in the northern city of Hai Phong, Dieu Cay spent his youth in the Vietnam People’s Army in southwestern border battlefield in late 1970s. Dynamic as he was, Dieu Cay soon found ways of living after the war when he moved to the south and started up his own business, while the majority of northern Vietnamese people would in those days cling to the bureaucratic state apparatus and fade away in the public sector of a highly state-controlled economy. He used to run coffee-houses, sell cameras and other photo equipment, and rent out apartments. With such businesses, he led quite a well-off and sociable life. He had friends in various groups of the society: artistic circles, academic circles, students, as well as people from low classes. Most Dieu Cay’s friends said they were attracted by his charm, and that he is charismatic.

In 2005 Yahoo! 360° came to Vietnam after officially launched on June 24th in the US. This was the first time the 22 million Internet subscribers in Vietnam, mostly youths, experienced a totally new form of reading, writing, and in general, a forum where they could express their ideas relatively freely. The period from 2006 to 2008 was the boom years of Yahoo! 360°, the dawn of a whole new world of Internet media. While politics remained a sensitive area to most Vietnamese bloggers, since 2007 Vietnam began to witness growing concern about political issues, especially since tensions escalated between territorial claimants in the South China Sea, notably Vietnam and China.

Dieu Cay, in his fifties, adapted very quickly to the new media, and he proved to be an Internet-savvy man. In mid-2007, he developed his own Yahoo! 360° blog, to which he posted writings and photos of the life of people in contemporary Vietnam. For example, he told the story of how he got into trouble when the local People’s Committee alleged that his restaurant was using a foreign name; in fact, Mitau (the name of the restaurant) was just a central Vietnam’s dialect to mean “you and me”. His writings, with a sense of humor and bitter satire, reflected different aspects of a crippling rule of law, winning him high reputation as the first-ever famous political blogger in Vietnam.

One example was what happened to Dieu Cay himself from late 2006 to mid-2007. Around November 2006, he was involved in a dispute with one neighbour, an official of the local cell of the Communist Party, who appropriated part of one of Dieu Cay’s apartments. Dieu Cay posted the photos of his apartment to blog and distributed the text copies of the case among neighbours and friends, which attracted attention of the local people who all had antipathy against that communist cadre. He also reported the case to local police, but the police, having taken bribery from the communist neighbour, put a fine on Dieu Cay for “inciting social disorder” rather than returning the property to him. He objected and took a lawsuit to a local administrative court. The court of June 28, 2007 ended up with Dieu Cay losing the lawsuit, but the photos, the voices recorded, and all the happenings inside the court were posted to his blog, describing a spurious, laughter-provoking “rule of law” and earning him huge attention from the public.

On September 19, 2007, Dieu Cay and a few friends established the Free Journalists Network in Vietnam, FJNV. The idea of FJNV dated back from 2004 when a Communist Party member, also Dieu Cay’s friend, planned to set up an association of freelance journalists, but his application to form such an association scarcely received any feedback from authorities. Freedom of association, as are other freedom rights in Vietnam, is recognized in the Constitution but never realized in reality as it is hindered by many obstructive laws and regulations. So Dieu Cay precipitated the plan by founding FJNV “without permission”, and he developed its blog which he would use as a weapon similar to his personal one in the struggle for justice and freedom of Vietnamese citizens. With a laptop and a camera, he travelled to many places in Vietnam, talking to the disadvantaged of the society, including lost farmers and sweatshop workers, then writing stories about their life. He even exposed signals of corruption in the construction of Can Tho bridge that led to its collapse on September 26, 2007 in one of the most serious disasters in Vietnam’s construction history.

In December 2007, first protests by bloggers broke out in Hanoi and Ho Chi Minh City, opposing China’s ratification of a plan to set up “Sansha City” to administer the disrupted Spratly and Paracel islands in South China Sea. Dieu Cay was a prominent figure when he attracted dozens of students who recognized the famous blogger and gathered around to listen to him. He was brutally detained by the police later on the way home. 

Dieu Cay at a protest in HCMC in December 2007. 
The woman in white on his left is Ta Phong Tan. 
Photo courtesy: Dan Lam Bao

Although he was released at the end of the day, Dieu Cay would from that time on be put under tight police surveillance. He was harassed very often, his business sabotaged by strangers in different ways, say, guests going to his café would find it impossible to find a parking place - the police would come and ask them not to put their vehicles there. They also intimidated any potential tenants of Dieu Cay so that he could not rent out houses, and they forced Dieu Cay to submit contracts dated even 10 years before. 

More seriously, Dieu Cay was regularly summoned to the police station for interrogation. Many interrogations lasted from 8am to 10pm with a lot of annoying queries about his activities and FJNV’s, his friends said. Above all, Dieu Cay was almost confined to his home as he was followed very closely. He even got hit in an accident that appeared to be deliberately caused by strangers. The mental tortures went on, but Dieu Cay made no appease. Things got worse and in around March, he left his home in Ho Chi Minh City to go on a travel, as his friends were told.

Subsequently there was a whole campaign of the police chasing Dieu Cay. On April 19, 2008, he was “urgently arrested”, as police put it, in an Internet café in the southern city of Da Lat. No one was there to witness, so there was no clue of what the arrest warrant was actually based on. “Dieu Cay's arrest on 19 April came just a few days before the Ho Chi Minh City leg of the Olympic torch relay for which the government insisted on 'absolute security' and sanctions against any 'trouble-makers.' We do not think it was a coincidence and we call for him to be released pending trial,” Reporters without Borders said on May 15, 2008.

