Sunday 31 March 2013

Justice for Doan Van Vuon - Công lý cho Đoàn Văn Vươn


DECLARATION: JUSTICE FOR DOAN VAN VUON

Whereas, in the legal case of Doan Van Vuon (name in Vietnamese: Đoàn Văn Vươn), the local authority of Tien Lang (Tiên Lãng) district, Hai Phong (Hải Phòng) has committed a great many wrongdoings in performing “official duty”, violating the principle of rule of law, acting against the interests of the people;

Whereas, the charge against Doan Van Vuon and his relatives with “murder of persons being on public duties” as stipulated by Point D, Clause 1, Article 93, and “resisting persons in the performance of their official duties” as stipulated by Point D, Clause 2, Article 257, the Penal Code of Vietnam, is wrongful, because this charge violates the requirements of the lawfulness of official duties;

Whereas, the resistance by Doan Van Vuon and his relatives, which is based on his right to self-defense and to protect his family’s long-acquired property, came as a result of the wrongful so-called “official duty”;

Whereas, the magistrate’s court in the coming April may not ensure objectivity, because the indictment has already failed to fully describe the case or to clarify evidence and principles as to verify truth regarding the case, and because of many other shortcomings;

We, those who are fully conscious of the above-mentioned issues, make this Declaration of Justice for Doan Van Vuon, with the purpose of warning the tribunal – the People’s Court of Hai Phong City – to judge rightly and to observe the principles of trial under national and international laws and other codes of conduct. 

This goes particularly as follows:

Under Article 30 of the current Vietnamese Constitution, “During trials, judges and people’s assessors are independent and subject only to the law.

Under Article 10, the 1948 Universal Declaration of Human Rights, “Everyone is entitled in full equality to a fair and public hearing by an independent and impartial tribunal, in the determination of his rights and obligations and of any criminal charge against him.

Under Clause 1, Article 14, the 1966 International Covenant on Civil and Political Rights, which Vietnam is a signatory and thus is obliged to implement, “All persons shall be equal before the courts and tribunals. (…) Everyone shall be entitled to a fair and public hearing by a competent, independent and impartial tribunal established by law.

This Declaration of us, who are reason-loving, does not just warn but also encourage the tribunal to be courageous and to rightly implement its function of the judge, in the most possibly independent and objective way, to do justice.

And for these reasons, we sign on this Declaration.

We are aware that the support, even in the form of a signature only, can make substantial contribution to creating a list of thousands of signatures, thus uplifts Doan Van Vuon.

We are aware that the support, even in the form of a signature only, can help intimidate the dark into yielding to the light.

We are aware that each signature of us can help to stir the apathetic, and they will turn from apathy to sympathy to become our friends.

We are aware that each signature of us can contribute to the enormous power of the common sense, thus ignites the light of justice for Doan Van Vuon.


* * *


Doan Van Vuon, born in 1963, is a farmer in Tien Lang district, Hai Phong province. After serving in the army between 1981 and 1984, then learning at the Hanoi University of Agriculture, he started his own farming business in 1993 by leasing wetlands from the local authorities for fish and shrimp raising within a 14-year period. He also reclaimed land from the sea during his lease. 

In 1997 he requested for more land lease, and the request was approved, giving him right to use land for 14 years as from October 4, 1993, while under the 1993 Land Law, tenants are granted “land use right” for a period of 20 years. 

In 2007 and 2008, the local People’s Committee issued decisions to evict Vuon from his land. He certainly declined to vacate the fish farms, and this was the prologue for a tragedy. The Tien Lang shootout broke out in the morning of January 5, 2012, when Doan Van Vuon’s brothers, using improvised mines and muskets, resisted an eviction by local policemen and soldiers. No one was killed, but Vuon’s houses were destroyed and leveled to the ground. Vuon and his brother Quy were later detained and charged with “attempted murder”, a very serious crime under the Penal Code of Vietnam, for which one may be sentenced even to life imprisonment or capital punishment.

Local people said they are grateful to Vuon for his reclamation of land, which helped build their coastal community, while his 8-year-old daughter drowned in an accident in 2001. At the same time, Colonel Do Huu Ca, top leader of the local police force, said in an interview with the VnMedia news site that the eviction was “a splendid fight” that is “worthy of being brought to book.

I told our comrades (…) that this was not a military exercise, but there were actually many things to learn. [The eviction] was very interesting with the spectacular combination between local authorities, the army, the border police, so there is nothing to complain about.


