Sunday 28 April 2013

Lược sử cuộc sửa đổi Hiến pháp Việt Nam 1992 - Timeline of the Constitutional Amendment in Vietnam


Bản tiếng Anh ở phía dưới. Please scroll down for the English version.

2011

Tháng 1: Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới”. Bản báo cáo dài hơn 100 trang, với ngôn ngữ chung chung thường lệ, không nêu cụ thể “tình hình mới” là như thế nào, nhưng có nhận định: “Từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, kinh tế và đời sống gặp nhiều khó khăn. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, kích động bạo loạn, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình””.

2/8: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có tờ trình lên Quốc hội “về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992”. 

Tờ trình khẳng định việc sửa đổi Hiến pháp là nhằm mục đích “thể chế hoá kịp thời đường lối, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng”, “việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải bám sát” các cương lĩnh, nghị quyết và văn kiện của Đảng, “ghi nhận những thành quả”, “thành tựu to lớn” của đất nước “do Đảng khởi xướng”.

Tờ trình cũng đề ra một định hướng của việc sửa đổi Hiến pháp 1992 là “Khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội đã được nhân dân ta, mà đại diện cao nhất là Quốc hội thừa nhận và ghi vào Hiến pháp”.

6/8: Quốc hội ra Nghị quyết số 06/2011/QH13 “Về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”.

Thành viên Uỷ ban gồm:
  1. Ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban.
  2. Ông Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban.
  3. Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên.
  4. Bà Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Ủy viên.
  5. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên.
  6. Bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên.
  7. Ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị
Tất cả đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và giữ chức vụ cao trong bộ máy lãnh đạo.

24/8: Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 họp phiên thứ nhất. 


2012

21/2: Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 họp phiên thứ hai, thảo luận về “Báo cáo của Ban Biên tập về những vấn đề cơ bản trong sửa đổi Hiến pháp năm 1992”.

22/5: Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành văn bản số 52-HD/BTGTW, gửi các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương Hướng dẫn tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành TW Đảng khoá XI (7/5/2012), trong đó có “những vấn đề cơ bản định hướng việc sửa đổi Hiến pháp 1992” (tiếp tục thể chế hóa đầy đủ và sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo).

23/11: Quốc hội ra Nghị quyết “Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, đợt lấy ý kiến “bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 năm 2013 và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2013”.

29/12: Bộ Chính trị ra Chỉ thị “về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, nêu rõ: “Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương (…) chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta”.

Cùng ngày, tại cuộc họp báo triển khai thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, khẳng định: “Không có điều gì cấm kỵ khi nhân dân góp ý sửa Hiến pháp”, “nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”.


2013

2/1: Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 22-CT/TW về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Điểm số 3 và 4 quy định:

Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương lãnh đạo, kiểm tra việc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta”.

Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp; mở chuyên trang, chuyên mục về dự thảo sửa đổi Hiến pháp và phản ảnh kịp thời ý kiến đóng góp của nhân dân”.

11/1: Giáo sư Hoàng Xuân Phú có bài viết “Hai tử huyệt của chế độ”, nhận định:

“Có lẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam quan niệm rằng
  • quy định về quyền lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội, và
  • quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý
tại Điều 4 và Điều 17–18 của Hiến pháp 1992 là hai tử huyệt của chế độ. Vì vậy, dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 (*) và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”.

19/1: 72 trí thức cùng ký vào một bản kiến nghị gọi là “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, với nội dung đề nghị soạn thảo Hiến pháp theo Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về Quyền Con Người, thực hiện tam quyền phân lập, thành lập toà bảo hiến, lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải với Đảng Cộng sản Việt Nam như Điều 70 của dự thảo.

Kiến nghị được đăng tải trên trang web Bauxite Việt Nam và Anh Ba Sàm. Sau đó, một số chuyên gia luật (ẩn danh) đã soạn thảo một dự thảo hiến pháp đi kèm kiến nghị này, theo đó Việt Nam thực hiện dân chủ đa đảng. Cả dự thảo và bức kiến nghị hôm 19/1 trở thành Kiến nghị 72 - là bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp đầu tiên không phải do Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đưa ra trong lần sửa đổi này.

1/2: Trang web Cùng viết hiến pháp (hienphap.net) ra đời với mục đích “tạo ra một không gian đối thoại dân chủ về việc sửa đổi Hiến pháp”, như lời phi lộ của nhóm khởi xướng (gồm GS. Ngô Bảo Châu, GS. Đàm Thanh Sơn, cựu Tổng Biên tập VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn).

2/2: Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, trả lời phỏng vấn tạp chí Thanh Tra, tái khẳng định: “Không có “vùng cấm” trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này”.

4/2: 16 đại diện của nhóm Kiến nghị 72 đến trụ sở Quốc hội tại 37 Hùng Vương (Hà Nội) gửi Kiến nghị, trưởng đoàn là ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp. Một số cơ quan báo chí có đến đưa tin và đăng tải, như báo Pháp luật TP.HCM.

Ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Ban Biên tập dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, tiếp đoàn.

21/2: Một số cựu sinh viên Đại học Luật Hà Nội gửi “Kiến nghị về việc sửa đổi Hiến pháp1992”, với hai nội dung: 1. Huỷ thời hạn chót cho việc lấy ý kiến nhân dân; 2. Tổ chức trưng cầu dân ý để nhân dân thực hiện quyền phúc quyết hiến pháp.

25/2: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại một hội nghị với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ  Vĩnh Phúc: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa”. 

Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng tin này trong chương trình Thời sự 19h, và lập tức gây ra một làn sóng phản đối trên không gian Facebook.

26/2: Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, báo Gia đình và Xã hội, có bài viết “Vài lời với TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng”, đăng trên blog cá nhân và có gửi cho hai trang web khác là Anh Ba Sàm và Cùng viết Hiến pháp. Buổi sáng, Anh Ba Sàm đăng tải bài viết này. Đầu giờ chiều, ban lãnh đạo báo Gia đình và Xã hội tổ chức họp và chất vấn Nguyễn Đắc Kiên về bài viết, sau đó tuyên bố cho ông Kiên nghỉ việc, và đăng thông báo buộc thôi việc trên trang điện tử của báo.

28/2: Từ trang Dân Làm Báo, xuất hiện lời Tuyên bố của các Công dân tự do. Không còn là một kiến nghị, Tuyên bố này giống như sự thể hiện một ý chí chính trị: “Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành. Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước”.

1/3: Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi thư góp ý về Hiến pháp cho Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, yêu cầu Hiến pháp mới phải nêu rõ hơn các quyền con người, xoá bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, Nhà nước không được tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo và không được can thiệp vào công việc nội bộ của cộng đồng tôn giáo.

2/3: Đoàn công tác Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Ủy ban dự thảo – dẫn đầu đã có cuộc làm việc với TP.HCM về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo sửa đổi HP trên địa bàn TP.

Sau đó, mỗi hộ dân tại TP.HCM bắt đầu được phát một tập tài liệu 79 trang so sánh Hiến pháp 1992 với dự thảo Hiến pháp do Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đưa ra. Kèm theo đó là một bản “Phiếu lấy ý kiến nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992”.

Bản này đưa ra hai nội dung góp ý:
  1. Đồng ý với toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
  2. Đồng ý với những nội dung khác trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và có ý kiến góp ý, đề nghị sửa đổi, bổ sung ở những Chương, Điều, Khoản hoặc từ ngữ cụ thể.
6/3: Công thư của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gia hạn góp ý sửa đổi Hiến pháp sẽ được dời lại đến ngày 30/9 thay vì 31/3, và đề nghị các cấp chính quyền, các cơ quan ban, ngành địa phương tạo điều kiện cho người dân đóng góp ý kiến.

8/3: Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) bắt đầu một chiến dịch truyền thông vào “giờ vàng” – Chương trình Thời sự 19h hàng ngày – với nội dung đả kích những người ký vào bản Kiến nghị 72, và khẳng định, ca ngợi vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cùng ngày, blog Anh Ba Sàm – trang blog mạnh mẽ nhất trong việc đăng các bài viết, tư liệu mang các quan điểm ngoài quan điểm của Đảng và Nhà nước về sửa đổi hiến pháp – bị hack, toàn bộ dữ liệu bị xoá. Biên tập viên điều hành blog tìm cách lấy lại quyền kiểm soát trang web của mình, và bắt đầu cuộc chiến không cân sức giữa “Thông Tấn Xã Vỉa Hè” và cả một quân đoàn hacker.

Đồng thời với chiến dịch truyền thông trên Đài Truyền hình Việt Nam, các báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, nhiều người tham gia ký Kiến nghị 72 (các đợt sau này) cũng phản ánh việc bị công an và chính quyền địa phương thăm dò, hạch sách.

9/3: Báo Đại Đoàn Kết đăng bài “Sự nguỵ tạo có chủ đích”, khẳng định phần lớn những người ký tên vào Kiến nghị 72, tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đều là những địa chỉ không có thực và bị giả mạo. Kết luận của nhóm tác giả bài báo: “Việc ngụy tạo tên người dân nhằm tạo sức ép với Đảng và Nhà nước đã khiến việc dân chủ lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bị lợi dụng làm méo mó, biến dạng là động cơ chính trị không trong sáng của một số người có tư tưởng đối lập”.

10/3: Đài Truyền hình Việt Nam hưởng ứng báo Đại Đoàn Kết với phóng sự “Mạo danh chữ ký kiến nghị sửa đổi hiến pháp” trong Bản tin Thời sự 19h. Phóng sự ghi hình bà Nguyễn Thị Hường, Phó Hiệu trưởng trường Đại Học Hà Tĩnh, cho biết: “Riêng điều 4 Hiến pháp, các em sinh viên đều hoàn toàn đồng tình, không có bất kỳ ý kiến trái chiều nào”.

12/3: Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, có bài viết “Khi phản biện xã hội được sử dụng như một chiêu bài” của tác giả Huỳnh Tấn, bóng gió rằng các tác giả của những bản kiến nghị trên Internet chắc là “không có việc gì làm”, “chống Đảng”.

13/3: Hacker tiếp tục cướp các địa chỉ khác (mới lập) của Anh Ba Sàm, tung lên những hình ảnh nguỵ tạo về một biên tập viên trang này nhằm mục đích bôi nhọ.

15/3: Anh Ba Sàm tiếp tục blogging ở địa chỉ mới.

17/3: Công An Nhân Dân đăng bài của tác giả Phương Nhi, nhấn mạnh rằng khẳng định Điều 4 Hiến pháp là một phần của lịch sử lập hiến Việt Nam, bảo vệ Điều 4 là bảo vệ chủ quyền dân tộc, thành quả cách mạng, tôn trọng lịch sử và phẩm giá của dân tộc.