Inappropriate legal procedures

Although the arrest was urgently taken, the house search was only conducted a few days later. All of Dieu Cay’s friends and family thought the search was just aimed at finding evidence his “anti-state activities,” but it was in vain, so the police turned to accusing Dieu Cay of “tax fraud.” Even in this case, however, they failed to follow a due justice process. Being handcuffed and secretly taken back to Ho Chi Minh City, put in custody without access to any lawyer or legal support, Dieu Cay was definitely declined all of his legal rights. The lawyer that Dieu Cay’s family hired later, Le Cong Dinh, who himself would be arrested just one year after and charged with attempting to overthrow the state, complained that he was not permitted to meet Dieu Cay during police investigation and not even notified of the trial date. 

Dinh revealed that only a few days after arresting Dieu Cay did the police begin to seize papers, so it was unreasonable when the People's Procuracy (of Ho Chi Minh City) initiated the prosecution against Dieu Cay’s “tax fraud” “based on some documents,” as it had said before the house search. Prior to the arrest, moreover, Dieu Cay had not received any notice from the local tax department related to his alleged “tax evasion.” All of the questions he was asked during hours of investigations focused on his blogging activities, especially on FJNV.

Another lawyer who offered to defend Dieu Cay for free, Le Tran Luat, confronted police harassment and was also summoned for interrogation. The police questioned Le Tran Luat on his relationship with Dieu Cay, the motive behind the offer to defend free-of-charge, and his knowledge about the “outlawed FJNV.”

On top of that, Le Cong Dinh found out that Dieu Cay, in fact, did not commit tax evasion. Rather, it was the police who requested the local tax department not to receive any overdue tax from both the landlord and the tenant without police permission. The request was made as far back as February 25, 2008. In other words, a trap had been set up for Dieu Cay long before his arrest.

"The right to know"

On September 10, 2008, Dieu Cay was sentenced 2.5 years in prison by the Ho Chi Minh City People’s Court. Ironically, on October 18, 2010, blogger AnhbaSG, also an FJNV member, was arrested, just one day before Dieu Cay completed his prison term. Subsequently Dieu Cay remained in detention under the new charge of “spreading propaganda against the state.” A couple of question may be raised: How could Dieu Cay “spread propaganda against the state” during his 2.5 years of imprisonment? Would there be another charge waiting for him when he completes this second prison term? Would he survive after a dozen more years languishing in prison where he has been being totally isolated from the outside world? Not any concept of time, information, reading materials, privacy, social contacts (even with family), or hygiene foods at all – that’s the life in a typical Vietnamese prison.

Dieu Cay’s family also fell victim to government harassment. The police kept close eyes on his ex-wife, and she could not enjoy any free time with friends and acquaintances. Dieu Cay’s first son, Nguyen Tri Dung, was even confined in his home on the day of his final examinations, so that he failed to attend them to receive the degree.

A warning to bloggers?

In the months before the 2012 trial of Dieu Cay, an online petition was organized with thousands of people signing an open letter to President Truong Tan Sang, demanding “freedom for Dieu Cay”. Many bloggers produced black T-shirts with the slogan “Free Dieu Cay, freedom for the patriot”. The atmosphere was so tense that the police-dominated People's Procuracy had tried to keep the trial date secret.

The September 24 court won special attention in blogosphere and social networks (mostly Facebook) in Vietnam. Dozens of bloggers from other places traveled to Ho Chi Minh City and went to the People’s Court, trying to attend the supposedly public trial that morning despite police blockade. The police jammed cell phone signals, many people were intimidated, harassed, and beaten, their mobile phones and cameras seized. A whole campaign was conducted in state-owned media attacking Dieu Cay ad hominem, as well as other “anti-state” bloggers in general. Online commentators said that by giving Dieu Cay such a harsh sentence – famous and charismatic though he is– the authorities want to send a message that they will be very tough on those critical of the state, especially if those people prove to be uncontrollably influential and uncompromising. (AFP quoted an anonymous source as saying Dieu Cay and Ta Phong Tan “rejected totally” the charges against them.)

In the end, the appeal court of December 28 confirmed the sentence against the three bloggers.


The serious punishment, however, did not create the fear that the authorities expected from their citizens. Instead, anger spread virally over Vietnamese-language Internet. Even the “pro-state” faction (something similar to the Chinese “fifty-cent band” of Internet commentators) had to admit that the trial was so unfair to bloggers who just voiced their opinion in a peaceful way, using only a web-connected laptop. A great many people linked Dieu Cay’s case with a recent case of police abusing power, in which a police causing the death of one citizen not wearing motorbike helmet was sentenced only four years in prison. Many lamented that in Vietnam, “justice is just a travesty,” “blogging is now a dangerous job,” “if you hate someone, you’d better kill him rather than write bad things about him, because raising opinions here is more severely punished than murder.”

What lies ahead of Vietnam’s blogging community, after all? While the government, obsessed by an “Arab Spring” scenario, gives no sign of appeasement, and bloggers’ dissatisfaction keeps growing, a certain answer seems impossible. However, while the majority of people assume that democratization is an inevitable process with the expansion of globalization, it is unlikely that the Vietnamese Communist Party and their security apparatus have the same belief in the bright future of communism. The fight will go on.

Wednesday 24 July 2013

Thư của Liên minh Biển Tây Philippines gửi nhân dân Việt Nam (bilingual)

Bản gốc bằng tiếng Anh ở phía dưới. Scroll down for the English origin. 