* * *

TUYÊN NGÔN: CÔNG LÝ CHO ĐOÀN VĂN VƯƠN

Xét rằng, trong vụ án Đoàn Văn Vươn, chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã có nhiều sai phạm trong việc thực hiện ‘công vụ’, vi phạm nguyên tắc thượng tôn pháp luật và đi ngược lại lợi ích của người dân,

Xét rằng, căn cứ truy tố Đoàn Văn Vươn cùng một số thân nhân về tội giết người thi hành công vụ, theo điểm d, Khoản 1, Điều 93, Bộ luật hình sự, và chống người thi hành công vụ, theo điểm d, Khoản 2, Điều 257, cùng bộ luật, là không thỏa đáng, do căn cứ này vi phạm nguyên tắc về tính hợp pháp của công vụ,

Xét rằng, hành vi chống trả của Đoàn Văn Vươn cùng một số thân nhân, xuất phát từ quyền tự vệ và quyền bảo vệ đối với tài sản của gia đình đã được gây dựng trong nhiều năm, là hệ quả của ‘công vụ’ sai pháp luật,

Xét rằng, phiên xử sơ thẩm của vụ án vào tháng Tư tới đây có thể sẽ không đảm bảo được tính khách quan, bởi cáo trạng không lột tả được bản chất sự việc, không làm rõ những chứng cứ và nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, cùng nhiều bất cập khác,

Chúng ta, những người nhận thức rõ về các vấn đề trên, xướng lên bản Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn, nhằm nhắc nhở cơ quan xét xử (Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng), phải thực hiện xét xử công minh, tuân thủ các nguyên tắc xét xử của luật quốc gia và luật quốc tế, cùng các chuẩn mực nghề nghiệp khác. Cụ thể như sau: 

Theo Điều 130, Hiến pháp Việt Nam hiện hành, “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Theo Điều 10, Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền, 1948: “Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.

Theo Khoản 1, Điều 14, Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự & Chính trị, 1966, mà Việt Nam đã gia nhập và do đó có nghĩa vụ thực hiện: “Mọi người đều bình đẳng trước các toà án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật...

Tuyên ngôn của chúng ta, những người yêu chuộng lẽ phải, không chỉ nhắc nhở, mà còn khuyến khích cơ quan xét xử hãy can đảm và thực hiện đúng vai trò quan tòa của mình, một cách độc lập và khách quan nhất có thể, trong việc phân định đâu là công lý.

Và vì thế, chúng ta ký tên vào bản tuyên ngôn này.

Chúng ta hiểu rằng, sự hưởng ứng dù chỉ bằng một chữ ký, cũng có thể góp phần đáng kể để tạo nên một danh sách hàng vạn chữ ký nhằm làm mạnh mẽ thêm tinh thần của Đoàn Văn Vươn.

Chúng ta hiểu rằng, sự hưởng ứng dù chỉ bằng một chữ ký, cũng có thể góp phần làm cho bóng tối khiếp sợ, và lùi bước trước sự lan tỏa của ánh sáng.

Chúng ta hiểu rằng, mỗi chữ ký của chúng ta, sẽ góp phần làm lay động những người bàng quan, và từ chỗ bàng quan, họ trở thành những chiến hữu.

Chúng ta hiểu rằng, mỗi chữ ký của chúng ta, sẽ góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của lẽ phải, để làm bừng lên ánh sáng công lý cho Đoàn Văn Vươn.

Đồng ký tên khởi xướng cho tuyên ngôn này:

Nhóm sinh viên Luật, TP. HCM:

1. Nguyễn Trang Nhung, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp 4B Văn bằng 2 Chính quy, niên khóa 2011-2014

Quote yêu thích: "Ngay cả khi bạn không làm chính trị, chính trị sẽ đến với bạn." (Aung San Suu Kyi)

2. Bùi Quang Viễn, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp 3B Văn bằng 2 Chính quy, niên khóa 2010-2013

Quote yêu thích: "Điều duy nhất giúp cái ác chiến thắng là những người tốt không làm gì cả." (Edmond Burke)

3. Phạm Lê Vương Các, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp AUF35 Văn bằng 1 Chính quy, niên khóa 2010-2014

Quote yêu thích: "Hạnh phúc trong tầm tay là biết chủ động dấn thân lựa chọn những khó khổ cho mình." (Phạm Lê Vương Các) 