18/3: Báo Quân Đội Nhân Dân có bài xã luận khẳng định quân đội không thể thoát ly sự lãnh đạo của Đảng. VTV hưởng ứng.

Một số người dân TP.HCM bắt đầu phản ánh lên Facebook, trang Bauxite Việt Nam và trang Anh Ba Sàm, về việc bị cán bộ địa phương (người của tổ dân phố, phường…) đến nhà “hướng dẫn” ký xác nhận đồng ý vào Phiếu lấy ý kiến, ví dụ: “Chỉ cần ghi “Đồng ý” là xong”, “Nên tránh ghi phần 2, nhất là về Điều 4 và các điều về công an. Nếu ai ghi phần 2 thì các tổ trưởng nhớ ghi nháy thêm địa chỉ nhà hộ đó”.

20/3: VTV và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh, ông Từ Văn Diện, cùng khẳng định Thái Bình và Hà Tĩnh là hai mảnh đất rất giàu truyền thống cách mạng, nhưng lại có rất nhiều người bị nguỵ tạo chữ ký vào bản Kiến nghị 72, chứng tỏ đây là “việc làm có mưu đồ chính trị chống phá đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước”.

Tuy nhiên, VTV và ông Từ Văn Diện không đưa ra bằng chứng cụ thể nào về sự nguỵ tạo. 10 ngày sau, Giáo sư Hoàng Xuân Phú chỉ ra điều đó trong bài viết “Chẳng nhẽ độc quyền cả nói dối hay sao?”, đăng trên blog cá nhân, và blog Anh Ba Sàm đăng lại.

22/3: VTV phỏng vấn ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp, thành viên của Kiến nghị 72. Ông Lộc nói: “(…) những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia. Tôi không tham gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy”.          

Cùng ngày, trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thế Tùng, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, khẳng định sở hữu toàn dân về đất đai là tất yếu.

2/4: Nhóm khởi xướng Kiến nghị 72 ra một bản thông báo, tuyên bố rõ: “Dùng bạo lực và những thủ đoạn chính trị để duy trì chế độ toàn trị, cưỡng lại ý chí của nhân dân sẽ gây nguy hại lớn cho đất nước, cho dân tộc và cho cả Đảng Cộng sản Việt Nam”.

3/4: Tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố kết quả lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, theo đó, số lượt ý kiến đóng góp từ ngày 12/3 tới ngày 27/3 trong toàn tỉnh lên tới 44.459.628 trên tổng dân số 1,7 triệu người. Trong số ý kiến đóng góp này, có 44.455.188 người tán thành nguyên văn với bản Dự thảo Hiến pháp, chiếm tỷ lệ 99,99% dân số tỉnh Bình Dương.

13/4: Nhóm Các Công dân Tự do ra tuyên bố thứ hai, “Quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân”, kêu gọi từ chối, bất hợp tác với mọi hành vi cưỡng ép ký nhận các văn bản liên quan đến Hiến pháp, yêu cầu chính quyền chấm dứt việc đến từng nhà dân ép ký tên vào kiến nghị, ra văn bản nghiêm cấm và nghiêm trị mọi phát biểu và hành vi đe doạ những người dân muốn nêu ý kiến độc lập về Hiến pháp. 

18/4: Nhóm Các Công dân Tự do ra thông báo về “Dã ngoại Nhân quyền”, tức những buổi dã ngoại để trao đổi về quyền con người, diễn ra ngày chủ nhật, 5/5/2013, tại Công viên Nghĩa Đô (Hà Nội), Công viên 30 Tháng Tư (TP. Hồ Chí Minh) và Công viên Bạch Đằng (Nha Trang). 

21/4: Báo Quân Đội Nhân Dân trích lời Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, “Sau 3 tháng triển khai nghiêm túc, dân chủ Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Bộ Chính trị về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, với 28.140 hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến góp ý”.

5/5: Theo lời kêu gọi của nhóm Các Công dân Tự do, một số người ở Hà Nội, Nha Trang và TP. HCM đã tham gia “Dã ngoại Nhân quyền”. Cuộc dã ngoại ở Hà Nội trở thành một cuộc tuần hành với sự có mặt của nhiều nông dân mất đất (dân oan). Một số người bị chặn, gần như bị “giam lỏng” ở nhà để không tham dự được. 

Tại TP.HCM, công an đàn áp, đánh đập các blogger có vẻ là “thành phần tích cực”. Blogger Nguyễn Hoàng Vi cùng mẹ và em gái bị côn đồ hành hung trước sự chứng kiến của công an.

* * *


TIMELINE OF THE CONSTITUTIONAL AMENDMENT IN VIETNAM



2011

January: The political report, disclosed at the 11th National Congress of the Vietnamese Communist Party (VCP), stipulates that “the 1992 Constitution (which was amended in 2001) be promptly researched, amended and supplemented to be in line with new realities.” The over 100-page report, being rhetorical and full of usual clichés, does not elaborate on what “new realities” it is, but reads, “Since late 2007, early 2008, the economy and life faced many difficulties. Hostile forces maintain their acts of sabotage and fomentation and intensify “peaceful evolution” activities.

August 2: The Standing Committee of the National Assembly submits to the NA the Statement “On the Implementation of the Policy of “Research and Amendment of the 1992 Constitution.” The statement makes clear that the Constitution amendment aims at “constitutionalizing opportunely the Party’s major guidelines and policies,” and that “the Constitutional amendment must adhere closely to the Party’s political credos, resolutions and political documents”, “acknowledging huge achievements of the country constituted by the Party.