Đúng như kế hoạch, cuộc biểu tình của người Philippines chống Trung Quốc đã diễn ra vào buổi trưa ngày thứ tư, 24/7/2013, trước cổng tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc tại thành phố Makati, thuộc thủ đô Manila. 

Cuộc biểu tình thu hút khoảng 500 người dân địa phương và đại diện của khoảng 20 tổ chức dân sự ở Philippines. Đáng chú ý là một số người Việt Nam đang sinh sống tại Philippines cũng tham dự, trong đó có ông Nguyễn Lân Thắng là một blogger 38 tuổi đến từ Hà Nội.  

Một trong các nhà tổ chức - Liên minh Biển Tây Philippines - đã gặp và trao cho ông Thắng một bức thư "gửi những người bạn Việt Nam", trong đó kêu gọi nhân dân Việt Nam đoàn kết với Philippines trong một nỗ lực chung chống chính sách ngoại giao hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông.

Hình ảnh và bức thư dưới đây (bản gốc bằng tiếng Anh) do ông Nguyễn Lân Thắng cung cấp.

Người Philippines và Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc, ngày 24/7/2013. 
Photo by Nguyễn Lân Thắng

THƯ ĐỀ NGHỊ HỢP TÁC

Gửi những người bạn Việt Nam,

Chúng tôi, Liên minh Biển Tây Philippines, những người kêu gọi và tổ chức các cuộc biểu tình của người Philippines trên toàn thế giới nhằm phản đối chính sách bành trướng của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi, xin gửi lời chào thân ái tới những người bạn Việt Nam của chúng tôi, những người có cùng mối quan ngại về cách hành xử của Trung Quốc trên các vùng biển ở Đông Nam Á.

Như các bạn đã biết, chính sách ngoại giao và hành động thực tế của Trung Quốc trên các vùng biển ở Đông Nam Á là một sự xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của Philippines cũng như nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á, trong đó có đất nước Việt Nam của các bạn. Chính sách này vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc, cùng với Việt Nam và Philippines, là những bên đã ký kết.

Người dân Philippines chúng tôi luôn bày tỏ quan điểm và thái độ nhất quán của mình là phản đối chính sách ngoại giao này của Trung Quốc, đồng thời bảo vệ đến cùng chủ quyền của chúng tôi đối với các vùng biển, đảo thuộc về chúng tôi theo luật pháp quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi những người bạn Việt Nam, với truyền thống bảo vệ chủ quyền từ ngàn xưa của mình và dựa trên các chuẩn mực pháp lý quốc tế, đoàn kết với người dân Philippines chúng tôi trong một nỗ lực bảo vệ các lợi ích chung của nhân dân hai nước trước sự đe doạ của chính phủ Trung Quốc.

Chúng tôi hiểu rằng, nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Philippines, đều có mối quan hệ hợp tác từ lâu đời với nhân dân Trung Quốc và chúng ta không chống nhân dân Trung Quốc, chúng ta chống lại chính sách ngoại giao phi pháp của chính phủ Trung Quốc ở các vùng biển Đông Nam Á.

Cùng đoàn kết, chúng ta sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia của mỗi nước một cách hiệu quả hơn.

Trân trọng,

Liên minh Biển Tây Philippines

Toàn văn lá thư. Photo by Nguyễn Lân Thắng

About 500 Filipinos, including members from 20 civil society organizations, on Wednesday trooped to the Chinese Consular Office in Makati, Metro Manila, in a protest against China’s aggresive policy in the Southeast Asian sea.

Some Vietnamese people also attended the protest. 

At the protest, one organizer, the West Philippine Sea Coalition, had handed Nguyen Lan Thang, 38, a blogger from Hanoi, a letter of cooperation proposal, calling the Vietnamese people “to stand by the Filipinos in a joint effort” against China’s aggressive policy in the Southeast Asian sea.


* * *

LETTER OF COOPERATION PROPOSAL

To our Vietnamese friends,

We, the West Philippine Sea Coalition, who calls and organizes the global day of Philippine protests against Chinese aggressive policy in our Exclusive Economic Zone (EEZ), would like to convey our most amicable salutation to you – the Vietnamese people who share our concern about Chinese provocative behavior in the Southeast Asian waters.

As you may already know, Chinese foreign policy and acts in the Southeast Asian waters have seriously infringed upon the legitimate interests of the Philippines as well as other nations in the region, including Vietnam. The policy that China pursues is a serious violation of the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea, to which China, as well as Vietnam and the Philippines, are signatories.

Our people have consistently been of the opinion that we are against this policy of China, and we will keep defending our maritime sovereignty over the islands and the sea that belong to us under international law.

We call on you, our Vietnamese friends, with your history of sovereignty defense, to stand by the Filipinos in a joint effort, based on international legal standards, to protect the interests of the two peoples against the aggressive China.

We are completely aware that the Vietnamese and the Filipinos both have a long history of amity and cooperation with China, and we are not against the Chinese people. We are against the Chinese government’s lawless policy in the Southeast Asian Sea.

Together we stand, and more effectively we will defend our territorial integrity.

Warm regards,

West Philippine Sea Coalition

Facebooker Nguyễn Lân Thắng và các bạn Philippines tham gia cuộc biểu tình 
trước cổng tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc.