Sài Gòn, 31/3/2013 


Nguồn: http://tuyenngondvv.blogspot.com/2013/03/tuyen-ngon-cong-ly-cho-oan-van-vuon.html

Saturday 23 March 2013

Không thể biện minh


Tôi đã từng nghĩ, trong mọi cuộc đấu tranh đều có sự “phân công lao động”: Có người thì luôn ở tuyến đầu, trực diện chiến đấu, thậm chí giáp lá cà với đối phương; có người luôn ở vị trí nhân viên tình báo, âm thầm và lặng lẽ đưa thông tin của đối phương về cho quân mình. Vai trò của nhân viên tình báo vô cùng quan trọng, nhất là khi thông tin trở thành thứ vũ khí lợi hại nhất.

Trong công cuộc đấu tranh vì dân chủ cũng vậy, tôi đã từng tin là có những người đóng vai trò “điệp viên hoàn hảo” như thế. Đó là lý do để tôi viết bài “Giọt nước mắt của lề phải”, với những câu này: “Nhưng dù thế nào đi nữa, (…) vẫn luôn có những nhà báo lề phải ngày đêm lặng lẽ mang những gì tốt đẹp nhất mình có thể tìm được đến cho độc giả. Tôi kính phục họ - những nhà báo trung thực, giấu sự phản kháng vào trong thầm lặng. (…) Họ im lặng, cố gắng mang đến cho độc giả những thông tin tốt nhất có thể có được, thông qua một lối diễn đạt nhẹ nhàng nhất, và chỉ thầm ước mong: rồi độc giả sẽ hiểu”.

Nhưng ngay cả khi viết những dòng như thế, tôi cũng vẫn nghĩ rằng, sẽ đến một lúc mà mỗi người ở cái cương vị “lề phải” ấy phải lựa chọn: Đứng về phía sự tiến bộ, vì nhân dân, hay đứng về phía cường quyền, chống lại nhân dân? Sẽ đến một lúc mà sự im lặng trở thành đồng loã với tội ác, sự “đóng giả, vào vai nhà tình báo hai mang” là sự dối trá, và cái lập luận “phải nhẫn nhục ở trong chúng nó để đánh phá chúng nó từ bên trong” trở thành bao biện.  Đó chính là khi mà, không có những thông tin của anh, người ta cũng chẳng thiếu thông tin; không có sự “hỗ trợ” từ anh, người ta cũng chẳng chết.  Anh không thể lấy cớ “tôi phải ẩn mình, phải giả vờ giống như chúng nó, để bọc lót, hỗ trợ anh em” để biện minh cho sự hèn nhát, kém cỏi hay phản bội của mình được.

Hành động của ông Nguyễn Đình Lộc khi trả lời chương trình Thời sự 19h của VTV hôm 22/3 cũng vậy, không có gì biện minh cho ông được.  Điều duy nhất mà tôi có thể khẳng định theo hướng có lợi cho ông, đó là, từ góc nhìn của một phóng viên, tôi biết phóng sự này của VTV có sự  cắt và ghép hình ảnh, lời nhân vật (ít nhất là sử dụng nhiều hình chèn vào đoạn phỏng vấn). Nhưng điều đó chỉ thuần tuý là kỹ thuật, chứ không  ảnh hưởng gì đến suy nghĩ, đến thông điệp mà ông Lộc truyền tải đến khán giả, thông điệp ấy là “Tôi không liên quan đến bản Kiến nghị Hiến pháp của ‘một số người’ nào đó”.

Tôi đã từng nghĩ “trong lề phải có những giọt nước mắt”. Tôi cũng đã từng nghĩ “sẽ đến một thời điểm mà sự hai mang, hai mặt không còn có thể được chấp nhận nữa”. Và tôi sợ rằng thời điểm ấy đã đến rồi.


Sunday 17 March 2013

"Nói với mình và các bạn": Vận động hành lang, thành lập đảng...


Dưới đây là bài viết thứ tư trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”. Mục đích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp độc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị, về sự tham gia, về tự do ngôn luận và sự phân biệt giữa tự do ngôn luận với xúc phạm người khác, về hiến pháp, quyền lập hiến và quyền tẩy chay hiến pháp, bất tuân dân sự. 

Còn mục đích của bài thứ tư, thứ năm là trả lời một cách cụ thể câu hỏi: Trên lý thuyết, tham gia chính trị là làm gì?; và liên hệ nó với những câu chuyện trong thực tiễn ở Việt Nam cũng như thế giới.