The Statement also draws up some guidelines for the Constitution amendment, including “Reinforcing the entire rule of the VCP over the State and the society, the rule that has been recognized and constitutionalized by the people, whose supreme respresentative is the National Assembly.

August 6: The NA issues Resolution No. 06/2011/QH13, titled “On the Amendment of the 1992 Constitution and the Establishment of the Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution.”

The members of this Committee include:
  1. Mr. Nguyễn Sinh Hùng, Politburo member, Chairman of the NA, Chairman
  2. Mr. Uông Chu Lưu, Central Party commissioner, Deputy Chair of the NA, Deputy Chairman
  3. Mr. Lê Hồng Anh, Politburo member, permanent member of the Party Central Secretariat
  4. Ms. Nguyễn Thị Doan, Central Party commissioner, Vice President of the State
  5. Mr. Nguyễn Xuân Phúc, Politburo member, Deputy Prime Minister
  6. Ms. Tòng Thị Phóng, Politburo member, Deputy Chair of the NA
  7. Mr. Tô Huy Rứa, Politburo member
All of them are members of the ruling VCP and are holding high positions of political leadership.

August 24: The Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution holds their first meeting.


2012

February 21: The Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution holds their second meeting to discuss on “The Report by the Ediorial Board on Basic Issues in the Amendment.”

May 22: The Central Department of Propaganda and Education issues the document No. 52-HD/BTGTW to all Party cells, guiding the Party members to hold courses and seminars to study and comprehend the Resolutions of the fifth Conference of the 11th Central Committee of the VCP, which has been held on May 7, 2012. These Resolutions stipulate “basic guidelines for the Amendment of the 1992 Constitition”, including “to keep constitutionalizing more fully and deeply the policy of promoting socialist democracy, guaranteeing that all the power of the state belong to the people, based on the alliance between the workers’ class, the peasants’ class, and the intellectual team led by the VCP.

November 23: The NA issues the Resolution titled “Conducting the Collection of People’s Opinions on the Amendment Draft of the 1992 Constitution”. The process of opinion collection is intended to take place “from January 2, 2013 to March 31, 2013.”

December 29: The Politburo releases their Instruction of “conducting the collection of people’s opinions on the amendment draft”, commanding “the Central Military Commission and the Central Party Committee of Public Security” to “strictly lead and supervise the activities of ensuring national security and social order; work with concerned agencies to counter and to deter acts of abusing democracy and taking advantage of the people’s opinion collection process to spread misleading propagandas against our Party and the State.

On the same day, in a press conference on the collection of people’s opinions on the Amendment Draft, Mr. Phan Trung Lý, Head of the Legal Committee of the NA and the Editorial Board of the Draft, firmly said, “There is nothing like a taboo when people contribute their opinions to the 1992 Constitution reform,” “People may express their viewpoints about Article 4 of the Constitution as well as any other article in the Draft, without any taboo.


2013

January 2: The Politburo issues the Intrustion No. 22-CT/TW on collecting people’s opinions on the Amendment Draft of the 1992 Constitution, Provion 3 and 4 of which said:

The Central Military Commission and the Central Party Committee of Public Security co-lead and co-supervise the opinion collection within the Military and the Police; strictly lead and supervise the activities of ensuring national security and social order; work with concerned agencies to counter and to deter acts of abusing democracy and taking advantage of the people’s opinion collection process to spread misleading propagandas against our Party and the State.

The Central Department of Propaganda and Education, the Party Affair Committee of the Ministry of Culture, Sports and Tourism, and the Party Affair Committee of the Ministry of Information and Communication instruct and guide media agencies at central and provincial levels to develop strategies and plans to disseminate propaganda in diversed forms and to create favourable conditions for the people to contribute opinions; to set up subpages and columns on the Draft and to opportunely reflect public opinion.

January 11: Professor Hoàng Xuân Phú writes in his article “The Two Dead Points of the Regime”:

“The VCP may have thought that
  • its ruling power over the State and the society, and
  • the regulation that land is owned by the people with the State as the administrator,
as stipulated in Article 4 (*), Article 17 and 18 of the 1992 Constitution, are two dead points of the regime. Consequently, the more the people wish to either abolish or to amend those two provisions, the more the VCP wishes to reserve them. They are part of the Party’s Immutable Policies, and they are restated in Article 4 and 57 of the Revision Draft of the 1992 Constitution.”

January 19: 72 intellectuals sign on “the Petition for the 1992 Constitution Amendment”, suggesting the separation of power, the adoption of constitutional court, and the new Constitution be in accordance with the 1948 Universal Declaration of Human Rights. They also call on the military to pledge loyalty to the nation and the people rather than the VCP as stipulated in Article 70 of the Draft prepared by the Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution.

The petition is posted to Bauxite Vietnam and Anh Ba Sàm blog. Subsequently, some legal experts who remain anonymous draw up a new Constitution draft to be attached; accordingly, Vietnam becomes a multi-party democracy. 

Together with the petition dated January 19, 2013, this document will later be referred to as Petition 72”, the first Constitution draft which is not written by the Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution, i.e. the first among the drafts not produced by the VCP. 
 
February 1: Website Cùng viết hiến pháp (Let's Draw up the Constitution) is launched at hienphap.net with the purpose of “creating a space for democratic dialogues on constitution reform” as prefaced by the initiative group (including Professor Ngô Bảo Châu, Professor Đàm Thanh Sơn, and Nguyễn Anh Tuấn, former editor-in-chief of the VietNamNet).