Monday 22 July 2013

Philippines muốn tổ chức "ngày biểu tình toàn cầu" chống Trung Quốc

Các báo lớn của Philippines (Inquirer, Philippine Star, The Diplomat) đưa tin: Từ 12h trưa đến 2h chiều ngày thứ tư, 24/7, Liên minh Biển Tây Philippines (WPSC) sẽ tổ chức biểu tình chống Trung Quốc tại Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở thủ đô Manila của Philippines. Cùng ngày, biểu tình cũng sẽ diễn ra tại tất cả các tòa đại sứ và lãnh sự Trung Quốc ở Mỹ, Anh, Italy, Canada, Australia, Đan Mạch, Israel, Campuchia, v.v. với địa điểm và thời gian tùy mỗi nơi chọn.

WPSC là một liên minh phi chính phủ, với thành viên là các công dân mạng (netizens), một số cựu quan chức cấp cao Philippines, cùng một loạt tổ chức: Người Mỹ gốc Philippines vì nền quản trị tốt, Tinh thần Cách mạng EDSA, Cựu chiến binh và những đứa con...

Chủ tịch của WPSC - cựu Bộ trưởng Nội vụ Philippines Rafael Alunan III - thông báo tại một cuộc họp báo hôm 17/7, rằng 24/7 sẽ là một “ngày biểu tình toàn cầu” của dân Philippines chống Trung Quốc.

Nhiều nghệ sĩ (ca sĩ, diễn viên, MC...) của Philippines cũng đã đến dự họp báo, tuyên bố sẽ tham gia biểu tình, hát cổ vũ nhân dân Philippines chống quân xâm lược Trung Quốc. Một số nhân vật nổi tiếng đang tiến hành ghi âm một “ca khúc biểu tình ôn hòa” để đóng góp cho phong trào.

Thông điệp gửi chính quyền và nhân dân Trung Quốc

Thay mặt WPSC, ông Alunan tuyên bố: “Cuộc biểu tình có bốn thông điệp:
  1. Chúng tôi phản đối hành vi hiếu chiến của Trung Quốc và sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế trên Biển Tây Philippines. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc hãy là một nước láng giềng tốt, tránh hành động đơn phương trên khu vực biển tranh chấp, và chấm dứt các hành động gây hấn. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tìm con đường hòa bình để đi đến với một giải pháp cho tranh chấp, trước khi họ chứng minh (tính đúng đắn của) các yêu sách của họ trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển.
  2. Chúng tôi hướng tới nhân dân Trung Quốc – những người mà nhân dân Philippines đã có một lịch sử lâu đời hữu nghị và hợp tác, ngay từ trước khi Magellan đến Lapu-Lapu vào năm 1521. Chúng tôi không chống các bạn. Chúng tôi chống lại chính sách vô luật pháp của chính quyền của các bạn – xâm phạm chủ quyền, chiếm đóng, ăn cướp tài nguyên thiên nhiên, và đe dọa – trên Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của chúng tôi.
  3. Chúng tôi kêu gọi người Philippines ở khắp nơi, hãy đứng lên, như một dân tộc có chủ quyền và phẩm giá, thách thức lại Trung Quốc, khi mà Trung Quốc luôn đe dọa gây chiến mỗi lần chúng ta phản đối hành động vi phạm tùy tiện của Trung Quốc trên Vùng Đặc quyền Kinh tế của chúng ta. Chúng tôi lên án việc họ sử dụng một cách có hệ thống vùng biển lân cận, sử dụng tàu hải giám và tàu ngư chính để ngăn cản ngư dân và sĩ quan của chúng tôi, không cho đi lại tự do trên vùng biển của chúng tôi.
  4. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ mục tiêu của chính phủ là hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa các lực lượng vũ trang. Chúng ta phải có được phương tiện để thực hiện tự vệ, càng sớm càng tốt, nhằm bảo vệ Vùng Đặc quyền Kinh tế, chủ quyền, và danh dự dân tộc của chúng ta”.
“Chiến dịch toàn cầu”

WPSC mong muốn tổ chức một chiến dịch toàn cầu “để nói cho thế giới biết sự thật về tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Philippines và Trung Quốc”.

Ý tưởng người Philippines biểu tình trên toàn thế giới vào ngày 24/7 tới đây xuất phát cách đây hai tháng, khi cựu Bộ trưởng Nội vụ Rafael Alunan và một số blogger Philippines đọc được trên Facebook kế hoạch biểu tình vào ngày 24/7 của tổ chức Người Mỹ gốc Phi vì nền quản trị tốt. Ông Alunan nói: “Mặc dù những người Philippines đó đã tuyên thệ trung thành với một lá quốc kỳ khác, nhưng trong tim, họ vẫn là người Philippines”.

Đồng tổ chức “ngày biểu tình toàn cầu” 24/7, ông Roilo Golez, nguyên Cố vấn An ninh Quốc gia, cho biết các cuộc tuần hành sắp tới sẽ là “điểm khởi đầu cho một cái gì đó lớn hơn”, và dự định của WPSC là làm cho hoạt động biểu tình trở thành rộng khắp.

Tổ chức Người Mỹ gốc Philippines vì nền quản trị tốt cho biết nhóm của họ sẽ tiến hành biểu tình ở một loạt thành phố lớn trên toàn nước Mỹ: Washington DC, Los Angeles, San Francisco, Chicago, Houston, Denver, Atlanta, và Saipan.

“Chúng tôi ủng hộ tất cả những ý kiến phản đối sự hiện diện và hành vi xâm lược của Trung Quốc trên Vùng Đặc quyền Kinh tế của chúng tôi” – ông Golez tuyên bố.

Logo của Liên minh Biển Tây Philippines 
kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc

Tại Philippines

Địa điểm biểu tình chính ở Philippines là tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc ở thành phố Makati thuộc thủ đô Manila. Báo chí địa phương dự đoán sẽ có khoảng 5.000 người tham dự.

Vào tháng 5/2012, một cuộc biểu tình chống Trung Quốc cũng đã diễn ra trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc, với khoảng 200 người, ít hơn rất nhiều so với dự kiến.

Tờ Diplomat viết: “Biểu tình về các vấn đề chủ quyền vốn rất phổ biến ở nhiều nước trong khu vực, kể cả Việt Nam, nước mà – cũng giống như Philippines – thường phải tranh cãi với Trung Quốc xoay quanh các yêu sách chủ quyền chồng lấn nhau trên Biển Đông Nam Á”.

Bên dưới bài viết của tác giả Zachary Keck trên tờ Diplomat hiện có 24 lời bình luận (comment), trong đó ngoài những ý kiến cổ vũ và kêu gọi mọi người hưởng ứng Philippines, có cả một số comment như: “Tôi không hiểu Trung Quốc đã làm gì sai. Tôi yêu Trung Quốc”, và “Ngu xuẩn, đó là từ nên dùng nhất lúc này để nói về dân Philippines”. Comment này nhận được một comment khác đáp lại: “Ngu à? Ngu là kẻ nghĩ rằng thực thi tự do ngôn luận là ngu”.

Đại đa số ý kiến đều lên án Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh hành xử một cách trưởng thành theo luật pháp quốc tế.

(Tổng hợp từ các báo The Diplomat, Tribune Online, GMA News của Philippines, và Youtube)

Saturday 20 July 2013

Lạm dụng luật pháp

Vào khoảng 20h ngày thứ năm, 18/7/2013, 69 blogger và facebooker (gọi chung là blogger) Việt Nam đã đồng loạt công bố trên mạng bản Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam. Tựa đề và nội dung chính của Tuyên bố này là yêu cầu “Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc”.

Đây là lần đầu tiên giới blogger chính trị ở Việt Nam có một hành động tập thể nhằm nói lên quan điểm chung của họ về việc Chính phủ Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (và nghiễm nhiên gạt người dân ra ngoài trong quá trình thể hiện thành tích và chạy đua vào chiếc ghế đó).

Nhà nước với “bề dày” lạm dụng luật

Thực ra, nếu có thể được bày tỏ ý kiến một cách công khai, có tổ chức và thẳng thắn hơn, các blogger có quyền nói rằng: Nhà nước Việt Nam phải chấm dứt việc lạm dụng luật pháp cho mục đích “quản lý” mà thực chất là để có lợi cho mình và gây thiệt hại cho người dân, cho xã hội.

“Để thuận tiện cho hoạt động quản lý” là cái tư duy ăn sâu bám rễ đằng sau việc Nhà nước Việt Nam sử dụng hệ thống luật pháp và các văn bản dưới luật một cách tùy tiện, thỏa thích trong hàng chục năm qua, kể từ ngày thành lập chính quyền (năm 1945).

Tuy nhiên, nếu chỉ giới hạn trong hai năm 2012 và 2013 thôi thì chúng ta cũng đã chứng kiến thứ công cụ luật pháp ấy thể hiện sức mạnh của nó trong hàng loạt chính sách ích kỷ và vô tâm của chính quyền: Nghị định quản lý Internet cấm việc công dân phát biểu “vi phạm thuần phong mỹ tục” trên mạng; Thông tư về áp dụng mẫu chứng minh thư nhân dân mới có cả tên cha mẹ; Nghị định về xử phạt xe không chính chủ; cùng hàng chục quyết định tăng giá xăng dầu rất thoải mái của Bộ Tài chính.

Một bộ luật tối quan trọng của bất cứ nền luật pháp nào là Bộ luật Hình sự cũng bao gồm rất nhiều điều khoản chứng tỏ sự lạm quyền, hà khắc tới mức vô lý của Nhà nước. Điều 79, “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, không gì khác là sự đàn áp quyền lập hội và hoạt động đảng phái, tham gia chính trị. Điều 88, “Tội tuyên truyền chống Nhà nước”, và Điều 258, “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, tiêu diệt tự do ngôn luận, cấm công dân được “nói xấu” nhà nước hay là nói những điều Nhà nước không thích nghe.

Lạm dụng luật pháp – điểm chung của các chế độ độc tài

Cần nói thêm rằng không phải chỉ chính quyền Việt Nam mới nghĩ ra việc lạm dụng luật pháp để có thể trục lợi, hoặc dành phần lợi cho mình (gọi là “tạo thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành”) và đẩy khó khăn, thiệt thòi về phía người dân.

Sử dụng luật pháp làm công cụ trấn áp, vẽ ra luật để xiết dân, là đặc điểm chung của mọi chế độ độc tài, toàn trị. Liên Xô từng luật hóa việc đàn áp đối lập chính trị bằng Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 1927, theo đó, chính quyền có thể bắt giữ tất cả những công dân bị tình nghi là “có hoạt động phản cách mạng”, “kẻ thù của giai cấp công nhân”. Cũng nước Nga, năm 2012, chính quyền đã đưa ra một đạo luật tai tiếng nhằm vào các tổ chức phi chính phủ, kể cả tổ chức quốc tế như Ân xá Quốc tế, Giám sát Nhân quyền, và Minh bạch Quốc tế. Hàng trăm tổ chức ở Nga bị thanh tra, lục soát, thu giữ tài liệu. Luật “nhân viên nước ngoài” này của Nga bị coi như một đạo luật vi phạm nhân quyền và phá hoại xã hội dân sự.

Quyền lực nào cũng tha hóa nếu không bị kiểm soát. Nhà nước nào cũng lạm dụng luật pháp, nhưng chế độ càng độc tài thì càng lạm dụng luật pháp nhiều hơn.

Ở Việt Nam, cho đến nay, rất nhiều người, trong đó có những người ủng hộ dân chủ-tự do-nhân quyền, vẫn quan niệm rằng “gì thì gì, phải sống và làm việc theo đúng hiến pháp và pháp luật đã”, “chấp hành trước, đấu tranh thay đổi sau”. Quan điểm đó nghe có vẻ rất hợp lý, chỉ có điều người ta chưa trả lời được câu hỏi: Vậy nếu nhà nước cố ý tận dụng luật pháp làm công cụ để xâm phạm tự do của công dân, vi phạm nhân quyền, thì sao? Vẫn cứ phải chấp hành (không biết đến bao giờ)?

Không có cơ chế bảo hiến, không có tòa án độc lập, không có quốc hội đại diện thực sự, người dân Việt Nam còn biết làm gì để bảo vệ tự do của họ trước Nhà nước? Đây là lý do đưa đến câu cửa miệng của nhiều người: “Thì làm thế nào được, luật pháp trong tay chúng nó, luật là của chúng nó mà”.

Trong lúc chưa thể có một sức ép nào đó buộc chính quyền phải xem xét lại hệ thống luật pháp, đặc biệt là những đạo luật quan trọng như Bộ luật Hình sự, thì việc vận động để xóa bỏ những điều khoản vi hiến như Điều 258 có thể được xem như một bước khởi đầu.

Luật pháp, theo đúng nghĩa, là để bảo vệ tự do của người dân chứ không phải để bảo vệ quyền lợi của chính quyền.



Abusing Laws

At 8 p.m. Thursday, July 18, 2013, 69 Vietnamese bloggers and facebookers (referred to as “bloggers”) released a statement, calling the government to “amend law todemonstrate Human Rights Council candidacy commitment.

This is the first collective action by political bloggers in Vietnam who voice their opinions about Vietnam’s running for its membership in the United Nations Human Rights Council for the 2014-2016 tenure and, during the process, ignoring the role of its people.

Much experience in abusing laws

If they were able to openly express their opinions in an organized and straightforward way, the signers must have said that the Vietnamese State must stop abusing laws for the sake of “management”, which actually aims to benefit the State at the expense of the people.

“To facilitate public management” is a deep-rooted mindset accounting for the fact that Vietnamese Government has used its system of laws, regulations and fiats at its discretion and out of its interest for dozens of years since the making of the nation in 1945.

In the two recent years alone, Vietnam has seen many repressive laws manifested in a series of irrelevant, government-oriented policies: an Internet-controlling decree preventing Internet users from “violating fine customs and traditions” (but what is a fine custom and/or tradition?); a circular on the application of a new ID card form requiring the bearer to submit their parents’ names (what if I were an illegitimate child wanting to protect his privacy?); a decree on fining any citizen who fails to prove the ownership of their vehicle (does it mean I shall have to bring loads of documents with me whenever I go out?); and dozens of discretionary decisions by the Ministry of Finance to increase fuel prices despite skyrocketing inflation.

A crucial code of any legal system, the Penal Code, includes a range of repressive provisions. Article 79, “Carrying out activities aimed at overthrowing the people’s administration”, is nothing more than the suppression of the right to association and political participation. Article 88, “Conducting propaganda against the State”, and Article 258, “Abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State”, inhibit freedom of speech in banning people to express any idea against the government or anything the government dislikes.

A common feature of dictatorships

It must be said that the Vietnamese Government is not alone in using laws for its benefits, even to seek rents literally (or “to create favorable conditions for management activities” in its euphemistic words) although that may mean “to put people at a disadvantage.”

Using legislations as a tool of repression is likely a common feature of all dictatorships and totalitarian regimes. The Soviet Union, for example, legalized repression of political opposition with Article 58 of the 1927 Russian SFSR Penal Code, according to which any suspect of counter revolutionary activities and enemy of workers is subject to detention. 85 years later, the Russian authorities issued a notorious legal policy targeting non-government organizations, including international ones such as Amnesty International, Human Right Watch, and Transparency International. Hundreds of NGOs were audited and raided, their documents confiscated. Russian “foreign agent” law is criticized for violating human rights and undermining civil society organizations.

Power always becomes corrupt if it goes without a check-and-balance system. Every state tends to abuse laws; the more dictatorial it is, the more abusive of laws it becomes.

In Vietnam, until recently, many people, including those favor liberal democracy, keep opining that “no matter what you do, you must first and foremost obey the law.” Although their opinions seem right, those people fail to answer one question, “So what if the state deliberately uses law as a tool to violate citizens’ rights? Would we obey those laws still?”

Without judicial review, an independent judiciary system or a truly representative legislature, what can the Vietnamese do to protect their freedom rights against their repressive state? This leads to a popular slip, “Then what can we do? Law is in their hands; law is theirs.”

While the Vietnamese government is still free from any pressure to conduct judicial review, especially to revise such important law as the Penal Code, an effort to urge it to abrogate unconstitutional provisions, including Article 258, can be deemed as one of the first steps.