Phạm Đoan Trang

* * *

Kỳ 4

VẬN ĐỘNG HÀNH LANG, THÀNH LẬP ĐẢNG...

Với cách hiểu chính trị là “quá trình ra quyết định và thực thi quyết định đó trong một nhóm, một cộng đồng, một xã hội, một quốc gia”, hoạt động chính trị, theo nghĩa rộng, là tất cả những gì bạn làm để tạo áp lực lên một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức, nhằm thuyết phục họ hành động như ý bạn muốn. Còn theo nghĩa hẹp, hoạt động chính trị là công việc của những người làm chính trị như một nghề để sống; tuy nhiên, chúng ta sẽ bàn đến các chính trị gia chuyên nghiệp trong một kỳ khác của loạt bài này.

Trở lại với cách hiểu hoạt động chính trị là tất cả những gì bạn làm để thuyết phục cá nhân, cơ quan, tổ chức, bạn thấy ngay là nó quá rộng: Từ việc nhỏ như vận động cả công ty đặt điều hòa nhiệt độ ở mức trên 25 độ C, cho đến việc lớn hơn như làm thế nào để GS-TS. Nguyễn Minh Thuyết tiếp tục làm đại biểu quốc hội thêm một khóa thứ ba, trong khóa này dứt khoát phải làm sao để bác ấy thúc đẩy vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý dứt điểm chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm… cái gì cũng là hoạt động chính trị cả.

Quá rộng, quá nhiều và bao trùm, nhưng bạn đừng “ngộp thở” vội, vì chúng ta sẽ phân loại các hoạt động chính trị ngay bây giờ (1). Về cơ bản, có các hình thức hoạt động chính trị như sau: vận động; hoạt động đảng phái; làm truyền thông; khiếu kiện; biểu tình; đình công; tẩy chay; bất tuân dân sự; bạo động, ám sát. (Bạn có thể thấy hình thức cuối cùng, “bạo động, ám sát”, là đầy màu sắc bạo lực, vô luật, vô chính phủ. Đúng vậy, nhưng chúng vẫn cứ là hoạt động chính trị và vì thế vẫn sẽ được liệt kê ở đây.)

Vận động  

Vài năm gần đây, trong ngôn ngữ chính trị của Việt Nam xuất hiện một số từ mới như “vận động hành lang”, “vận động chính sách”, dịch từ tiếng Anh “lobby” và “policy advocacy”, gọi chung là “vận động”. Đó là việc một cá nhân, hoặc một nhóm lợi ích có tổ chức, tác động lên quá trình hoạch định chính sách để chính sách được ban hành theo ý họ, bằng cách gặp gỡ trao đổi, thuyết phục, hối lộ, đe dọa người làm chính sách. Ví dụ bạn mời sếp đi nhậu, hoặc đến nhà sếp biếu vợ sếp mảnh khăn kết hợp với cái phong bì, để nhờ sếp hạ thấp tiêu chuẩn cho chức vụ trưởng/phó phòng… đều là vận động cả.

Trên bình diện quốc gia, người làm chính sách có thể là quan chức chính phủ, dân biểu (nghị sĩ, ở ta gọi là “đại biểu quốc hội”), và cả tòa án. Riêng ở Việt Nam, “đối tượng” làm chính sách bao gồm một lực lượng tối quan trọng là lãnh đạo các cơ quan Đảng, từ Trung ương đến địa phương.

Vận động, theo nghĩa nguyên thủy của nó, là một hoạt động chính đáng, hợp pháp và cần thiết. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để nó chính đáng, hợp pháp, là vận động phải đảm bảo công khai, minh bạch – mà công khai, minh bạch những gì, hình thức vận động cụ thể như thế nào, thì do luật pháp quy định. Ví dụ, công chúng có quyền biết là nhóm lợi ích nào đang ủng hộ và tác động để dự án Đường sắt cao tốc Bắc-Nam được thông qua, nhóm lợi ích nào đứng sau chủ trương khai thác bauxite Tây Nguyên… Thậm chí luật còn phải quy định rõ: Đưa bao nhiêu tiền thì là hợp lý và chấp nhận được? 

Nếu không có luật, không có sự công khai minh bạch, thì vận động sẽ trở thành “đi đêm”, “hối lộ”, “móc ngoặc”, “tham nhũng chính sách” như ở Việt Nam.