February 2: Mr. Lê Như Tiến, Deputy Chair of the Committee of Culture, Education, Youth and Children, in his interview with the Inspectorate magazine, restates, “There is no forbidden zone in amending the Constitution.”

February 4: 16 people, as representatives of the Petition 72 movement, go to the NA head quarter at 37 Hùng Vương St., Hanoi, to hand in the Petition in written from. The delegation is headed by Mr. Nguyễn Đình Lộc, former Minister of Justice. Subsequently some media agencies will report on this, such as the Ho Chi Minh City Legal Daily.

They are welcomed by Mr. Lê Minh Thông, Deputy Chair of the Legal Committee of the NA, Deputy Head of the Editorial Board of the Constitution Amendment Draft.

February 21: Several alumni of the Hanoi Law University submit “Petition for the Amendment ofthe 1992 Constitution”, suggesting (1) to cancel the deadline for the process of public opinion collection, and (2) to hold referendum so that the Vietnamese people can practice their right to ratify the Constitution.

February 25: General Secretary of the VCP, Mr. Nguyễn Phú Trọng, said in a meeting on Monday with the Vĩnh Phúc Party's Standing Committee, “Recently there have been currents of ideas that can be considered as political, ideological, and moral deterioration. (For instance) Is there anyone who wants to remove Article 4 from the Constitution? (Anyone) Who wants to deny the Communist Party’s leading role? (Anyone) Who wants pluralism and multi-party system? (Anyone) Who wants separation of power? (Anyone) Who wants to depoliticalize the military? There have been people with such opinions, and their opinions have been disseminated by the mass media. This must be nothing else but deterioration! What can it be to pursue mass litigation, demonstration and class action lawsuit?

His preach, broadcast on the Vietnam Television (VTV – the major state-owned television) in the evening news, stirs a public outcry in the blogsphere and the Facebook community.

February 26: Nguyễn Đắc Kiên, a reporter for the Family and Society, writes an article in which he openly criticized the General Secretary as being too judgmental and having committed libel in considering freedom of expression as deterioration. He intially posts the article to his personal blog and sends it also to Anh Ba Sàm (“Sidewalk News Agency”, a popular blog advocating for democracy in Vietnam) and Cùng viết Hiến pháp. Later, the article is published on Anh Ba Sàm in the morning, and in early that afternoon, the newspaper’s leaders hold a meeting with Kiên, in which they announce his dismissal. The notice of Kiên’s dismissal is published afterwards on the newspaper’s website. 

February 28: The “Declaration of Free Citizens”, orginated from Dân Làm Báo (Citizen Journalism), receives thousands of signatures from Vietnamese people, both domestic and oversea. It goes beyond a petition to become a declaration demonstrating a political will, “We not only want to remove Article 4 from the current Constitution, but we also want to conduct a constitutional referendum and to draw up a new Constitution which truly reflects the political will of all Vietnamese people, not the willl of the VCP like the current Constitution imposes. We advocate pluralism and a multi-party system where political parties compete fairly for the sake of freedom, democracy, peace and development of Vietnam, where no political party shall dominate and control the country under any name.”

A logo of the Declaration of Free Citizens as appears on Dân Luận (danluan.org)

March 1: The Vietnam Episcopal Council sends a letter of assessment and comments to the Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution, requesting that the new Constitution must elaborate more on human rights and revoke the privileges of any political party, and the government must not spread propaganda agaisnt religions or intervene into internal affairs of the religious community.

March 2: A working delegation of the Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution, headed by Mr. Nguyễn Sinh Hùng, Chair of the NA and the Committee, makes a visit to Ho Chi Minh City to work on the process of collecting public opinions on the Constitution Revision Draft in the city.

Later on, every household in Ho Chi Minh City receives a 79-page documents comparing the current Constitution with the Revision Draft drawn by the Committee and a “Request for Opinion on the 1992 Constitution Amendment Draft.” This so-called request offer signees with two options: 
  1. I totally agree with the 1992 Constitution Amendment Draft  
  2. I agree with other provisions in the 1992 Constitution Amendment Draft and I would like to suggest amendment to these particular points.

March 6: An official letter from Mr. Nguyễn Sinh Hùng, Chairman of the NA, extends the deadline for the contribution of opinions to the Constitution Revision Drafft to September 30, instead of the previous deadline of March 30. He also urges authorities at all levels, and local state agencies to “create favourable conditions for the people to contribute their opinions.”

March 8: The Vietnam Television embarks on a huge media campaign at “prime time” – the daily 19h Evening News – to condemn those who have signed on Petition 72, reaffirming and praising the leading role of the VCP. 

On the same day, blog Anh Ba Sàm – so far the most straightforward website in publishing unmainstream viewpoints other than the VCP and the Government’s regarding the Constitution reform – is hacked, all of its data removed. The website editors seek to regain their control, and the unequal battle between them and a corps of hackers began.  

Along with the media campaigns launched by the Vietnam Television, the Nhân Dân (People), Quân Đội Nhân Dân (People's Army) and Công An Nhân Dân (People's Police), many of the people who have signed on the Petition 72 (initiated by 72 intellectuals) report to Internet media their being questioned and harassed by local authorities and police staffs. 

March 9: The Đại Đoàn Kết (Great Solidarity) newspaper publishes an article, “Attempted Counterfeit”, alleging the signees of Petition 72 in Hà Tĩnh province to be phantom. The group of co-authors writes in their conclusion, “Forging signatures to exert pressures upon the VCP and the Government means taking advantage of democracy and the opinion contribution process for sabotage, and this originates from the dark motive of some political dissidents.

March 10: The Vietnam Television bolsters the Đại Đoàn Kết with TV reportage “Counterfeiting signatures in the petition for Constitution amendment”, broadcast in the 19h Evening News. In the reportage, Ms. Nguyễn Thị Hường, Vice Principal of the Hà Tĩnh University, is reported saying, “Regarding the Article 4 of the current Constitution, all students consent to it. There is not any view of dissent at all.

March 12: The Nhân Dân (People) newspaper, the official mouthpiece of the VCP, publishes the article “When Social Debates Are Employed as a Guise” by Huỳnh Tấn, implying that the initiators of all online petitions “must have had nothing else to do,” “must be anti-Party.”

March 13: Hackers attack other sites of Anh Ba Sàm, posting fake photos and stories they made up about the site editors to discredit them.

March 15: Anh Ba Sam resumes blogging at another site address.

March 17: The Công An Nhân Dân (People's Police, official mouthpiece of the public security force) publishes an editorial by Phương Nhi, highlighting that Article 4 is an integral part in the national history of constitution making, and that to protect this Article means to defend national sovereignty and revolutionary achievements out of deference to national history and dignity.

March 18: An editorial on the Quân Đội Nhân Dân (People’s Army), official mouthpiece of the communist military, declares that the military cannot be placed out of the leadership of the VCP. The Vietnam Television, as usual, involves itself in advocating this viewpoint.

Many people in Ho Chi Minh City grumble on Facebook, Bauxite Vietnam and Anh Ba Sàm, about being “guided” by local authorities to sign “totally agree” on the Request for Opinion, i.e. the opinion contribution form prepared by the Committee for the Revision Draft. They are being told, for example, “Just sign “totally agree” and that is all,” “You should not choose the second option, especially not mention Article 4 and other things related to the police. If there’s anyone who chooses the second, local administrative employees must remember to note down his or her home address.

March 20: In the 19h Evening News, the Vietnam Television (VTV) and the Chair of the Hà Tĩnh Fatherland Front, Mr.Từ Văn Diện, say that although Thái Bình and Hà Tĩnh are lands of revolutionary tradition, there are many people in these two provinces whose signatures were forged in Petition 72. They allege this to be the evidence that the Petition is a political plot to subvert the Party’s guidelines and the Government’s policies.

However, both VTV and Mr. Từ Văn Diện fail to present any concrete example or evidence of counterfeit. Ten days later, Professor Hoàng Xuân Phú points the fallacies committed by VTV out in his article, “You Want to Hold Monopoly even in Telling Lies?” posted in his blog and reported by Anh Ba Sam.

March 22: News reporters of the Vietnam Television conduct an interview with Mr. Nguyễn Đình Lộc, former Minister of Justice, head of the representative delegation of Petition 72 group. He says, “I was not involved. I did not participate. I did not participate in compiling those documents.”

On the same day, in an interview with the Voice of Vietnam, Professor Đỗ Thế Tùng, Ph.D., former Head of the Institute of Economics, Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration, stresses that public ownership of land remains inevitable.

April 2: The initiators of Petition 72 issue a statement, claiming, “Resorting to violence and bad political tactics to maintain the authoritarian regime, despite the will of the people, will cause great harm to the country, the people and even to the VCP.”

April 3: Local authorities in Bình Dương province hold a press conference to announce the results of the public opinion contribution process. Accordingly, the number of opinions contributed from March 12 to March 27 amounts to 44,459,628, given the population of 1.7 million within the province. Of which, 44,455,188 people “totally agree” to the Revision Draft, accounting for 99.99% of the population. 

April 13: The Free Citizens make the second declaration, Constituent Power Must Belong to the People", calling on people to refuse cooperating with any act of coercing citizens into signing documents related to the Constitution, and urging the Government to stop going from door to door, forcing people to sign on the Constitution Revision Draft” and to strictly ban and punish any act that aims to intimidate independent opinions.

April 18: The Free Citizens issues the notice of Human Rights Gatherings”, which are outdoor social gatherings to discuss human rights, to be held on Sunday, May 5, 2013, at Nghĩa Đô Park (Hanoi), April 30th Park (Ho Chi Minh City) và Bạch Đằng Park (Nha Trang). 

April 21: The Quân Đội Nhân Dân (People’s Army) quotes the Standing Committee of the NA as saying, “Three months of earnestly implementing the NA’s Resolution, the Politburo’s Instruction on collecting people’s opinions on the 1992 Constitution Revision Draft have elapsed. In total, there have been over 26 million opinions from organizations and invididuals regarding the Revision Draft, and 28,140 conferences and seminars contributing opinions have been organized.” 

5/5: At the invitation by the Free Citizens group, some people in Hanoi, Nha Trang and Ho Chi Minh City go to public parks to participate in “Human Rights Social Gatherings”. In Hanoi, the picnic turns to a rally of right activists and land-lost farmers (known in Vietnamese as dân oan, or victims of miscarriage of justice). Many people are confined by local police in their homes as if they were under house arrest. 

In Ho Chi Minh City, the police launch brutal crackdowns on bloggers who prove to be active participants. Blogger Nguyễn Hoàng Vi, her mother and younger sister are assaulted by “ruffians” in the presence of the police.


* * *

(*) Article 4 of the 1992 Constitution of Vietnam stipulates that the Communist Party is the supreme leader of the State and the society.


Monday 22 April 2013

Văn Giang và chuyện làm báo thời “có định hướng”


Mô típ “chúng ta nói gì với con cháu chúng ta” hẳn là đã được sử dụng nhiều trong văn học, sách báo, phim ảnh. Như nhà văn Phan Tứ (1930-1995) viết trong tiểu thuyết nổi tiếng “Mẫn và tôi” về tình yêu thời chiến tranh: “Bầy cháu nội ngoại sẽ nghe tôi kể: “Ông gặp bà giữa hồi núi sụp rầm rầm, nước dâng như chưa hề ghi trong sử sách…”. Chúng cười khì, tưởng tôi mượn chuyện thời vua Hùng. (…) Đành vậy, lớn lên chúng sẽ biết, sẽ nhớ. Tôi phải giúp chúng nhớ. Đừng để những bông hoa mai sau tự rứt mình ra khỏi cây vì không muốn dính dáng với bầy rễ cắm vào bùn”. 

Phải không em, Mẫn, dù anh đi khắp chân trời góc biển, mỗi lần ra trận chúng mình lại gặp nhau; có phải lúc này em đang quấn quít bên anh, em gần đến nỗi anh chỉ đẩy ngón tay đặt nên tim là nghe ngay tiếng người thương rủ rỉ trong tai, kể rằng quê ta thắng Mỹ rất ngon, và hai đứa mình là bông bạc vẫy hai ngón giữa dòng?”. 

Nghe nhà văn viết những dòng thủ thỉ, thấy tình yêu của hai nhân vật chính – Mẫn và Thiêm – sao mà đẹp đến lý tưởng. Đúng là cuốn tiểu thuyết “một thời khuấy động hàng triệu con tim” thanh niên miền Bắc, cũng chẳng khác gì “những nhạc phẩm lừng danh của Trịnh Công Sơn”, “đầy phẫn nộ, khát khao cho một niềm hy vọng chung của cả dân tộc”… (*) 

Lũ nhà báo bây giờ sau này kể lại cho con cháu nghe chuyện làm báo của mình thời nay, sợ rằng không được đẹp, oai hùng như thế. Nó thảm hại hơn nhiều, lố bịch hơn nhiều, hèn nhát hơn nhiều… 

* * * 

Nó là câu chuyện của những nhà báo hễ xuất hiện ở điểm nóng nào là chỉ đi cùng “lực lượng chức năng”, áo nhiều túi, máy ảnh trước ngực, vẻ mặt nghiêm trọng. Cũng là câu chuyện của những phóng viên về Văn Giang lúc xế chiều để chứng kiến một cánh đồng tung tóe, cây cối đổ nát nghiêng ngửa. Dân quê thấy người lạ vào, chẳng ai buồn ngẩng lên, vẫn cắm cúi đào bới, nhặt nhạnh, xúc, đổ đất… Nhưng đến khi thấy “người lạ” lúi húi lấy máy ghi âm, sổ và bút ra, thì họ vây lấy, thẫn thờ: “Sao đến giờ nhà báo mới về? Mất rồi. Mất hết rồi!”. 

Rồi họ nhất định kéo nhà báo vào nhà, để họ pha trà, mời nước, và nghe họ kể lể chuyện “mất hết rồi”. Hàng xóm lục tục kéo đến, người nào cũng phải xán lại, nhìn, chạm tay vào áo khách một cái, khẩn khoản: “Nếu nhà báo giúp được chúng tôi đòi lại được đất, thì chúng tôi mang ơn nhà báo suốt đời”. Màn đêm buông xuống, trai tráng trong làng rầm rập đưa xe máy hộ tống nhà báo về. Người dân nông thôn bao giờ cũng vậy, họ có thể khôn ngoan hay thực dụng, nhưng vẫn có cái hồn hậu chất phác – nên không để ý thấy nhà báo đang cúi gằm mặt rời khỏi hiện trường. 

Và từ ấy, ngày nào họ cũng ngong ngóng ra bưu điện huyện, chờ xem có báo nào đưa tin, viết bài “về xã mình” không. Những mảnh báo hiếm hoi nhắc đến vụ việc của làng họ được photocopy ra hàng chục bản, và truyền tay nhau nhiều quá, đã nát ra rồi… 

Những bức ảnh chân thực nhất về vụ cưỡng chế ở Văn Giang 
có xuất hiện đầu tiên trên báo chí không? 
Không, hoàn toàn là từ mạng xã hội và blog. Vì sao thế hả Ban Tuyên giáo?

* * * 

Họ không nhìn thấy cảnh nhà báo phóng xe máy rời làng, đầu cúi gằm. Họ cũng không biết đến chuyện, có những lần, nhà báo về làng khi trời vẫn còn chưa tối. Trên đường đi, dưới ánh hoàng hôn, cây lá trong vùng vẫn xanh biếc như thế, triền đê vẫn mườn mượt cỏ, gió vẫn lồng lộng, và nhà báo dở hơi bỗng nghĩ tới lời thề của danh tướng Trần Quốc Tuấn thời xưa: “Trận này không phá xong giặc Nguyên, quyết không về bến sông này nữa”. Thì chúng cháu cũng vậy, Cụ ạ! Chúng cháu cũng muốn đứng trên đê, nhìn xuống cánh đồng xanh mượt mà thề: “Chuyến này không đăng được bài, quyết không về chốn này nữa”. Nhưng nói vậy thôi, chúng cháu sao dám gở miệng như thế - vì chúng cháu hiểu, sẽ còn nhiều, rất nhiều những vụ cưỡng chế đất đai, những bạo lực, đổ máu, hận thù, bất mãn… mà nếu còn nghĩ tới chuyện làm báo thì còn phải chứng kiến, và viết. Không ở đây thì cũng ở nơi khác mà thôi. 

Những người dân quê chất phác. Họ chẳng biết gì tới sự căng thẳng của ban biên tập, nỗi dằn vặt của phóng viên. Họ cũng chẳng biết đến Internet, cùng những cuộc cãi vã xô xát trên đó, bảo rằng họ tham lam, đã nhận tiền rồi nay thấy ít nên lại đòi tăng, rằng họ bất mãn nên bị bọn phản động lợi dụng, rằng cưỡng chế đất đai là việc không thể tránh khỏi trên con đường phát triển của Việt Nam (chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tóm lại là “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”). 

Họ càng không biết tới Hiến pháp, tới bài toán phát triển kinh tế của đất nước – toàn những thứ vĩ mô đến thế. Họ chỉ biết vào cái buổi sáng hôm ấy, hàng chục xe cam nhông, xe tải chở lính, đã bò như cua vào thôn làng họ, và họ bị xô đẩy, dồn ra ngoài cái mảnh đất cho đến rạng sáng vẫn còn là của họ trong tiếng loa oang oang nhắc nhở: “Không phận sự miễn vào”. Không chống lại được thì họ phản ứng, họ chửi, khóc, ngồi bệt, rồi lăn cả ra đấy, uất ức như những đứa trẻ bị cướp đồ ăn. 

Lúc ấy, ai còn dám lý luận với họ về những vấn đề cao siêu, ví dụ, về sự cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất? 

Nhưng nếu đặt câu hỏi ngược lại, rằng giả sử cuộc cưỡng chế diễn ra căng thẳng và khốc liệt, rồi một nhân viên công vụ bị đánh trọng thương, máu me be bét, lực lượng cưỡng chế buộc phải rút lui trong thất bại, thì có ai vui mừng hả hê với chiến thắng của “phe nhân dân” không? Câu trả lời, với những người làm báo nghiêm túc, sẽ là không. Đơn giản bởi vì người ta ai cũng xương cũng thịt. Ai cũng là tinh cha huyết mẹ mà thành. 

Báo chí không thể ủng hộ, cổ vũ bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào. Một điều mà các nhân viên an ninh ít chữ rất hay muốn làm rõ là “Anh/chị viết bài vì động cơ gì?”. Họ không hiểu rằng với nhà báo, sự thật là tối thượng, và nếu có thể gọi đấy là “động cơ”, thì nhà báo chỉ có động cơ duy nhất là phản ánh sự thật. Đôi khi, một nhà báo viết hết, phản ánh hết – đúng 100% - những gì một bên đưa ra (ý kiến, bằng chứng…), mà vẫn là không chấp nhận được. Bởi vì như vậy là không đủ khách quan, công bằng: Mọi bên đều phải có cơ hội thể hiện quan điểm như nhau. 

Nếu dân sai thì ngay cả có bị dí súng vào đầu bắt viết “vu vạ” cho công an, người làm báo cũng không viết. (Ở đây, phải giới hạn là không phải tất cả các nhà báo đều như nhau, ngoài ra, nhiều khi họ không viết xấu về chính quyền không phải vì tôn trọng sự thật khách quan, mà là vì không đủ bằng chứng, hoặc vì sợ bị trừng trị). Ngược lại, nếu chính quyền sai thì dù có cố đến đâu cũng khó lòng bênh nổi. 

Ai đó đã nói về “chiến dịch” đưa tin của báo chí trong và sau các vụ Tiên Lãng, Văn Giang như sau: “Một cuộc vật lộn để được nói sự thật”. Thực tế còn hơn thế nữa: Một cuộc vật lộn để được biết sự thật, để được viết sự thật, và để được khách quan (tất nhiên cũng chỉ dám mong ở mức độ tương đối). Thế mà, cho đến giờ, cái đích ấy vẫn chưa đạt được. 

* * * 

Chuyện đất đai và “tam nông” ở Việt Nam năm 2012 được đánh dấu bằng hai vụ cưỡng chế điển hình tai tiếng: Tiên Lãng (5/1) và Văn Giang (24/4).

37 năm sau ngày thống nhất đất nước. Hơn nửa thế kỷ sau cải cách ruộng đất. 67 năm sau ngày thành lập nước. Sáu thế kỷ sau thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy ở phương Tây. Bước vào thời đại toàn cầu hóa, hội nhập, ở Việt Nam, vẫn còn diễn ra những cuộc cưỡng chế đất đai nhốn nháo, tiếng la hét chửi bới của dân lẫn trong khói hơi cay và tiếng oàng oàng chói tai của “quả nổ nghiệp vụ”. 

Tệ hơn nữa là chuyện ấy lại diễn ra cùng với đây đó những mệnh lệnh (miệng) yêu cầu báo chí “hạn chế đưa tin”, và những cuộc tranh cãi ầm ĩ, đầy ngụy biện, trên mạng, về quan tham, dân gian và bọn báo chí lề phải, blogger lề trái ngu dốt, phản động. 

“Các bạn trẻ ạ, ngày xưa chúng tôi làm báo thế đấy”. 


(*) Lời giới thiệu album "Sơn Ca 7" của Khánh Ly - Trịnh Công Sơn