Law, in its true sense, is created to protect the people’s liberty, not to protect the State’s interest.

Thursday 18 July 2013

TUYÊN BỐ CỦA MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM

VIỆT NAM PHẢI SỬA ĐỔI PHÁP LUẬT ĐỂ CHỨNG MINH CAM KẾT TRANH CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HĐNQ) có trách nhiệm tăng cường việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, giải quyết tình trạng vi phạm nhân quyền và đưa ra khuyến nghị.

Là một ứng cử viên vào HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với HĐNQ và duy trì “những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.


Những nghĩa vụ và trách nhiệm này không chỉ được áp dụng trên bình diện quốc tế, mà còn trong nội bộ Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cũng cần xem xét lại tình trạng vi phạm nhân quyền trên đất nước họ và nhân dân Việt Nam cũng phải có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền.

Để cải thiện việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, chúng tôi sẽ thực thi các nguyên tắc của HĐNQ như những hướng dẫn cho các hành động của chúng tôi, vốn cũng đồng thời tuân thủ các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.

Chúng tôi sẽ:

- Tiếp tục xúc tiến và truyền đạt đến người dân Việt Nam về các quyền của họ bằng cách phân phối công khai bản Tuyên ngôn nhân quyền, tổ chức các diễn đàn công khai để thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam và vận động cho những sự cải thiện cần thiết trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền.

- Tiếp tục giám sát, báo cáo và bình luận công khai về sự cải thiện, thụt lùi hay vi phạm nhân quyền ở Việt Nam,  với sự tập trung vào vấn đề chính sách và thực thi chính sách ảnh hưởng đến nhân quyền do nhà chức trách Việt Nam tiến hành.

Để hoàn thành những hành động có trách nhiệm này, chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam và HĐNQ xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 – “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Trong tháng Năm năm 2013, hai blogger đã bị tạm giữ ngay sau khi họ phân phát bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và cảnh sát cáo buộc họ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Chỉ vài tuần sau đó, hai blogger khác cũng bị tam giữ sau khi tham gia một cuộc dã ngoại để thảo luận về các nội dung của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

Gần đây nhất, trong tháng Năm và tháng Sáu năm 2013, điều 258 đã được sử dụng để bắt blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng cách đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog của họ.

Điều này vi phạm điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở,  được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”.

Sẽ là một trọng trách khi phụng sự như một quốc gia thành viên của HĐNQ, và là cơ hội để thúc đẩy nhân quyền ở trong cũng như ngoài quốc gia đó. Để thành công trong việc ứng cử vào HĐNQ, chúng tôi tin rằng Việt Nam phải bãi bỏ hoặc sửa đổi điều 258 để đảm bảo rằng nhân dân Việt Nam được tự do để tự học hỏi về nhân quyền cũng như thúc đẩy nhân quyền.

Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét việc huỷ bỏ điều 258 để chứng tỏ cam kết của mình và đóng góp cho việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền, và chúng tôi hy vọng các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam thực hiện điều đó trong thời gian vận động tranh cử.

Chúng tôi yêu cầu Việt Nam thể hiện các cam kết về nhân quyền của họ như một ứng cử viên tốt trước cuộc bầu cử, để tạo điều kiện cho các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đánh giá các cam kết nhân quyền của họ. Việc bãi bỏ điều 258 phải là một trong các cam kết đó.

Như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã nói – “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động”. Là những người vận động cho tự do biểu đạt ở Việt Nam và là nạn nhân của các vi phạm nhân quyền vì các hoạt động của mình, chúng tôi xem việc ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền như một cơ sở cho các cuộc thảo luận có tính xây dựng về nhân quyền ở đất nước chúng tôi.

STATEMENT FROM A NETWORK OF VIETNAMESE BLOGGERS


STATEMENT FROM A NETWORK OF VIETNAMESE BLOGGERS

VIETNAM SHOULD AMEND LAW TO DEMONSTRATE HUMAN RIGHTS COUNCIL CANDIDACY COMMITMENT

The United Nations Human Rights Council (HRC) is responsible for strengthening the promotion and protection of human rights around the globe and for addressing situations of human rights violations and making recommendations on them.

As a candidate for the HRC for the 2014-2016 tenure, Vietnam must demonstrate its commitment to cooperating with the HRC and upholding “the highest standards in the promotion and protection of human rights”. 

These obligations and responsibilities do not only apply on the international arena, but also inside Vietnam.  The Vietnamese government also needs to review the human rights situation in their own country and the Vietnamese people also have a right to freedom of opinion and expression, including on these matters.

In order to improve the protection of human rights in Vietnam, we will take HRC's principles as guidelines for our actions, which also comply with Vietnam’s obligations under international human rights law.

We will:

- Continue to promote and inform the Vietnamese people about their rights by publicly distributing the Universal Declaration of Human Rights (UDHR), organizing public forums to discuss human rights in Vietnam and advocating for necessary improvements of the respect and protection of human rights.

- Continue to monitor, publicly report and comment on improvement, setbacks, or violations of human rights in Vietnam, with a focus on policy and practice by the Vietnamese authorities that affect human rights.

In order to fulfill these responsible actions, we call upon the Vietnamese government and the HRC to review Article 258 of the 1999 Penal Code of Vietnam, amended in 2009 - "crime of abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and citizens."

In May 2013, two bloggers were detained right after they distributed the UDHR and police accused them of abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State. Only weeks later, two other bloggers were detained after participating an outdoor picnic to discuss the content of the UDHR.

Most recently, in May and June 2013, Article 258 was used to arrest blogger Truong Duy Nhat, Pham Viet Dao, and Dinh Nhat Uy forexercising their rights of freedom of expression by peacefully publishing texts on their blogs.

This article is in breach of the Article 19 of the UDHR: "Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers."

It would be a great responsibility to serve as a member state of the Human Rights Council, and an opportunity to promote human rights domestically and abroad. For a successful candidacy, we believe Vietnam must repeal or make amendments to Article 258 to ensure that Vietnamese people are free to educate themselves about and promote human rights. 

We hope that Vietnam will consider the abrogation of Article 258 to demonstrate its commitment and contribution to promoting and protecting human rights, and we hope that the General Assembly members will push Vietnam to do so during the campaigning period. 

We request Vietnam to present its human rights pledges as a candidate well before the election, to enable members of the General Assembly to assess its human rights commitment. The abrogation of Article 258 should be among the pledges.

As said by Ban Ki-moon, UN Secretary-General - “All victims of human rights abuses should be able to look to the Human Rights Council as a forum and a springboard for action.” As advocates for freedom of expression in Vietnam and victims of human rights violations because of our activism, we view Vietnam's candidacy for the HRC as a platform for constructive human rights discussions in our country.


DANH SÁCH CÁC BLOGGER KÝ BẢN TUYÊN BỐ
(List of the first 69 Vietnamese bloggers signing the Statement)

  1. Võ Quốc Anh - Nha Trang
  2. Phạm Lê Vương Các - Sài Gòn
  3. Huỳnh Ngọc Chênh - Sài Gòn
  4. Nguyễn Thảo Chi - Sài Gòn
  5. Nguyễn Đắc Hải Di - Oslo, Na-uy
  6. Lê Dũng - Hà Nội
  7. Hoàng Văn Dũng - Sài Gòn
  8. Nguyễn Văn Dũng - Hà Nội
  9. Mai Xuân Dũng - Hà Nội
  10. Trương Văn Dũng - Hà Nội
  11. Ngô Nhật Đăng - Hà Nội
  12. Nguyễn Chí Đức - Hà Nội
  13. Phạm Văn Hải - Nha Trang
  14. Hoàng Thu Hà - Hà Nội
  15. Bùi Thị Minh Hằng - Vũng Tàu
  16. Nguyễn Vũ Hiệp - Hà Nội
  17. Vũ Sỹ Hoàng - Sài Gòn
  18. Nguyễn Thị Hợi - Nam Định
  19. Lê Anh Hùng - Quảng Trị
  20. Trần Văn Huỳnh - Sài Gòn
  21. Nguyễn Việt Hưng - Hà Nội
  22. Đặng Thị Hường - Hà Nội
  23. Nguyễn Xuân Kim - Nghệ An
  24. Đặng Ngọc Lan - Hà Nội
  25. Bùi Tuấn Lâm - Đà Nẵng
  26. Nguyễn Thùy Linh - Hà Nội
  27. Vũ Thị Thùy Linh - Hà Nội
  28. Đào Trang Loan - Hà Nội
  29. Lê Thăng Long - Sài Gòn
  30. Nguyễn Tiến Nam - Yên Bái
  31. Phạm Thanh Nghiên - Hải Phòng
  32. Vũ Quốc Ngữ - Hà Nội
  33. Đào Hữu Nghĩa Nhân - Sài Gòn
  34. Bùi Thị Nhung - Ninh Bình
  35. Lê Hồng Phong - Hà Nội
  36. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Nha Trang
  37. Trương Minh Tam - Hà Nội
  38. Hồ Đức Thành - Hà Nội
  39. Nguyễn Hồ Nhật Thành - Sài Gòn
  40. Phạm Văn Thành - Pháp
  41. Nguyễn Lân Thắng - Hà Nội
  42. Châu Văn Thi - Sài Gòn
  43. Khổng Hy Thiêm - Nha Trang
  44. Võ Trường Thiện - Nha Trang
  45. Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại - Sài Gòn
  46. Nguyễn Tường Thụy - Hà Nội
  47. Trịnh Kim Tiến - Sài Gòn
  48. Nguyễn Thành Tiến
  49. Phạm Toàn - Hà Nội
  50. Trịnh Văn Toàn - Hà Nội
  51. Lê Thu Trà - Hà Nội
  52. Nghiêm Ngọc Trai - Hà Nội
  53. Phạm Đoan Trang - Hà Nội
  54. Nguyễn Thu Trang - Hà Nội
  55. Hoàng Đức Trọng - Sài Gòn
  56. Phạm Văn Trội - Hà Nội
  57. Hoàng Anh Trung - Hà Nội
  58. Nguyễn Anh Tuấn - Đà Nẵng
  59. Trịnh Anh Tuấn - Buôn Ma Thuột
  60. Vũ Quốc Tú - Sài Gòn
  61. Đặng Vũ Tùng - Zurich, Thụy Sĩ
  62. Nguyễn Chí Tuyến - Hà Nội
  63. Nguyễn Hoàng Vi - Sài Gòn
  64. Nguyễn Văn Viên - Hà Nội
  65. Bùi Quang Viễn - Sài Gòn
  66. Lê Công Vinh - Vũng Tàu
  67. J.B Nguyễn Hữu Vinh - Hà Nội
  68. Đặng Tuấn Vũ - Hà Nội
  69. Huỳnh Thục Vy - Quảng Nam