Về phần mình, nếu bạn (hoặc nhóm lợi ích của bạn, nếu có) muốn vận động thành công thì điều kiện tiên quyết là bạn phải có khả năng “tiếp cận đối tượng hoạch định chính sách” hoặc phải biết sử dụng người có khả năng làm việc đó. Tóm lại là biết “đi đúng cửa” – chuyện này thì ở nước nào cũng vậy.

Hoạt động đảng phái

Vận động là hình thức hoạt động chính trị mà một cá nhân – như bạn – cũng có thể làm. Nhưng tất nhiên, nó sẽ hiệu quả hơn nếu bạn có tổ chức. Giống như khi bạn muốn tất cả các cơ quan, công sở, đều thực hiện phong trào “trên 25 độ C”, thì bạn nên huy động thêm một số người cùng nghĩ như bạn vào việc thuyết phục, hoặc bạn phải lôi kéo được một tổ chức nào đó có liên quan, ví dụ một NGO (2), một cơ quan báo chí, một kênh truyền hình về môi trường, cùng tham gia ủng hộ/ bảo trợ/ tài trợ cho bạn. Một tiếng nói đơn lẻ khó mà có sức mạnh như nhiều tiếng nói cùng kết hợp một cách có tổ chức. 

Cho nên hoạt động chính trị gắn với tổ chức, đảng phái là vì thế. Để hiệu quả, bạn sẽ phải hoặc là thành lập một tổ chức/ chính đảng mới; hoặc gia nhập một tổ chức/ chính đảng có sẵn; hoặc bố trí, chỉ định nhân sự vào một tổ chức/ chính đảng nào đó có ảnh hưởng quyết định chính sách (hiểu nôm na là “cài cắm người”).

Việc đoàn kết, tập hợp lại là điều đương nhiên để có thể thực hiện một mục đích chung, chẳng hạn để tiếng nói của mình được lắng nghe; vậy nên nó đã trở thành một trong các quyền con người căn bản, ngôn ngữ chính trị gọi là “quyền lập hội” (bao gồm cả thành lập đảng phái). Định nghĩa một cách đầy đủ hơn: Quyền lập hội (freedom of association) là quyền của mỗi cá nhân được hợp tác cùng các cá nhân khác trong việc lên tiếng, thúc đẩy, theo đuổi và bảo vệ một/những lợi ích chung của họ. Quyền này đôi khi cũng được gọi là quyền tụ tập (freedom of assembly, freedom to assemble).

Như vậy, bạn có thể thấy khiếu kiện tập thể, biểu tình, thành lập đảng mới, đều là thực hiện quyền tự do tụ tập/ quyền tự do lập hội của mình. Và chắc rằng đến đây thì bạn cũng đã hiểu vì sao luật về hội của Việt Nam mãi vẫn chưa được thông qua, sau ít nhất 16 lần dự thảo (tính đến năm 2010); vì sao Nhà nước lại ra Nghị định 38 xử phạt hành chính các hành vi tụ tập đông người; vì sao nước ta bao lâu nay chẳng có đảng nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền...

Bạn cũng có thể tự hỏi: Vậy nếu là người dân thấp cổ bé họng, không có khả năng tiếp cận nhà làm chính sách để mà lobby, cũng không được kết hợp với những người khác, không được “có tổ chức” đứng sau lưng, thì còn biết làm cách nào để lên tiếng, để nguyện vọng của mình được lắng nghe và thực hiện đây?

Trong thời đại Internet, công nghệ Web 2.0 (chứ không phải Đảng và Nhà nước ta) đã đem đến một cách mới cho người dân lên tiếng. Cách đó đã được sử dụng và mang lại hiệu quả nhất định trong nhiều sự kiện chính trị vài năm trở lại đây, và các blogger, Facebooker gọi nó là “làm truyền thông”. Và bạn biết không, đó cũng chính là một hình thức hoạt động chính trị.


(1) Cách phân loại này dựa trên một số lý thuyết về khoa học chính trị, đặc biệt là của nhà chính trị học người Mỹ Austin Ranney, cùng với nhìn nhận của tôi về thực tế ở Việt Nam.

(2) NGO, viết tắt của cụm từ tiếng Anh non-governmental organization, nghĩa là tổ chức phi chính phủ. 


Kỳ sau: Làm truyền thông hay là “tuyên truyền phản tuyên truyền”  

Kỳ 1: Chính trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta